Công điện 55: Đẩy mạnh giám sát hoạt động buôn bán trên sàn thương mại điện tử

Sau hàng loạt các sản phẩm sữa giả, thuốc giả bị phát hiện. Thủ tướng đã chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát hoạt động buôn bán trên sàn thương mại điện tử.

Đăng bài: 19:28 04/05/2025

Đẩy mạnh giám sát hoạt động buôn bán trên sàn thương mại điện tử được thực hiện như thế nào?

Theo Công điện 55/CĐ-TTg ngày 2/5/2025 về tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả:

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hoạt động sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, đảm bảo sự an toàn và quyền lợi cho người dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan liên quan và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản nêu trên, trong đó tập trung thực hiện một số nội dung trọng tâm sau đây:

[1] Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ việc, vụ án đã được phát hiện; phối hợp với các cơ quan chức năng khẩn trương xử lý theo quy định của pháp luật; chỉ đạo công an các địa phương tiếp tục nắm tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, không để bỏ lọt các trường hợp vi phạm và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả.

[2] Bộ Y tế tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm, đồng thời lưu ý tăng cường quản lý nhà nước đối với mỹ phẩm, không để xảy ra các sai phạm.

Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong việc điều tra, xử lý các vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả; đồng thời phối hợp chặt chẽ, cùng các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát các vướng mắc, bật cập trong các quy định của pháp luật để kịp thời sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung đối với các vấn đề vượt thẩm quyền.

[3] Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng theo chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; đẩy mạnh kiểm tra, giám sát hoạt động lưu thông, phân phối tại các kênh bán lẻ, đại lý, sàn thương mại điện tử..., kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả và triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng, đặc biệt là thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả; đồng thời phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong việc điều tra, xử lý các vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả.

Trong thời đại công nghệ số không ngừng phát triển, hoạt động buôn bán trên sàn thương mại điện tử ngày càng thu hút đông đảo lượng khách hàng "khủng". Bởi lẻ, các sản phẩm trên sàn thương mại điện tử luôn rẻ hơn rất nhiều so với các cửa hàng bên ngoài, mặt khác thuận tiện cho khách hàng mua sắm, lựa chọn trong bất kỳ khung giờ nào.

Bên cạnh lợi ích vượt trội, là những "rủi ro" tiềm ẩn khó đoán! Lợi dụng sự phát triển đó, tội phạm công nghệ không ngừng len lỏi và nghiên cứu hành vi phạm tội một cách tinh vi. Hàng loạt các sản phẩm sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả, thậm chí thuốc bảo vệ thực vật cũng được làm giả đang tràn lan trên thị trường nhiều năm và chỉ vừa bị phát hiện, thu hồi.

Khuyến cáo khách hàng khi mua sắm trên nền tảng công nghệ số phải hết sức lưu ý để tránh gặp các trường hợp đáng tiếc trên.

Thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo!

Giám sát hoạt động mua bán trên sàn thương mại điện tử

Giám sát hoạt động mua bán trên sàn thương mại điện tử (Hình từ internet)

Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh gì?

Căn cứ khoản 1 đến khoản 5 Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 43 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Buôn bán qua biên giới;
g) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
h) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
k) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
d) Làm chết người;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết 02 người trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo đó, với cá nhân thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về "tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm" khi thỏa mãn 04 yếu tố cấu thành của tội danh này. Cá nhân thực hiện hành vi phạm tội có thể lãnh mức án cao nhất là tù chung thân. Bên cạnh đó, ccòn có thể chịu thêm hình phạt bổ sung sau đây:

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
  • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm
  • Bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

Xem thêm 

4 Trần Thị Kim Thương

Từ khóa: thương mại điện tử Sàn thương mại điện tử buôn bán thuốc chữa bệnh giả sữa giả Kinh doanh hàng giả buôn bán hàng giả buôn bán hàng giả là thực phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...