Tăng chế độ hỗ trợ nạn nhân trong vụ án mua bán người từ ngày 1/7/2025 như thế nào?
Các nạn nhân trong vụ án mua bán người sẽ được tăng chế độ hỗ trợ từ ngày 1/7/2025. Trách nhiệm của Bộ Công An trong hoạt động phòng, chống mua bán người như thế nào?
Chế độ hỗ trợ nạn nhân trong vụ án mua bán người được quy định thế nào từ ngày 1/7/2025?
Mua bán người là hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao hoặc tiếp nhận người nhằm mục đích nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác, bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể người hoặc nhằm mục đích vô nhân đạo khác bằng cách dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác.
- Hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 18 tuổi nhằm mục đích nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể người hoặc nhằm mục đích vô nhân đạo khác cũng được coi là mua bán người ngay cả khi không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác.
Nạn nhân là người bị xâm hại bởi hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao hoặc tiếp nhận người từ đủ 18 tuổi trở lên/người dưới 18 tuổi nhằm mục đích nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác, bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể người hoặc nhằm mục đích vô nhân đạo khác bằng cách dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Căn cứ pháp lý: khoản 1 và khoản 7 Điều 2 Luật Phòng, chống mua bán người 2024
Khoản 1 Điều 37 |
Khoản 1 Điều 32 |
Điều 37. Đối tượng và chế độ hỗ trợ 1. Nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam được hưởng chế độ hỗ trợ sau đây: a) Hỗ trợ nhu cầu thiết yếu; b) Hỗ trợ y tế; c) Hỗ trợ phiên dịch; d) Hỗ trợ pháp luật; đ) Trợ giúp pháp lý; e) Hỗ trợ chi phí đi lại; g) Hỗ trợ tâm lý; h) Hỗ trợ học văn hóa; i) Hỗ trợ học nghề, tư vấn, tạo điều kiện để có việc làm; k) Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn. |
Điều 32. Đối tượng và chế độ hỗ trợ 1. Nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam, thì tùy trường hợp quy định tại các điều 33, 34, 35, 36, 37 và 38 của Luật này được hưởng các chế độ hỗ trợ sau đây: a) Hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại; b) Hỗ trợ y tế; c) Hỗ trợ tâm lý; d) Trợ giúp pháp lý; đ) Hỗ trợ học văn hóa, học nghề; e) Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn. |
Như vậy, từ ngày 1/7/2025 chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam sẽ được hỗ trợ thêm chế độ sau:
(1) Hỗ trợ phiên dịch
(2) Hỗ trợ pháp luật
(3) Hỗ trợ tư vấn, tạo điều kiện để có việc làm
Chế độ hỗ trợ nạn nhân trong vụ án mua bán người từ 1/7/2025 (Hình từ internet)
Hoạt động phòng, chống mua bán người từ ngày 1/7/2025 phải tuân thủ nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 4 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 quy định 07 nguyên tắc phòng, chống mua bán người sau đây:
[1] Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; lấy nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân làm trung tâm; bảo đảm bình đẳng giới.
[2] Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa mua bán người; phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh, kịp thời, chính xác hành vi quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người 2024
[3] Giải cứu, tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân kịp thời, chính xác; giữ bí mật thông tin và không xúc phạm, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.
[4] Bảo đảm nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân được sử dụng ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được và được hưởng chế độ hỗ trợ phù hợp với tín ngưỡng, tôn giáo của họ trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam, phù hợp với độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, đặc điểm cá nhân của họ.
[5] Tùy từng trường hợp cụ thể và theo quy định của pháp luật có liên quan, nạn nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là hệ quả trực tiếp của hành vi mua bán người có thể không bị xử lý hành chính hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi này.
[6] Phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng, gia đình, cá nhân trong phòng, chống mua bán người.
[7] Tăng cường hợp tác quốc tế, phối hợp liên ngành, chủ động, tích cực tham gia các tổ chức quốc tế, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống mua bán người trên cơ sở tuân thủ Hiến pháp, phù hợp với pháp luật của Việt Nam và pháp luật, tập quán quốc tế.
Lưu ý: Luật Phòng, chống mua bán người 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
Xem thêm
Từ khóa: mua bán người Hành vi tuyển mộ chống mua bán người Chế độ hỗ trợ nạn nhân trong vụ án mua bán người hỗ trợ nạn nhân trong vụ án mua bán người nạn nhân trong vụ án mua bán người Phòng chống mua bán người biện pháp phòng ngừa mua bán người
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;