Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
HUC là trường gì? Tổng quan về trường Đại học HUC?
HUC là trường gì? Tiêu chuẩn tuyển sinh theo chế độ cử tuyển đối với dân tộc thiểu số? Hồ sơ đăng ký xét tuyển học theo chế độ cử tuyển dành cho dân tộc thểu số?
HUC là trường gì? Tổng quan về trường Đại học HUC?
HUC là tên viết tắt của trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Tiền thân là trường Cán bộ Văn hóa được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1959 theo Quyết định 134/VH-QĐ năm 1959 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
Các ngành đào tạo của trường bao gồm:
- Ngành báo chí
- Ngành Bảo tàng học
- Ngành Du lịch
- Ngành Kinh doanh Xuất bản phẩm
- Ngành Luật
- Ngành Ngôn ngữ Anh
- Ngành Quản lý thông tin
- Ngành Quản lý Văn hóa
- Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
- Ngành Sáng tác văn học
- Ngành Thông tin, Thư viện
- Ngành Văn hóa Dân tộc thiểu số Việt Nam
- Ngành Văn hóa học
Học phí trường HUC được cập nhật mới nhất
Căn cứ theo Quyết định 668/QĐ-ĐHVHHN về mức thu học phí đối với sinh viên đại học hệ chính quy năm học 2024-2025 như sau:
(1) Đối với các ngành Ngôn ngữ Anh; Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam; Văn hóa học; Quản lý văn hóa; Báo chí; Thông tin, Thư viện; Quản lý Thông tin;
Bảo tàng học; Kinh doanh xuất bản phẩm; Du lịch; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Sáng tác văn học:
- Mức thu học phí 01 tín chỉ là: 441.0000 ₫ (Bốn trăm bốn mươi mốt nghìn đồng ).
(2) Đối với ngành Luật:
- Mức thu học phí 01 tín chỉ đối với các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương là: 441.000 ₫ (Bốn trăm bốn mươi mốt nghìn đồng).
- Mức thu học phí 01 tin chỉ đối với các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là: 398.000 ₫ (Ba trăm chín mươi tám nghìn đồng).
HUC là trường gì? Tổng quan về trường Đại học HUC? mang tính tham khảo.
HUC là trường gì? Tổng quan về trường Đại học HUC? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn tuyển sinh theo chế độ cử tuyển đối với dân tộc thiểu số?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 141/2020/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn tuyển sinh theo chế độ cử tuyển như sau:
- Tiêu chuẩn chung
+ Thường trú từ 05 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; có cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi (hoặc có một trong hai bên là cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi), người trực tiếp nuôi dưỡng sống tại vùng này;
+ Đạt các tiêu chuẩn sơ tuyển đối với các ngành, nghề có yêu cầu sơ tuyển;
+ Không quá 22 tuổi tính đến năm tuyển sinh, có đủ sức khỏe theo quy định hiện hành.
- Ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 141/2020/NĐ-CP, người học. được cử tuyển vào đại học phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau:
+ Tốt nghiệp trung học phổ thông;
+ Xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học trung học phổ thông đạt loại tốt;
+ Xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại khá trở lên;
+ Có thời gian học đủ 03 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
- Ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 141/2020/NĐ-CP, người học được cử tuyển vào cao đẳng phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau:
+ Tốt nghiệp trung học phổ thông;
+ Xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học trung học phổ thông đạt loại tốt;
+ Xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại trung bình trở lên;
+ Có thời gian học đủ 03 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
- Ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 141/2020/NĐ-CP, người học được cử tuyển vào trung cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau:
+ Tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông;
+ Xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học cuối đạt loại khá trở lên;
+ Xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại trung bình trở lên;
+ Có thời gian học đủ 04 năm học và tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc học đủ 03 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
- Ưu tiên trong tuyển sinh cử tuyển
Người học đạt đủ các tiêu chuẩn tuyển sinh cử tuyển quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 6 Nghị định 141/2020/NĐ-CP nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì được ưu tiên trong cử tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp theo thứ tự:
+ Con liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người có giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh;
+ Học tại trường phổ thông dân tộc nội trú;
+ Trúng tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp tại năm xét đi học cử tuyển;
+ Đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi từ cấp huyện trở lên;
+ Trường hợp người học thuộc đối tượng được hưởng nhiều ưu tiên đồng thời thì chỉ được hưởng một ưu tiên cao nhất trong tuyển sinh cử tuyển.
Hồ sơ đăng ký xét tuyển học theo chế độ cử tuyển dành cho dân tộc thểu số?
Căn cứ khoản 4 Điều 8 Nghị định 141/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký xét tuyển học theo chế độ cử tuyển bao gồm:
- Đơn đăng ký xét tuyển học theo chế độ cử tuyển (Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 141/2020/NĐ-CP);
- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính giấy khai sinh;
- Sơ yếu lý lịch (Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục Nghị định 141/2020/NĐ-CP);
- Giấy chứng nhận con liệt sỹ, con thương binh, bệnh binh; người được hưởng chính sách như thương binh (nếu có);
- Hai ảnh chân dung (cỡ 4x6 cm) chụp trong vòng 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Một phong bì có dán tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của người đăng ký học theo chế độ cử tuyển.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];