Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Học phí và các ngành đào tạo trường Cao đẳng FPT Polytechnic mới nhất 2025?
Danh sách các ngành đào tạo trường Cao đẳng FPT Polytechnic và học phí mới nhất cho các cơ sở? Quy định về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trong giáo dục nghề nghiệp?
Học phí và các ngành đào tạo trường Cao đẳng FPT Polytechnic mới nhất 2025?
Trường Cao đẳng FPT Polytechnic là một trong những cơ sở giáo dục nghề nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT. Với châm ngôn đào tạo “Thực học – Thực nghiệp”, trường tập trung vào việc trang bị cho sinh viên kỹ năng thực tiễn và khả năng làm việc ngay sau khi tốt nghiệp.
Trường đào tạo 2 năm, gồm 6 học kỳ liên tục với các chuyên ngành đào tạo như sau:
Ngành Công nghệ thông tin: Phát triển phần mềm; Lập trình web; Lập trình moblie; Lập trình game; Ứng dụng phần mềm; xử lý dữ liệu.
Ngành Quản trị kinh doanh: Digital Marketing; Marketing & Sales; Truyền thông và tổ chức sự kiện; Quản trị nhà hàng - khách sạn; Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành; Logistics.
Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Công nghệ kỹ thuật điều kiển và tự động hóa; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Điện công nghiệp.
Ngành Chăm sóc sức khỏe và làm đẹp: Chăm sóc da; Trang điểm nghệ thuật; Phun thêu thẩm mỹ; Công nghệ móng.
Ngành khác: Thiết kế đồ họa; Công nghệ Kỹ thuật cơ khí; Dược (dự kiến); Chip và bán dẫn (dự kiến).
Học phí trường Cao đẳng FPT Polytechnic 2025 dành cho sinh viên nhập học như sau:
Học phí |
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh |
Các cơ sở khác |
Học phí kỳ định hướng |
2.600.000 VNĐ |
2.080.000 VNĐ |
Học phí chuyên ngành |
|
|
Học kỳ 1,2,3 |
12.400.000 VNĐ/kỳ |
9.920.000 VNĐ/kỳ |
Học kỳ 4,5,6 |
13.300.000 VNĐ/kỳ |
10.640.000 VNĐ/kỳ |
Học phí và các ngành đào tạo trường Cao đẳng FPT Polytechnic mới nhất 2025? (Hình từ Internet)
Các nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục?
Căn cứ theo Điều 23 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục như sau:
[1] Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
[2] Tổ chức đào tạo đối với các trình độ đào tạo nghề nghiệp theo quy định sau đây:
- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông;
- Trường trung cấp tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp;
- Trường cao đẳng tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp.
[3] Tổ chức đào tạo thường xuyên theo quy định tại Mục 2 Chương III Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.
[4] Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh và quản lý người học.
[5] Công bố công khai mục tiêu, chương trình đào tạo; điều kiện để bảo đảm chất lượng dạy và học; mức học phí và miễn, giảm học phí; kết quả kiểm định chất lượng đào tạo; hệ thống văn bằng, chứng chỉ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp và các biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo.
[6] Tổ chức giảng dạy, học tập theo mục tiêu, chương trình đào tạo; cấp bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp cho người học; tổ chức cho người học học tập, thực hành và thực tập tại doanh nghiệp thông qua hợp đồng với doanh nghiệp.
[7] Được sử dụng chương trình đào tạo của nước ngoài đã được tổ chức giáo dục, đào tạo nước ngoài hoặc quốc tế có uy tín công nhận về chất lượng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo quy định của pháp luật.
[8] Liên kết hoạt động đào tạo trong nước; liên kết hoạt động đào tạo với nước ngoài theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
[9] Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.
[10] Xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.
[11] Tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động; tổ chức cho nhà giáo thực tập sản xuất tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng nghề; tổ chức cho nhà giáo, viên chức, người lao động và người học tham gia các hoạt động xã hội.
[12] Thực hiện kiểm định và bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định.
[13] Tư vấn đào tạo, tư vấn việc làm miễn phí cho người học.
[14] Được thành lập doanh nghiệp, được tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
[15] Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, pháp luật có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình đào tạo khi tổ chức đào tạo cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
[16] Nghiên cứu khoa học để phục vụ và nâng cao chất lượng đào tạo; ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
[17] Thực hiện quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
[18] Có cơ chế để người học, nhà giáo và xã hội tham gia đánh giá chất lượng đào tạo nghề nghiệp.
[19] Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.
[20] Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Quy định về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trong giáo dục nghề nghiệp?
Căn cứ theo Điều 38 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định về văn bằng, chứng chỉ trong giáo dục nghề nghiệp như sau:
[1] Văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp. Việc cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
- Người học học hết chương trình đào tạo trình độ sơ cấp có đủ điều kiện thì được kiểm tra hoặc thi kết thúc khóa học, nếu đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp được phép hoạt động đào tạo nghề nghiệp cấp chứng chỉ sơ cấp;
- Học sinh học hết chương trình đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế có đủ điều kiện thì được dự thi tốt nghiệp, nếu đạt yêu cầu hoặc học sinh học theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ nếu tích lũy đủ số mô-đun, tín chỉ theo quy định thì được hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp trung cấp;
- Sinh viên học hết chương trình đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế có đủ điều kiện thì được dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp, nếu đạt yêu cầu hoặc sinh viên học theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ nếu tích lũy đủ số mô-đun, tín chỉ theo quy định thì được hiệu trưởng trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký đào tạo trình độ cao đẳng xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành.
[2] Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp in phôi và cấp bằng, chứng chỉ đào tạo cho người học; công bố công khai các thông tin liên quan về bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
[3] Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định về quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp; quy định mẫu bằng, chứng chỉ đào tạo, việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng, chứng chỉ đào tạo; quy định trách nhiệm của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc cấp bằng, chứng chỉ đào tạo tại Việt Nam; quy định việc công nhận tương đương đối với những người đã tốt nghiệp các trình độ đào tạo nghề nghiệp ở nước ngoài; quy định trình tự, thủ tục công nhận bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp do cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài cấp.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];