Sửa đổi trách nhiệm triển khai Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025?

Trách nhiệm triển khai Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 được sửa đổi? Chủ tịch Công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con có trách nhiệm?

Đăng bài: 00:30 24/05/2025

Sửa đổi trách nhiệm triển khai Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025?

Căn cứ khoản 3 Điều 4 Quyết định 22/2021/QĐ-TTg (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 13/2025/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 01/07/2025) quy định sửa đổi trách nhiệm triển khai Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 như sau:

- Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm: Đề xuất, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bằng văn bản hành chính; hoặc xem xét quyết định theo thẩm quyền đối với việc chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn của doanh nghiệp khác với quy định tại Quyết định 22/2021/QĐ-TTg như sau:

+ Đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước:

Cơ quan đại diện chủ sở hữu đề xuất, gửi Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt không thực hiện theo Quyết định này và tỷ lệ cổ phần, phần vốn góp của Nhà nước nắm giữ tại doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn.

+ Đối với doanh nghiệp có vốn góp của Công ty mẹ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cơ cấu lại:

Cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, rà soát và có ý kiến, gửi Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt doanh nghiệp có vốn góp của Công ty mẹ không thực hiện sắp xếp theo khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quyết định 22/2021/QĐ-TTg và tỷ lệ cổ phần, phần vốn góp Công ty mẹ nắm giữ tại các doanh nghiệp này khi thực hiện cổ phần hoá, thoái vốn.

+ Đối với doanh nghiệp có vốn góp của Công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con không thuộc quy định tại điểm b khoản này và doanh nghiệp có vốn góp của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết:

Cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, rà soát và có ý kiến, gửi Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt doanh nghiệp có vốn góp của Công ty mẹ, doanh nghiệp có vốn góp của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết không thực hiện sắp xếp theo điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quyết định 22/2021/QĐ-TTg.

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép, cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt hoặc có ý kiến chấp thuận để người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định tại Đại hội đồng cổ đông của Công ty mẹ về phê duyệt tỷ lệ cổ phần, phần vốn góp của Công ty mẹ và doanh nghiệp có vốn góp của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết nắm giữ tại các doanh nghiệp này khi thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn.

Cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, rà soát và quyết định việc doanh nghiệp có vốn góp của Công ty mẹ, doanh nghiệp có vốn góp của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết không thực hiện sắp xếp theo điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quyết định 22/2021/QĐ-TTg và phê duyệt hoặc có ý kiến chấp thuận để người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định tại Đại hội đồng cổ đông của Công ty mẹ về phê duyệt tỷ lệ cổ phần, phần vốn góp của Công ty mẹ và doanh nghiệp có vốn góp của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết nắm giữ tại các doanh nghiệp này khi thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn.

Trên là thông tin sửa đổi trách nhiệm triển khai Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025.

>> Chính thức miễn phí cấp lại giấy tờ cho doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh sau sắp xếp tổ chức lại bộ máy theo Nghị quyết 198?

>> Chính sách miễn thuế, phí, lệ phí phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết 198?

Sửa đổi trách nhiệm triển khai Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025?

Sửa đổi trách nhiệm triển khai Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025? (Hình từ Internet)

Chủ tịch Công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con có trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quyết định 22/2021/QĐ-TTg (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 2 và có cụm từ bị thay thế bởi điểm a khoản 1 Điều 2 Quyết định 13/2025/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 01/07/2025) quy định như sau:

Trách nhiệm Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty mẹ, Người đại diện phần vốn nhà nước trong mô hình công ty mẹ-công ty con.
1. Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ xây dựng Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước gồm nội dung sắp xếp doanh nghiệp có vốn góp của Công ty mẹ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo các quy định sau:
a) Công ty mẹ nắm giữ tỷ lệ vốn tương ứng với tỷ lệ vốn Nhà nước tại các ngành, lĩnh vực quy định tại Tiêu chí phân loại đối với các doanh nghiệp có vốn góp của Công ty mẹ hoạt động trong ngành, lĩnh vực này.
b) Công ty mẹ đề xuất nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đối với các doanh nghiệp có vốn góp của Công ty mẹ không thuộc ngành, lĩnh vực quy định tại Tiêu chí phân loại theo một trong các nguyên tắc sau:
- Có ngành, lĩnh vực kinh doanh thuộc ngành, lĩnh vực kinh doanh chính hoặc có liên quan phục vụ trực tiếp ngành, lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty mẹ;
- Hoạt động kinh doanh hiệu quả và có vai trò quan trọng hoặc quy mô cần thiết cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong mô hình công ty mẹ - công ty con.
c) Công ty mẹ đề xuất nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống hoặc không nắm giữ cổ phần, vốn góp đối với các doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Quyết định này, phù hợp với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp.
...

Như vậy, chủ tịch Công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con có trách nhiệm như sau:

- Công ty mẹ nắm giữ tỷ lệ vốn tương ứng với tỷ lệ vốn Nhà nước tại các ngành, lĩnh vực quy định tại Tiêu chí phân loại đối với các doanh nghiệp có vốn góp của Công ty mẹ hoạt động trong ngành, lĩnh vực này.

- Công ty mẹ đề xuất nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đối với các doanh nghiệp có vốn góp của Công ty mẹ không thuộc ngành, lĩnh vực quy định tại Tiêu chí phân loại theo một trong các nguyên tắc sau:

- Có ngành, lĩnh vực kinh doanh thuộc ngành, lĩnh vực kinh doanh chính hoặc có liên quan phục vụ trực tiếp ngành, lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty mẹ;

- Hoạt động kinh doanh hiệu quả và có vai trò quan trọng hoặc quy mô cần thiết cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong mô hình công ty mẹ - công ty con.

- Công ty mẹ đề xuất nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống hoặc không nắm giữ cổ phần, vốn góp đối với các doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Quyết định 22/2021/QĐ-TTg, phù hợp với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp.

Từ khóa: Sắp xếp lại doanh nghiệp Sửa đổi trách nhiệm Kế hoạch sắp xếp lại Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp Công ty mẹ Công ty con

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...