ESG trong doanh nghiệp là gì? ESG quan trọng với doanh nghiệp như thế nào?
ESG là gì? ESG quan trọng với doanh nghiệp? Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với việc bảo về môi trường?
ESG trong doanh nghiệp là gì? ESG quan trọng với doanh nghiệp như thế nào?
ESG trong doanh nghiệp là gì?
ESG là 3 tiêu chuẩn được sử dụng để đo lường mức độ phát triển bền vững và tác động của doanh nghiệp đến cộng đồng. Gồm 3 từ viết tắt như:
- Environmental (Môi trường): đánh giá các tác động của donah nghiệp đến môi trường của doanh nghiệp quản lý đến môi trường.
Đánh giá các tác động như:
+ Khí thải nhà kính,
+ Quản lý tài nguyên thiên nhiên (nước, đất, khoáng sản),
+ Tiết kiệm năng lượng,
+ Quản lý chất thải (tái chế, xử lý chất thải),
+ Bảo tồn đa dạng sinh học,
+ Khả năng ứng phó với các rủi ro khí hậu (biến đổi khí hậu, thiên tai).
- Social (Xã hội): đánh giá dựa trên các xem xét mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các bên liên quan như: nhân viên, khách hàng, các tổ chức, xã hội, nhà cung cấp. Các yếu tố ảnh hưởng trong lĩnh vực này là:
+ Điều kiện lao động (tiền lương, phúc lợi, sự an toàn tại nơi làm việc),
+ Quản lý vốn con người (đào tạo, phát triển nhân viên),
+ Tác động đối với cộng đồng (các chương trình trách nhiệm xã hội),
+ Sự công bằng trong tiếp cận dịch vụ (như giáo dục và y tế).
- Governance (Quản trị): đánh giá dựa trên cách doanh nghiệp quản lý và điêu hành. Thực hiện đánh giá tiêu chí nay dựa trên các yếu tố như:
+ Cấu trúc lãnh đạo (cơ cấu hội đồng quản trị, vai trò của cổ đông),
+ Quy trình ra quyết định (tính minh bạch, trách nhiệm giải trình),
+ Các chính sách về quản lý rủi ro,
+ Tuân thủ quy định (pháp luật và các quy chuẩn ngành).
ESG quan trọng với doanh nghiệp như thế nào?
- Thu hút vốn và đầu tư: Khi nắm được ESG rõ ràng thường doanh nghiệp sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn vì các nhà đầu tư sẽ có xu hướng ưu tiên cho các dự án có thể giảm thiểu rủi ro dài hạn về biến đổi khí hậu, trách nhiệm xã hội, và quản lý minh bạch.
- Giúp doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu và quy định pháp lý, việc không tuân thủ các quy định ESG khiến doanh nghiệp mất đi nhiều cơ hội hợp tác. Hầu hết các quốc gia và tổ chức trên thế giới đã thực hiện các quy định ESG như một tiêu chuẩn bắt buộc cho hoạt động kinh doanh.
- Doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu quả hoạt động và giảm chi phí cũng như giảm thiểu rủi ro về môi trường, chẳng hạn như xử lý chất thải và giảm khí thải carbon, từ đó giúp tiết kiệm chi phí dài hạn.
Ngoài ra, còn giúp doanh nghiệp tăng uy tín và sự ủng hộ từ khách hàng. Doanh nghiệp có chiến lược ESG rõ ràng sẽ dễ tạo niềm tin từ phía khách hàng hơn. Một số thống kê cũng đưa ra kết quả là hơn 80% người tiêu dùng cho biết họ muốn mua sản phẩm từ những công ty có cam kết về bảo vệ môi trường và xã hội.
ESG trong doanh nghiệp là gì? ESG quan trọng với doanh nghiệp như thế nào? mang tính tham khảo.
ESG trong doanh nghiệp là gì? ESG quan trọng với doanh nghiệp như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với việc bảo về môi trường?
Căn cứ khoản 1 Điều 53 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm như sau:
Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm sau đây:
a) Thu gom, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Trường hợp cơ sở hoạt động trong cụm công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc trong khu đô thị, khu dân cư tập trung đã có hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung, chủ cơ sở phải thực hiện việc đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung theo quy định của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung đó, trừ trường hợp cơ sở đã được miễn trừ đấu nối nước thải trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
b) Cơ sở hoạt động trong cụm công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 51 và điểm đ khoản 3 Điều 52 của Luật này;
c) Thu gom, phân loại, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải theo quy định của Luật này;
d) Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải, mùi khó chịu; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trường; kiểm soát tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ nhiệt;
đ) Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
e) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 111 và khoản 2 Điều 112 của Luật này phải bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp; phải có hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 được chứng nhận;
g) Thực hiện quan trắc nước thải, bụi, khí thải theo quy định của Luật này.
...
Như vậy, trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với việc bảo về môi trường bao gồm:
- Thu gom, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Đối với các cơ sở hoạt động trong cụm công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc trong khu đô thị, khu dân cư tập trung đã có hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung thì chủ cơ sở phải thực hiện việc đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung theo quy định của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung đó, trừ trường hợp cơ sở đã được miễn trừ đấu nối nước thải trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
- Cơ sở hoạt động trong cụm công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 51 và điểm đ khoản 3 Điều 52 Luật Bảo vệ môi trường 2020;
- Thu gom, phân loại, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải theo quy định Luật Bảo vệ môi trường 2020;
- Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải, mùi khó chịu; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trường; kiểm soát tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ nhiệt;
- Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 111 và khoản 2 Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường 2020 phải bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp; phải có hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 được chứng nhận;
- Thực hiện quan trắc nước thải, bụi, khí thải theo quy định Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Từ khóa: ESG trong doanh nghiệp ESG quan trọng với doanh nghiệp trách nhiệm của cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;
Bài viết mới nhất
Bài viết xem nhiều nhất
