Đại học Phenikaa là trường công lập hay trường dân lập?
Phenikaa là Đại học công lập hay dân lập? Hiệu trưởng trường đại học có bằng thạc sĩ được không?
Nội dung chính
Đại học Phenikaa là trường công lập hay trường dân lập?
Phó thủ tướng vừa ký Quyết định 775/QĐ-TTg năm 2025 chuyển Trường đại học Phenikaa thành Đại học Phenikaa.
Theo quyết định, Đại học Phenikaa là cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ cấu tổ chức và hoạt động trên cơ sở Trường đại học Phenikaa theo quy định của Luật Giáo dục đại học và quy định pháp luật có liên quan, quá trình tổ chức lại phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên liên quan, hoạt động bình thường của cơ sở giáo dục đại học.
Như vậy, Đại học Phenikaa trở thành đại học thứ 10 của Việt Nam. Các đại học còn lại gồm Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Duy Tân và Đại học Kinh tế quốc dân.
Trường đại học Phenikaa tiền thân là Đại học Thành Tây, được thành lập ngày 10-10-2007. Từ năm 2017, trường chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn Phenikaa.
Trường hiện đang giảng dạy các ngành học thuộc 4 lĩnh vực chính gồm: Kỹ thuật - công nghệ, kinh tế - kinh doanh, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học sức khỏe.
Sau hơn 6 năm tái cấu trúc với tên gọi mới từ tháng 11-2018, Trường đại học Phenikaa đã có sự chuyển biến, trở thành trường trẻ nhất chuyển đổi thành công sang mô hình đại học.
Năm 2025, Đại học Phenikaa có quy mô đào tạo gần 25.000 sinh viên với 64 chương trình đào tạo đại học chính quy, 10 chương trình liên kết quốc tế, 16 chương trình đào tạo thạc sĩ và 11 chương trình đào tạo tiến sĩ.
Đại học Phenikaa đã thành lập 5 trường đào tạo: Trường Kỹ thuật Phenikaa, Trường Kinh tế Phenikaa, Trường Y - Dược Phenikaa, Trường Công nghệ thông tin Phenikaa, Trường Ngoại ngữ - Khoa học xã hội Phenikaa.
Đại học Phenikaa là trường công lập hay trường dân lập?
Hiệu trưởng trường đại học có bằng thạc sĩ được không?
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Luật Giáo dục 2012 được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học như sau:
Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học
1. Hiệu trưởng trường đại học, giám đốc đại học (gọi chung là hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học) là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định và được cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận; hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định bổ nhiệm.
Nhiệm kỳ hoặc thời hạn bổ nhiệm của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định trong phạm vi nhiệm kỳ của hội đồng trường, hội đồng đại học.
2. Tiêu chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học được quy định như sau:
a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ tiến sĩ, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, có uy tín khoa học và kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học; độ tuổi đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật;
b) Đáp ứng tiêu chuẩn cụ thể của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
...
Như vậy, hiệu trưởng trường đại học phải có bằng tiến sĩ. Ngoài ra, tiêu chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học còn có: phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, có uy tín khoa học và kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học; độ tuổi đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật;
Trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy tại trường đại học là gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 54 Luật Giáo dục 2012 được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về trình độ chuẩn của chức danh giảng viên như sau:
Giảng viên
1. Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; có trình độ đáp ứng quy định của Luật này, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
2. Chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. Cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm chức danh giảng viên theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động, quy định về vị trí việc làm và nhu cầu sử dụng của cơ sở giáo dục đại học.
3. Trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ, trừ chức danh trợ giảng; trình độ của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ thạc sĩ, tiến sĩ là tiến sĩ. Cơ sở giáo dục đại học ưu tiên tuyển dụng người có trình độ tiến sĩ làm giảng viên; phát triển, ưu đãi đội ngũ giáo sư đầu ngành để phát triển các ngành đào tạo.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn và việc bổ nhiệm chức danh giảng viên theo thẩm quyền; tỷ lệ giảng viên cơ hữu tối thiểu của cơ sở giáo dục đại học; quy định tiêu chuẩn giảng viên thực hành, giảng viên của một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.”.
Như vậy, trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ, trừ chức danh trợ giảng.
Từ khóa: Đại học Phenikaa Trường Đại học Phenikaa Luật giáo dục đại học giáo dục đại học trường đại học
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;