Không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự theo Nghị quyết 68 được thể hiện như thế nào?

Phát triển định hướng không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự tạo điều kinh cho nền kinh tế tư nhân tiến xa hơn trên thị trường quốc tế. Nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho kinh tế tư nhân theo Nghị quyết 68 quy định như thế nào?

Đăng bài: 08:29 07/05/2025

Không hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế theo Nghị quyết 68 được thể hiện như thế nào?

Trước đó, tại mục 2 Phần III Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 10/20/2023 của Bộ Chính trị có đưa ra một số nhiệm vụ, giải pháp về hoàn thiện chính sách pháp luật, trong đó có nội dung như sau:

Khẩn trương rà soát, thể chế hoá kịp thời, đầy đủ, đồng bộ đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp; tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, pháp luật về sở hữu, quyền tự do kinh doanh, bảo hộ quyền tài sản hợp pháp, khởi nghiệp, bổ sung chế tài kinh tế phù hợp để xử lý vi phạm, không hình sự hoá quan hệ kinh tế... bảo đảm khuôn khổ pháp luật ổn định, đồng bộ, thống nhất, minh bạch, bình đẳng, nhất là trong tiếp cận nguồn lực về đất đai, tài chính, công nghệ; thực hiện phương thức đối tác công - tư; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, đối tượng phục vụ; kiểm soát, xoá bỏ đặc quyền, độc quyền trong sản xuất, kinh doanh.

Mới đây, tại mục 2.3 Phần III Nghị quyết 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 về phát triển kinh tế tư nhân, Bộ Chính trị có đưa ra một số nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện liên quan đến vấn đề không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự như sau:

2.3. Tuân thủ nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm hình sự với hành chính, dân sự; giữa pháp nhân và cá nhân trong xử lý vi phạm
- Sửa đổi các quy định về pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự để bảo đảm nguyên tắc khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước, cho phép các doanh nghiệp, doanh nhân được chủ động khắc phục sai phạm, thiệt hại. Trường hợp thực tiễn áp dụng pháp luật có thể dẫn đến xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự thì kiên quyết không áp dụng xử lý hình sự. Trường hợp đến mức xử lý hình sự thì ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế trước và là căn cứ quan trọng để xem xét các biện pháp xử lý tiếp theo. Không hồi tố các quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp. Đối với các vụ việc thiếu chứng cứ, chứng cứ không rõ ràng phải sớm có kết luận, tránh ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, doanh nhân. Bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình điều tra, xét xử các vụ án.
- Bảo đảm việc niêm phong, kê biên tạm giữ, phong toả tài sản liên quan đến vụ việc, vụ án phải theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phạm vi, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; bảo đảm giá trị niêm phong, kê biên, tạm giữ, phong toả tương ứng với dự kiến hậu quả thiệt hại trong vụ án.
- Phân biệt rõ tài sản hình thành hợp pháp với tài sản có được từ hành vi vi phạm pháp luật, tài sản khác liên quan đến vụ án; giữa tài sản, quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp của cá nhân những người quản lý trong doanh nghiệp. Cho phép sử dụng hợp lý các biện pháp cần thiết để bảo đảm giá trị tài sản liên quan đến vụ án, giảm thiểu tác động của điều tra đến hoạt động sản xuất - kinh doanh, sau khi có ý kiến thống nhất của các cơ quan tố tụng và không ảnh hưởng đến hoạt động điều tra.

Theo đó, quan điểm "không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự" được các Lãnh đạo khẳng định trong nhiều năm nay, và tại Nghị quyết 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 mới đây đã nêu rõ hơn về nhiệm vụ, giải pháp triển khai quan điểm này. Nội dung đặc biệt ở quan điểm này được thể hiện như sau:

+ Trường hợp thực tiễn áp dụng pháp luật có thể dẫn đến xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự thì kiên quyết không áp dụng xử lý hình sự

+ Không hồi tố các quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp.

Quan điểm trên nhằm hướng tới mục tiêu giúp cho các doanh nghiệp, nền kinh tế tư nhân tiến xa hơn trên thị trường quốc tế. Để đạt được mục tiêu đề ra đến năm 2045: "Kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP."

Trong Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ khi trả lời chất vấn từ Quốc hội có nêu rõ: "Chúng ta muốn đột phá, cũng phải đột phá từ thể chế. Trong quá trình triển khai cũng nảy sinh một số việc, do vậy cần rà soát lại, trong đó nhiệm vụ xây dựng cái thể chế để quy định cái gì được làm, cái gì không được làm, cái gì là mở rộng không gian sáng tạo".

Khi trả lời vấn đề chất vấn liên quan đến không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự, Thủ tướng cho biết thêm: "Trong quá trình hoạt động, có những vấn đề mới phát sinh, hệ thống pháp luật chưa kịp cập nhật. Những vấn đề mới phát sinh đều khó, cần huy động nguồn lực lớn, do đó cần phải tập trung hoàn thiện thể chế. Bởi thể chế là mục tiêu, là động lực, là nguồn lực cho sự phát triển nên chúng ta tiếp tục phải hoàn thiện thể chế này, không chỉ có phát triển xanh và tất cả các lĩnh vực phát triển chung của đất nước." Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm của Đảng là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mọi công dân, doanh nghiệp, tôn trọng quyền con người trong kinh doanh, trong phát triển kinh tế - xã hội.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự

Không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự (Hình từ internet)

Nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho kinh tế tư nhân theo Nghị quyết 68 quy định như thế nào?

Căn cứ mục 3.3 Phần III Nghị quyết 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 quy định nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho nền kinh tế tư nhân như sau:

+ Tập trung các nguồn lực phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, nghề nghiệp chất lượng cao, ngành nghề trọng điểm. Khuyến khích phát triển các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, nhân rộng, chuyển giao các chương trình đào tạo tiên tiến phục vụ phát triển kinh tế tư nhân.

+ Đổi mới phương thức đánh giá, công nhận tốt nghiệp có sự tham gia của doanh nghiệp đối với các chương trình chất lượng cao. Hỗ trợ, khuyến khích hình thức đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và thu hút doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào đào tạo nhân lực. Chi phí đào tạo và đào tạo lại nhân lực của doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ để xác định thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Thực hiện hiệu quả chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho kinh tế tư nhân; khuyến khích các địa phương sử dụng các nguồn lực hợp pháp của mình để hỗ trợ chủ động các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực phù hợp định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

+ Triển khai chương trình đào tạo, bồi dưỡng 10.000 giám đốc điều hành; huy động các doanh nhân thành đạt tham gia đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm, truyền cảm hứng, hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho đội ngũ doanh nhân.

+ Thúc đẩy giáo dục, đào tạo các kỹ năng sáng tạo, STEM, ngoại ngữ, kỹ năng số trong tất cả các bậc học đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.

Xem thêm 

21 Trần Thị Kim Thương

Từ khóa: kinh tế tư nhân Không hình sự hóa quan hệ kinh tế Áp dụng pháp luật doanh nghiệp Xử lý hình sự

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...