Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm của ai?
Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm của? Phương pháp hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu môn Ngữ Văn trung học phổ thông?
Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm của ai?
Dưới đây là thông tin truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm của ai:
Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu.
Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822 mất năm 1888, tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai.
Nguyễn Đình Chiểu quê tại tỉnh Gia Định, huyện Bình Dương, làng Tân Thới. Ông là người xuất thân gia đình nho giáo, vào năm 1843 tại Gia Định tổ chức thi tú tài ông đã tham gia và đỗ tú tài.
Để tiếp nối con đường học vấn năm 1846 ông ra Huế học tập, nhưng nghe tin mẹ mất, ông đã quay trở về quê nhà để chịu tang mẹ.
Không may, trên đường trở về quê, ông đã bị mất đi thị lực.
Điều đó không đủ để ngăn lại bước chân của một thiên tài như ông, ông quyết tâm tu chí, cố gắng mày mò học tập, sau đó ông đã mở một trường học, vừa làm thầy giáo vừa làm thầy thuốc cho nhân dân.
Chí học hành của ông không đứt đoạn, ông đã mang thơ của mình với tiếng danh Đồ Chiều vang xa khắp nơi.
Tới thời điểm giặc Pháp xâm lược, ông đã cố gắng mọi cách ủng hộ Việt Nam bằng mưu kế, chiến lược của mình.
Đối với sự nghiệp sáng tác, Lục Vân Tiên là một trong những bài thơ chữ nôm nổi tiếng nhất của ông.
Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm của ai trên chỉ mang tính chất tham khảo.
>> Ngồi khóc trên cây là tác phẩm của nhà văn nào?
>> Truyện cổ tích: Sự tích ngày và đêm?
Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm của ai? (Hình từ Internet)
Phương pháp hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu môn Ngữ Văn trung học phổ thông quy định ra sao?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 6 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
Thông qua phương pháp và hình thức tổ chức dạy đọc, viết, nói và nghe các kiểu, loại văn bản đa dạng, môn Ngữ văn trực tiếp hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất chủ yếu với những biểu hiện chính sau đây:
- Biết yêu thiên nhiên, yêu đất nước với những biểu hiện phong phú trong cuộc sống cũng như trong văn học; yêu quý và tự hào về truyền thống của gia đình, quê hương, đất nước; kính trọng, biết ơn người lao động, người có công với đất nước; biết trân trọng và bảo vệ cái đẹp; giới thiệu và giữ gìn các giá trị văn hoá, các di tích lịch sử; có lí tưởng sống và có ý thức sâu sắc về chủ quyền quốc gia và tương lai của dân tộc.
- Biết quan tâm đến những người thân, tôn trọng bạn bè, thầy cô; biết nhường nhịn, vị tha; biết xúc động trước những con người và việc làm tốt, giữ được mối quan hệ hài hoà với người khác; biết cảm thông, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, tình yêu thương đối với những người xung quanh cũng như đối với các nhân vật trong tác phẩm; tôn trọng sự khác biệt về hoàn cảnh và văn hoá, biết tha thứ, độ lượng với người khác.
- Chăm đọc sách báo; thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập, siêng năng trong công việc gia đình, nhà trường; yêu lao động, có ý chí vượt khó; tích cực rèn luyện để chuẩn bị nghề nghiệp cho tương lai.
- Sống thật thà, ngay thẳng, thành thật với bản thân và người khác; yêu lẽ phải, trọng chân lí; thẳng thắn trong việc thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của mình.
- Biết giữ lời hứa, dám chịu trách nhiệm về lời nói, hành động và hậu quả do công việc mình đã làm; có thái độ và hành vi tôn trọng các quy định chung nơi công cộng; có ý thức sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân; biết giữ gìn tư cách, bản sắc của công dân Việt Nam; đồng thời, biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại để hội nhập quốc tế, trở thành công dân toàn cầu.
Phương pháp hình thành và phát triển các năng lực chung môn Ngữ Văn trung học phổ thông quy định ra sao?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 6 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
Môn Ngữ văn có nhiều ưu thế trong việc góp phần hình thành và phát triển toàn diện các năng lực chung nêu trong Chương trình tổng thể. Những năng lực chung này được hình thành và phát triển không chỉ thông qua nội dung dạy học mà còn thông qua phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới với việc chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động tiếp nhận và tạo lập văn bản.
- Năng lực tự chủ và tự học:
Môn Ngữ văn hình thành, phát triển các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Đây là công cụ quan trọng để học sinh học các môn học khác và tự học. Học sinh biết tự tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn nguồn tài liệu phù hợp với các mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; biết lưu trữ và xử lí thông tin bằng các hình thức phù hợp.
Thông qua đọc, viết, nói và nghe các kiểu, loại văn bản đa dạng, môn Ngữ văn mang lại cho học sinh những trải nghiệm phong phú; nhờ đó, học sinh phát triển được vốn sống; có khả năng nhận biết cảm xúc, tình cảm, sở thích, cá tính và khả năng của bản thân; biết tự làm chủ để có hành vi phù hợp, sự tự tin và tinh thần lạc quan trong học tập và đời sống. Môn Ngữ văn cũng giúp học sinh có khả năng suy ngẫm về bản thân, tự nhận thức, tự học và tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:
Môn Ngữ văn là môn học đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành, phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh.
Qua môn Ngữ văn, học sinh biết xác định mục đích giao tiếp, lựa chọn nội dung, kiểu văn bản và thể loại, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp khác phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp để thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đề trong học tập và đời sống; biết tiếp nhận các kiểu văn bản và thể loại đa dạng; chủ động, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ trong giao tiếp.
Cũng qua môn Ngữ văn, học sinh phát triển khả năng nhận biết, thấu hiểu và đồng cảm với suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác; biết sống hoà hợp và hoá giải các mâu thuẫn; thiết lập và phát triển mối quan hệ với người khác; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
Năng lực giải quyết vấn đề trong môn Ngữ văn được thể hiện ở khả năng đánh giá nội dung của văn bản, biết làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; biết phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng, độ tin cậy của những thông tin và ý tưởng mới; biết quan tâm tới các chứng cứ khi nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng; biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.
Môn Ngữ văn đề cao vai trò của học sinh với tư cách là người đọc tích cực, chủ động, không chỉ trong hoạt động tiếp nhận mà còn trong việc tạo nghĩa cho văn bản. Khi viết, học sinh cần phải bắt đầu từ việc hình thành ý tưởng và triển khai ý tưởng một cách sáng tạo. Qua việc học môn Ngữ văn, nhất là đọc và viết về văn học, học sinh có được khả năng đề xuất ý tưởng, tạo ra sản phẩm mới; suy nghĩ không theo lối mòn, biết cách giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, phù hợp với tình huống, bối cảnh.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];