Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Phổ điểm kết quả thi ĐGNL Đợt 1 năm 2025 - 1060 điểm cao nhất?
Phổ điểm kết quả thi ĐGNL Đợt 1 năm 2025? Chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh? Thời gian đào tạo cơ sở giáo dục đại học?
Phổ điểm kết quả thi ĐGNL Đợt 1 năm 2025 - 1060 điểm cao nhất?
Ngày 14 tháng 4 năm 2025, Hội đồng thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) ĐHQG - HCM sau khi họp đã xem xét, công bố thông tin về Phổ điểm kết quả thi ĐGNL Đợt 1 năm 2025.
Tuy nhiên, thí sinh chỉ có thể tra cứu tại website https://thinangluc.vnuhcm.edu.vn/dgnl/ về điểm số của bản thân vào ngày 16 tháng 4 năm 2025.
Chi tiết phổ điểm kết quả thi ĐGNL Đợt 1 năm 2025 như sau:
Theo đó, tổng cộng có 126.293 thí sinh tham gia kì thi ĐGNL đợt 1 này, trong đó:
- Điểm trung bình là 618.4.
- Điểm trung vị là 609.
- Độ lệch chuẩn là 134.4.
- Điểm nhỏ nhất là 40.
- Điểm cao nhất là 1060.
Đối với điểm thi trên, có thể thấy dãy điểm phân bổ rất rộng, vậy nên có thể xem là dạng đề chuẩn, việc xem xét của các trường xét tuyển cũng dễ dàng hơn trong việc phân lọc thí sinh nhờ phổ điểm rộng này.
Lưu ý: Năm 2025 khi tham gia kì thi ĐGNL sẽ không nhận được giấy báo bản giấy mà sẽ nhận giấy báo điện tử.
Trên là thông tin phổ điểm kết quả thi ĐGNL Đợt 1 năm 2025 - 1060 điểm cao nhất.
>> Hướng đẫn tra cứu kết quả Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP HCM đợt 1?
>> Mới: Danh sách trường xét điểm thi ĐGNL, ĐGTD, V-SAT 2025?
Phổ điểm kết quả thi ĐGNL Đợt 1 năm 2025 - 1060 điểm cao nhất? (Hình từ Internet)
Quy định chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh ra sao?
Căn cứ Điều 34 Luật Giáo dục đại học 2012 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 19 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018) quy định như sau:
Chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh
1. Chỉ tiêu tuyển sinh được quy định như sau:
a) Chỉ tiêu tuyển sinh được xác định theo ngành, nhóm ngành đào tạo trên cơ sở nhu cầu lao động của thị trường, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phù hợp với các điều kiện về số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, tỷ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp của cơ sở giáo dục đại học và các điều kiện bảo đảm chất lượng khác;
b) Cơ sở giáo dục đại học tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh; công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh, chất lượng đào tạo và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, tỷ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp; bảo đảm chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đã công bố;
c) Cơ sở giáo dục đại học vi phạm quy định về đối tượng, điều kiện, chỉ tiêu tuyển sinh thì bị xử lý theo quy định của pháp luật và không được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh trong thời hạn 05 năm, kể từ khi có kết luận về việc vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Tổ chức tuyển sinh:
a) Phương thức tuyển sinh gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển;
b) Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh.
Theo đó, quy định chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh như sau:
- Chỉ tiêu tuyển sinh được quy định như sau:
+ Chỉ tiêu tuyển sinh được xác định theo ngành, nhóm ngành đào tạo trên cơ sở nhu cầu lao động của thị trường, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phù hợp với các điều kiện về số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, tỷ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp của cơ sở giáo dục đại học và các điều kiện bảo đảm chất lượng khác;
+ Cơ sở giáo dục đại học tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh; công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh, chất lượng đào tạo và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, tỷ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp; bảo đảm chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đã công bố;
+ Cơ sở giáo dục đại học vi phạm quy định về đối tượng, điều kiện, chỉ tiêu tuyển sinh thì bị xử lý theo quy định của pháp luật và không được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh trong thời hạn 05 năm, kể từ khi có kết luận về việc vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Phương thức tuyển sinh gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển;
+ Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh.
Thời gian đào tạo cơ sở giáo dục đại học quy đinh ra sao?
Căn cứ Điều 35 Luật Giáo dục đại học 2012 (được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018) quy định như sau:
Thời gian đào tạo
1. Thời gian đào tạo được xác định trên cơ sở số lượng tín chỉ phải tích lũy cho từng chương trình và trình độ đào tạo. Số lượng tín chỉ cần tích lũy đối với mỗi trình độ được quy định trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định số lượng tín chỉ phải tích lũy cho từng chương trình và trình độ đào tạo phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam; quy định thời gian đào tạo tiêu chuẩn đối với các trình độ của giáo dục đại học trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.
Theo đó, thời gian đào tạo cơ sở giáo dục đại học như sau:
- Thời gian đào tạo được xác định trên cơ sở số lượng tín chỉ phải tích lũy cho từng chương trình và trình độ đào tạo. Số lượng tín chỉ cần tích lũy đối với mỗi trình độ được quy định trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định số lượng tín chỉ phải tích lũy cho từng chương trình và trình độ đào tạo phù hợp với quy định của pháp luật.
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam; quy định thời gian đào tạo tiêu chuẩn đối với các trình độ của giáo dục đại học trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];