Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Đáp án Cuộc thi 1 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật tỉnh Gia Lai năm 2025?
Chi tiết đáp án Cuộc thi 1 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật tỉnh Gia Lai năm 2025? Các hành vi bị cấm trong việc giáo dục pháp luật?
Đáp án Cuộc thi 1 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2025?
Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật tỉnh Gia Lai được tổ chức bằng hình thức thi trực tuyến (Online) trên mạng Internet thông qua Hệ thống Cuộc thi được xây dựng và vận hành trên Trang thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Gia Lai. Cuộc thi được tổ chức với 4 Cuộc thi thành phần diễn ra từ ngày 8-4 đến 10-5-2025.
Dưới đây là chi tiết đáp án Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật tỉnh Gia Lai Cuộc thi 1 năm 2025 có thể tham khảo:
Câu 1: Trong các quy định sau đây, quy định nào là nguyên tắc phòng, chống mua bán người theo Luật Phòng, chống mua bán người năm 2025? A. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia, hợp tác, tài trợ cho hoạt động phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật. B. Bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia phòng, chống mua bán người theo quy định của pháp luật. C. Phòng, chống mua bán người là nội dung của chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm và được kết hợp với việc thực hiện các chương trình khác về phát triển kinh tế - xã hội. D. Giải cứu, tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân kịp thời, chính xác; giữ bí mật thông tin và không xúc phạm, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân. Câu 2: Nội dung nào sau đây là quyền của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân bị xâm hại bởi hành vi mua bán người? A. Cung cấp thông tin liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền. B. Thực hiện yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong phát hiện, điều tra, xử lý vụ việc mua bán người. C. Chấp hành đầy đủ yêu cầu của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong quá trình áp dụng các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ. D. Được bảo vệ bí mật thông tin, dữ liệu về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, nơi cư trú, nơi làm việc và thông tin khác theo quy định của pháp luật; được cơ quan, người có thẩm quyền cấp giấy tờ, tài liệu xác nhận nạn nhân; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Câu 3: Luật Phòng, chống mua bán người năm 2025, quy định có bao nhiêu nhóm hành vi bị nghiêm cấm? A. 14 B. 12 C. 15 D. 13 Câu 4: Luật Phòng, chống mua bán người năm 2025, hành vi “mua bán người” được hiểu là? A. Hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 19 tuổi nhằm mục đích nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể người hoặc nhằm mục đích vô nhân đạo khác ngay cả khi không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác. B. Hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 20 tuổi nhằm mục đích nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác, bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể người hoặc nhằm mục đích vô nhân đạo khác ngay cả khi không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác. C. Hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao hoặc tiếp nhận người nhằm mục đích nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác, bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể người hoặc nhằm mục đích vô nhân đạo khác bằng cách dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác. D. Hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao hoặc tiếp nhận người nhằm mục đích nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác, bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể người hoặc nhằm mục đích vô nhân đạo khác ngay cả khi không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác. Câu 5: Nội dung nào sau đây là trách nhiệm của gia đình tham gia phòng ngừa mua bán người? A. Được khen thưởng, được bảo đảm chế độ, chính sách khi tham gia phòng, chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật. B. Phối hợp với cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mua bán người; chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân là thành viên của gia đình để họ hòa nhập cuộc sống gia đình và cộng đồng. C. Phối hợp với cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mua bán người; bảo vệ, giữ bí mật thông tin của cá nhân khi tham gia phòng, chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật. D. Tham gia các hoạt động phòng ngừa mua bán người; bảo vệ, giữ bí mật thông tin của cá nhân khi tham gia phòng, chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật; Câu 6: Nội dung nào sau đây là quy định về chế độ hỗ trợ pháp luật và trợ giúp pháp lý đối với người là nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân và người dưới 18 tuổi đi cùng là đối tượng của các hành vi mua bán người? A. Được hỗ trợ pháp luật bằng hình thức tư vấn để phòng ngừa bị mua bán trở lại, tư vấn làm thủ tục đăng ký cư trú, hộ tịch, làm thẻ căn cước, nhận chế độ hỗ trợ. B. Được trợ giúp pháp lý bằng các hình thức theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý đối với nội dung có liên quan đến vụ việc, vụ án mua bán người. C. Được hỗ trợ pháp luật bằng hình thức tư vấn để phòng ngừa bị mua bán trở lại, tư vấn làm thủ tục đăng ký cư trú, hộ tịch, làm thẻ căn cước, nhận chế độ hỗ trợ; được trợ giúp pháp lý bằng các hình thức theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý đối với nội dung có liên quan đến vụ việc, vụ án mua bán người. Câu 7: Người đang trong quá trình xác định là nạn nhân của các hành vi mua bán người là công dân Việt Nam và người dưới 18 tuổi đi cùng ở trong nước được hưởng chế độ hỗ trợ nào sau đây? A. Được hưởng chế độ hỗ trợ về: Nhu cầu thiết yếu; y tế; phiên dịch; pháp luật; trợ giúp pháp lý; chi phí đi lại; tâm lý. B. Được hưởng chế độ hỗ trợ về: Nhu cầu thiết yếu; y tế; phiên dịch; pháp luật; trợ giúp pháp lý; chi phí đi lại; tâm lý; học văn hóa. C. Được hưởng chế độ hỗ trợ về: Nhu cầu thiết yếu; y tế; phiên dịch; pháp luật. D. Được hưởng chế độ hỗ trợ về: Nhu cầu thiết yếu; y tế; phiên dịch; pháp luật; trợ giúp pháp lý; chi phí đi lại; tâm lý; học văn hóa; học nghề, tư vấn, tạo điều kiện để có việc làm; trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn. Câu 8: Cá nhân có quyền và nghĩa vụ tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người năm 2024 với cơ quan, tổ chức nào sau đây? A. Công an, Bộ Quốc phòng, Cảnh sát biển, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo, tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực trẻ em hoặc với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào. B. Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo, tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống mua bán người hoặc với bất kỳ cơ quan nào. C. Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo, tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống mua bán người hoặc với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào. D. Công an, Bộ Quốc phòng, Cảnh sát biển, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo, tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình hoặc với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào. Câu 9: Nội dung nào sau đây là quy định việc bảo vệ bí mật thông tin về nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân và người dưới 18 tuổi đi cùng? A. Tòa án xem xét, quyết định việc xét xử công khai đối với vụ án mua bán người theo yêu cầu của nạn nhân hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân theo quy định của pháp luật. B. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ bí mật về nơi cư trú, nơi làm việc, học tập, thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân và người dưới 18 tuổi đi cùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. C. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bố trí nơi tạm lánh khi họ có nguy cơ bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe; có các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại, đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. D. Tòa án xem xét, quyết định việc xét xử lưu động đối với vụ án mua bán người theo yêu cầu của nạn nhân hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân theo quy định của pháp luật. Câu 10: Các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người năm 2024 bị phát hiện, xử lý thông qua các nguồn tin, hoạt động nào sau đây? A. Từ các nguồn thông tin: Tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi vi phạm và các hoạt động: Kiểm tra, thanh tra, nghiệp vụ phòng, chống tệ nạn xã hội. B. Từ các nguồn thông tin: Phản ánh, đề nghị của người dân về hành vi vi phạm và các hoạt động: Kiểm tra, thanh tra, nghiệp vụ bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. C. Từ các nguồn thông tin: Tố cáo, tố giác, báo tin, kiến nghị khởi tố về hành vi vi phạm và các hoạt động: Kiểm tra, thanh tra, nghiệp vụ phòng, chống tội phạm. D. Từ các nguồn thông tin: Tố cáo, tố giác, báo tin, kiến nghị khởi tố về tội phạm, vi phạm hành chính về trật tự, an toàn xã hội. Câu 11: Giấy tờ, tài liệu nào sau đây được dùng để xác định nạn nhân bị xâm hại bởi hành vi mua bán người? A. Là một trong các giấy tờ, tài liệu sau: Giấy xác nhận là nạn nhân hoặc giấy xác nhận không phải là nạn nhân; giấy tờ, tài liệu chứng minh người đó là nạn nhân do cơ quan nước ngoài cấp đã được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Bộ Ngoại giao Việt Nam hợp pháp hóa lãnh sự. B. Phải có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu sau: Giấy xác nhận là nạn nhân hoặc giấy xác nhận không phải là nạn nhân; giấy tờ, tài liệu chứng minh người đó là nạn nhân do cơ quan nước ngoài cấp đã được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Bộ Ngoại giao Việt Nam hợp pháp hóa lãnh sự. C. Là một trong các giấy tờ, tài liệu sau: Giấy xác nhận là nạn nhân hoặc giấy xác nhận không phải là nạn nhân; đơn đề nghị của nhân thân người được xác định là nạn nhân; giấy tờ, tài liệu chứng minh người đó là nạn nhân do cơ quan nước ngoài cấp đã được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Bộ Ngoại giao Việt Nam hợp pháp hóa lãnh sự. Câu 12: Việc xác định nạn nhân bị xâm hại bởi hành vi mua bán người phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ nào sau đây? A. Căn cứ vào: Tài liệu, chứng cứ do cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp; thông tin, tài liệu do cơ quan giải cứu nạn nhân cung cấp; xem xét các dấu hiệu sau đây để xác định họ là nạn nhân như: Người đó được phát hiện, giải cứu cùng với nạn nhân khác; người đó đã có thời gian chung sống cùng với nạn nhân tại nơi các đối tượng thực hiện hành vi mua bán người giam giữ, quản lý và bị đối xử như nạn nhân này; người đó có dấu hiệu bị bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể, bị đối xử tàn tệ, bị thương tích, sợ hãi, hoảng loạn, trầm cảm, ốm yếu theo xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền hoặc bị xâm hại bởi hành vi nhằm mục đích vô nhân đạo khác. B. Căn cứ vào: Tài liệu, chứng cứ do cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp; thông tin, tài liệu do cơ quan giải cứu nạn nhân cung cấp; thông tin, tài liệu do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cung cấp; thông tin, tài liệu do cơ quan, tổ chức khác trong nước cung cấp; tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cung cấp; lời khai, tài liệu do người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, người thân thích của họ cung cấp; lời khai, tài liệu do người thực hiện hành vi mua bán người cung cấp; lời khai, tài liệu do nạn nhân khác hoặc những người biết sự việc cung cấp; tài liệu, chứng cứ hợp pháp khác. C. Căn cứ vào: Tài liệu, chứng cứ do cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp; thông tin, tài liệu do cơ quan giải cứu nạn nhân