2 9 là ngày gì? Ý nghĩa đặc biệt của ngày Quốc khánh 2 tháng 9? Người lao động được nghỉ mấy ngày vào lễ Quốc khánh?
2 9 là ngày gì? Ngày 2 tháng 9 có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Việt Nam? Người lao động Việt Nam được nghỉ mấy ngày vào dịp lễ 2 tháng 9 không?
2 9 là ngày gì? Ý nghĩa đặc biệt ngày 2 tháng 9 năm 1945
Theo khoản 4 Điều 13 Hiến Pháp 2013 quy định: "Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày Tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945".
Theo đó, 2 tháng 9 năm 1945 là ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ đó, hằng năm ngày 2 tháng 9 được chọn là ngày Quốc khánh, là ngày lễ đặc biệt trong lòng mỗi người con Việt Nam.
2 9 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử ngày 2 tháng 9 năm 1945 (Hình từ internet)
Về nguồn gốc lịch sử hào hùng của ngày 2 tháng 9
Sau khi miền Bắc khởi nghĩa thắng lợi, ngày 25 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về ngoại thành Hà Nội sau những ngày dài tại chiến khu. Chiều hôm sau, Đoàn Trung ương đón Bác về ở căn gác 2, nhà số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội để tiếp tục chỉ đạo phong trào. Tại đây, Bác đã làm chủ tọa phiên họp Thường vụ Trung ương Đảng bàn về công tác đối nội, đối ngoại và đưa ra quyết định về tổ chức lễ ra mắt chính phủ lâm thời. Các câu khẩu hiệu có thể kể đến như: “Nước Việt Nam của người Việt Nam”, “Độc lập hay là chết”, “ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh” được người dân hô vang từ sáng ngày 2/9/1945. Ngày hôm ấy, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, hàng chục vạn người hàng ngũ chỉnh tề, cờ hoa khoe sắc, áo quần tươi màu chờ đón lời phát biểu từ Bác. Đúng 14 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các thành viên trong Chính phủ lâm thời tiến về hướng lễ đài, bản nhạc Tiến quân ca hùng tráng vang lên, mọi ánh mắt người dân đều hướng về lá cờ đỏ sao vàng đang từ từ kéo lên. Hàng chục vạn bàn tay nắm chặt giơ cao, biểu thị lòng quyết tâm và ý chí sắt đá, kính chào lá cờ vinh quang của Tổ quốc. Bác vẫn thế, vẫn là vị Chủ tịch giản dị trong bộ quần áo ka ki và đôi dép cao su tiến ra trước máy phát thanh. Thay mặt Chính phủ lâm thời (tức là ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương) – Người đọc Bản Tuyên ngôn Độc Lập. Giọng Bác trang trọng đầm ấm vang trên Quảng trường Ba Đình lịch sử. Người trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.” Kể từ giấy phút ấy, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức ra đời. Từ đó, ngày 2 tháng 9 được xác định là mốc son hào hùng của lịch sử dân tộc Việt Nam. |
Ý nghĩa đặc biệt về ngày Quốc khánh 2 tháng 9 năm 1945
Ngày Quốc khánh không chỉ là ngày kỷ niệm, mà còn là một ngày mang ý nghĩa lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Mở ra một trang sử mới, thay đổi hoàn toàn vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Sự ra đời của nước Việt Nam cũng chính là lúc chấm dứt hơn 80 năm bị đô hộ, bị thực dân Pháp thống trị và các thế lực thù địch xâm lược, khẳng định quyền tự quyết của dân tộc dù trong đau thương, tàn khốc vẫn kiên cường đứng lên vì độc lập, tự do, hạnh phúc. Kể từ khoảng khắc ấy, Việt Nam không còn là một thuộc địa bị áp bức, mà đã chính thức trở thành một quốc gia có chủ quyền, có tự do và độc lập. Sẵn sàng đóng góp cho hòa bình và công lý trên toàn thế giới. Sự kiện ngày Quốc khánh không chỉ có ý nghĩa khẳng định quyền tự do của nhân dân Việt Nam, mà còn góp phần, tạo động lực cho sự khơi dậy các phong trào yêu nước, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều quốc gia khác. Ngày 2 tháng 9 nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ vững tinh thần đấu tranh, ngăn chặn thế lực thù địch còn tồn đọng trên lãnh thổ quốc gia. "Các Vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" Ngày 2 tháng 9 là ngày đặc biệt nhằm nhắc nhở thế hệ trẻ về sự ra đời của Đất nước, nhắc nhở người con Việt Nam nhớ về cội nguồn, về mất mát đau thương khốc liệt trong thời chiến. Những người đã hi sinh anh dũng, sẵn sàng nằm xuống để xây dựng nên hình hài Tổ Quốc. Lời nhắc nhở ấy cũng được Bác Hồ khuyên dặn trong mỗi dịp khai giảng năm học mới. Những dòng thư của Bác Hồ gửi các cháu học sinh trong ngày khai trường đầu tiên ở Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 đã viết nên trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, là bước đệm vững vàng để đất nước Việt Nam đi lên và có được như ngày hôm nay. |
Trên đây là thông tin tham khảo về nội dung: "2 9 là ngày gì? Ý nghĩa đặc biệt ngày 2 tháng 9 năm 1945".
Người lao động Việt Nam được nghỉ mấy ngày vào dịp lễ 2 tháng 9?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ ngày lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...
Theo quy định hiện hành, người lao động Việt Nam sẽ được nghỉ lễ ngày Quốc khánh 2 tháng 9 trong 02 ngày:
+ Ngày 2 tháng 9;
+ Ngày liền trước hoặc sau ngày 2 tháng 9.
Xem thêm:
Từ khóa: Ngày Quốc khánh 2 9 là ngày gì 2 tháng 9 Quốc khánh Quảng trường Ba Đình bản tuyên ngôn độc lập
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;