Đạo đức kinh doanh: Lợi nhuận có cần đi đôi với lương tâm?

Đạo đức kinh doanh: Lợi nhuận có cần đi đôi với lương tâm. Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận của người nộp thuế với tỷ suất lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập.

Đăng bài: 22:28 09/04/2025

Đạo đức kinh doanh là gì?

Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong mối quan hệ với người khác, với xã hội. 

Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh với các doanh nghiệp khác và chính phủ, cách doanh nghiệp đối xử với khách hàng, nhân viên,...

Đạo đức kinh doanh: Lợi nhuận có cần đi đôi với lương tâm?

Dưới đây là Thông tin Đạo đức kinh doanh: Lợi nhuận có cần đi đôi với lương tâm:

Trong sự phát triển của thời đại công nghệ số và sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường ngày nay, thì vấn đề đạo đức kinh doanh là chủ đề rất đáng để quan tâm và bàn luận.

Lợi nhuận được hiểu đơn giản là kết quả tài chính cuối cùng sau khi doanh thu được nhận về và khấu trừ đi các khoản chi phí đầu tư, chi phí phát sinh. Đây là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của một doanh nghiệp, hoặc một cá nhân.

Do đó, các doanh nghiệp vì chạy theo lợi nhuận, tìm cách giảm thiểu chi phí sản xuất, kinh doanh mà lừa dối khách hàng, bỏ mặc sức khỏe người tiêu dùng, môi trường và không quan tâm đến chất lượng sản phẩm, thiếu trung thực, không ngại sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng hóa kém chất lượng.

Đồng ý rằng lợi nhuận là mục tiêu của mọi doanh nghiệp, đây là thứ cơ bản và cần thiết để một doanh nghiệp được tồn tại và phát triển. Một công ty không có lợi nhuận sẽ khó có thể duy trì tình trạng sản xuất, hoạt động kinh doanh cũng như mở rộng đầu tư phát triển cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, không thể vì thế mà thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, làm trái đạo đức kinh doanh để tạo dựng thương hiệu. Những ngày gần đây, nhiều vụ sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng của những doanh nghiệp lớn, có sức ảnh hưởng đã bị phát hiện và tạo nên làn sóng tẩy chay từ dư luận rất lớn. Việc sử dụng phải hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hưởng rất lớn đối với tiền bạc, sức khỏe của người tiêu dùng, thậm chí có thể còn nguy hiểm đến tính mạng.

Tóm lại, lợi nhuận là mục tiêu mà hầu hết các doanh nghiệp đều muốn có. Tuy nhiên, khi đặt lên bàn cân so sánh, thì đạo đức kinh doanh ít nhất phải ngang bằng với lợi nhuận. Một doanh nghiệp nếu làm ăn chân chính, tôn trọng khách hàng, nhân viên,... thì sẽ xây dựng được thương hiệu và mới có thể giữ chân khách hàng, đối tác một cách bền vững. Ngược lại, một khi doanh nghiệp phá vỡ, bất chấp bỏ qua đạo đức kinh doanh, thì sẽ đánh mất đi niềm tin của khách hàng, thậm chí sẽ phải đối mặt với những hậu quả pháp lý nghiêm trọng.

Lưu ý: Thông tin Đạo đức kinh doanh là gì? Đạo đức kinh doanh: Lợi nhuận có cần đi đôi với lương tâm? chỉ mang tính chất tham khảo!

Đạo đức kinh doanh: Lợi nhuận có cần đi đôi với lương tâm?

Đạo đức kinh doanh: Lợi nhuận có cần đi đôi với lương tâm? (Hình từ Internet)

Phương pháp để so sánh tỷ suất lợi nhuận của người nộp thuế với tỷ suất lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 14 Nghị định132/2020/NĐ-CP thì phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận sử dụng tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất lợi nhuận thuần của các đối tượng so sánh độc lập được chọn để xác định tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất lợi nhuận thuần tương ứng của người nộp thuế.

[1] Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu (phương pháp giá bán lại):

Giá mua vào của hàng hóa, dịch vụ, tài sản (giá vốn) từ bên liên kết = giá bán ra (doanh thu thuần) của hàng hóa, dịch vụ, tài sản bán lại cho bên độc lập - lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) của người nộp thuế trừ - một số chi phí khác (bao gồm trong giá mua: Thuế nhập khẩu; lệ phí hải quan; chi phí bảo hiểm, vận chuyển quốc tế (nếu có)).

Trong đó:

- Lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) của người nộp thuế được xác định từ các đối tượng so sánh độc lập = giá bán ra (doanh thu thuần) của người nộp thuế x tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn.

- Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn là giá trị thuộc khoảng giao dịch độc lập chuẩn của tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn để điều chỉnh phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP.

- Giá mua vào từ bên liên kết (hoặc giá vốn) được điều chỉnh theo đối tượng so sánh độc lập là giá tính thuế, chi phí kê khai, để xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của người nộp thuế.

[2] Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (phương pháp giá vốn cộng lãi):

Giá bán ra (hoặc doanh thu thuần) của hàng hóa, dịch vụ, tài sản bán cho bên liên kết = giá vốn của hàng hóa, dịch vụ, tài sản mua vào từ bên độc lập + lợi nhuận gộp trên giá vốn của người nộp thuế.

Trong đó:

- Lợi nhuận gộp trên giá vốn của người nộp thuế được xác định từ các đối tượng so sánh độc lập = giá vốn của người nộp thuế x tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn.

- Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn là giá trị thuộc khoảng giao dịch độc lập chuẩn của tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn để điều chỉnh phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP.

- Giá bán ra cho bên liên kết (hoặc doanh thu thuần) được điều chỉnh theo đối tượng so sánh độc lập là giá tính thuế, chi phí kê khai để xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của người nộp thuế.

[3] Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận thuần:

- Tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu, chi phí hoặc tài sản của người nộp thuế thực hiện giao dịch liên kết được điều chỉnh theo tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay trên doanh thu, chi phí hoặc tài sản của các đối tượng so sánh độc lập được chọn, trên cơ sở đó điều chỉnh, xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

-Lợi nhuận thuần không bao gồm chênh lệch doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính.

- Tỷ suất lợi nhuận thuần được lựa chọn là giá trị thuộc khoảng giao dịch độc lập chuẩn của tỷ suất lợi nhuận thuần của các đối tượng so sánh độc lập được chọn để điều chỉnh, xác định thu nhập chịu thuế và nghĩa vụ thuế phải nộp của người nộp thuế phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Nghị định này.

- Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo quy định của pháp luật về kế toán, quản lý thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Lưu ý: Việc lựa chọn tỷ suất lợi nhuận bao gồm tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất lợi nhuận thuần tính trên doanh thu, chi phí hoặc tài sản phụ thuộc vào bản chất và điều kiện kinh tế của giao dịch, chức năng của người nộp thuế và phương pháp hạch toán kế toán của các bên. Cơ sở xác định tỷ suất lợi nhuận là số liệu kế toán của người nộp thuế về doanh thu, chi phí hoặc tài sản không do các bên liên kết kiểm soát, quyết định.

3 Nguyễn Thị Hồng Phấn

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...