cung cấp; thông tin, tài liệu do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cung cấp; thông tin, tài liệu do cơ quan, tổ chức khác trong nước cung cấp; tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cung cấp; lời khai, tài liệu do người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, người thân thích của họ cung cấp; lời khai, tài liệu do người thực hiện hành vi mua bán người cung cấp; lời khai, tài liệu do nạn nhân khác hoặc những người biết sự việc cung cấp. Câu 13: Việc hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người phải thực hiện theo quy định nào sau đây? A. Việc phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và của nước ngoài để giải quyết vụ việc đưa nạn nhân là người nước ngoài về nước mà người đó có quốc tịch hoặc có nơi thường trú cuối cùng; áp dụng các biện pháp để việc đưa nạn nhân về nước được tiến hành trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan, thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam với các nước, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của nạn nhân. B. Việc phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và của nước ngoài để giải quyết vụ việc về mua bán người được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có trách nhiệm hợp tác với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trong việc giải cứu, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân. C. Việc phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và của nước ngoài để giải quyết vụ việc về mua bán người được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Việc tương trợ tư pháp trong phòng, chống mua bán người giữa Việt Nam và nước có liên quan được thực hiện trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước đó cùng là thành viên hoặc trên nguyên tắc có đi có lại, phù hợp với pháp luật của Việt Nam, pháp luật và tập quán quốc tế. D. Việc phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và của nước ngoài để giải quyết vụ việc về mua bán người được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp Việt Nam và nước có liên quan không cùng tham gia điều ước quốc tế thì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện việc hợp tác quốc tế trên nguyên tắc có đi có lại, phù hợp với pháp luật của Việt Nam, pháp luật và tập quán quốc tế. Câu 14: Đối tượng nào sau đây sẽ được áp dụng chế độ hỗ trợ “Trợ giúp pháp lý”? A. Người được trợ giúp pháp lý là nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân của hành vi mua bán người và người dưới 18 tuổi đi cùng theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người. B. Người được trợ giúp pháp lý là nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người và có khó khăn về tài chính. C. Người được trợ giúp pháp lý là nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân của hành vi mua bán người và người dưới 18 tuổi đi cùng theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người có khó khăn về tài chính. D. Người được trợ giúp pháp lý là nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người. Câu 15: Quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người bao gồm các nội dung nào sau đây? A. Ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người; thực hiện công tác thống kê, báo cáo về phòng, chống mua bán người; thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người; chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người; có trách nhiệm phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người. B. Ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người; thực hiện công tác thống kê, báo cáo về phòng, chống mua bán người; đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác phòng, chống mua bán người; nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người; khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống mua bán người; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người. C. Ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người; khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống mua bán người; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người tại địa phương, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người. D. Ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người; chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người; có trách nhiệm phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người tại địa phương, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người. |
Thông tin về Đáp án Cuộc thi 1 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật tỉnh Gia Lai năm 2025? chỉ mang tính tham khảo.
Đáp án Cuộc thi 1 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật tỉnh Gia Lai năm 2025? (Hình từ Internet)
Phổ biến, giáo dục pháp luật dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định về nguyên tắc phổ biến, giáo dục pháp luật như sau:
[1] Chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực.
[2] Kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm.
[3] Đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.
[4] Gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương và đời sống hằng ngày của người dân.
[5] Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội.
Các hành vi bị cấm trong việc giáo dục pháp luật?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định về các hành vi bị cấm như sau:
[1] Truyền đạt sai lệch, phê phán nội dung pháp luật được phổ biến; không cung cấp thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu có nội dung sai sự thật, trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
[2] Lợi dụng phổ biến, giáo dục pháp luật để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
[3] Cản trở việc thực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
[4] Lợi dụng việc thực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật để gây cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gây mất trật tự, an toàn xã hội.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];