Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Trưởng phòng pháp chế và bảng mô tả công việc chi tiết
Pháp chế là phòng ban quan trọng và cần thiết trong mỗi doanh nghiệp, công ty. Trưởng phòng pháp chế là người đứng đầu phòng ban có thẩm quyền cao nhất trong việc giải quyết xử lý các vấn đề liên quan pháp luật. Dưới đây là bảng mô tả công việc chi tiết của vị trí Trưởng phòng pháp chế.
Trưởng phòng pháp chế là gì?
Trưởng phòng pháp chế là người quản lý, giám sát bộ phận pháp chế, xử lý và bao quát tất cả các công việc như chuẩn bị thoả thuận, tài liệu pháp lý để đảm bảo an toàn pháp lý cho tổ chức, cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng khi được yêu cầu, xử lý các vụ kiện tranh chấp (nếu có), đảm bảo nhân viên công ty tuân thủ quy định nội bộ và luật pháp,...
Công việc chính của Trưởng phòng pháp chế
Soạn thảo, xem xét và thẩm định tính hợp pháp, pháp lý của các văn bản, hợp đồng,... ký kết của Công ty.
Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của Công ty.
Tham gia cố vấn, hỗ trợ về pháp luật cho Ban giám đốc. Quản lý, đào tạo, huấn luyện các cấp nhân viên trong phòng.
Trực tiếp làm việc với các cơ quan pháp luật và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến pháp luật.
Thay mặt Công ty để tiến hành các thủ tục pháp lý trong quá trình khiếu nại, tranh chấp và các tố tụng pháp lý có liên quan.
Tham gia cố vấn, hỗ trợ về pháp luật cho Ban giám đốc.
Quản lý, đào tạo, huấn luyện các cấp nhân viên trong phòng.
Trực tiếp báo cáo với Ban Tổng Giám đốc những công việc liên quan.
Các nhiệm vụ pháp lý khác theo phân công của Lãnh đạo Công ty.
Cập nhật kịp thời và chính xác các văn bản Pháp luật, chính sách liên quan đến tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định và đột xuất theo yêu cầu.
Yêu cầu công việc đối với vị trí Trưởng phòng pháp chế
Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Luật, ưu tiên ứng viên có chứng chỉ hành nghề Luật sư.
Có kiến thức và kinh nghiệm về các hoạt động của pháp chế của doanh nghiệp.
Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và kỹ năng đàm phán.
Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt. Chủ động/ chịu được áp lực công việc.
Khả năng thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin, trung thực, tỉ mỉ.
Chức năng của Phòng pháp chế trong doanh nghiệp
Giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật của công ty
Giảm thiểu rủi ro, khó khăn khi công ty “va chạm” các vấn đề pháp lý
Giúp bộ máy công ty vận hành đúng tính chất đúng luật pháp.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Những điều cần chuẩn bị trước khi thực tập pháp chế doanh nghiệp? Thực tập pháp chế doanh nghiệp mang lại lợi ích và khó khăn gì?
Pháp chế doanh nghiệp (corporate law) ngày càng trở thành nền tảng quan trọng giúp tổ chức phát triển bền vững. Vai trò, cơ hội và thách thức trong lĩnh vực này là gì?
Học pháp chế doanh nghiệp (corporate law) là gì và tại sao nó quan trọng cho doanh nghiệp? Khám phá cách học pháp chế giúp tối ưu hoá hoạt động kinh doanh và đảm bảo tuân thủ luật pháp.
Kỹ năng pháp chế doanh nghiệp (skills for in-house counsels) là gì? Tại sao kỹ năng pháp chế doanh nghiệp lại quan trọng? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kỹ năng pháp chế doanh nghiệp?