Thí sinh tự do: Hạn chót để đăng ký dự thi THPT Quốc gia khi nào?

Hạn chót để đăng ký dự thi THPT Quốc gia đối với thí sinh tự do là khi nào? Giáo viên THPT có cần phải có bằng thạc sĩ không?

Đăng bài: 10:13 22/04/2025

Thí sinh tự do: Hạn chót để đăng ký dự thi THPT Quốc gia khi nào?

Căn cứ theo Phụ lục I Kế hoạch Chuẩn bị, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 ban hành kèm theo Công văn 1239/BGDĐT-QLCL năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về thời gian đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT như sau:

6

Tổ chức cho các thí sinh ĐKDT, đăng ký xét công nhận tốt nghiệp theo hình thức trực tuyến; nhập phiếu ĐKDT, đăng ký xét công nhận tốt nghiệp đối với các thí sinh nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp.

Các sở GDĐT

Đơn vị ĐKDT do sở GDĐT quy định

Từ ngày 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4/2025

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28/6/2025. Trong đó: Ngày 25/6/2025 làm thủ tục dự thi; ngày 26, 27/6/2025 tổ chức coi thi; ngày 28/6/2025 dự phòng.

Như vậy, đối với thí sinh dự thi tự do, hạn chót để đăng ký dự thi THPT Quốc gia là vào lúc 17g ngày 28 tháng 4 năm 2025.

Trên đây là thông tin về Thí sinh tự do: Hạn chót để đăng ký dự thi THPT Quốc gia khi nào?

Thí sinh tự do: Hạn chót để đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT khi nào?

Thí sinh tự do: Hạn chót để đăng ký dự thi THPT Quốc gia khi nào?

Giáo viên đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh THPT trong từng học kì và cả năm học như thế nào?

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:

Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh
1. Căn cứ và tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh
a) Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông.
b) Giáo viên môn học căn cứ quy định tại điểm a khoản này nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập môn học.
c) Giáo viên chủ nhiệm căn cứ quy định tại điểm a khoản này theo dõi quá trình rèn luyện và học tập của học sinh; tham khảo nhận xét, đánh giá của giáo viên môn học, thông tin phản hồi của cha mẹ học sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giáo dục học sinh; hướng dẫn học sinh tự nhận xét; trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo các mức quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì và cả năm học
Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
a) Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì
- Mức Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có nhiều biểu hiện nổi bật.
- Mức Khá: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có biểu hiện nổi bật nhưng chưa đạt được mức Tốt.
- Mức Đạt: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
- Mức Chưa đạt: Chưa đáp ứng được yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
b) Kết quả rèn luyện của học sinh cả năm học
- Mức Tốt: học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá từ mức Khá trở lên.
- Mức Khá: học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá từ mức Đạt trở lên; học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Tốt; học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá mức Đạt hoặc Chưa đạt.
- Mức Đạt: học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Khá, Đạt hoặc Chưa đạt; học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá mức Chưa đạt.
- Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

Như vậy, kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì và cả năm học được giáo viên đánh giá như sau:

- Đối với kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì: Mức Tốt, Khá, Đạt và Chưa đạt.

- Đối với kết quả rèn luyện của học sinh trong cả năm học:

+ Mức Tốt: Học kì I được đánh giá từ mức Khá trở lên, học kì II được đánh giá mức Tốt;

+ Mức Khá: Học kì I được đánh giá từ mức Đạt trở lên, học kì II được đánh giá mức Khá; học kì I được đánh giá mức Tốt, học kì II được đánh giá mức Đạt; học kì I được đánh giá mức Đạt hoặc Chưa đạt, học kì II được đánh giá mức Tốt;

+ Mức Đạt: Học kì I được đánh giá mức Khá, học kì II được đánh giá mức Đạt, Khá hoặc Chưa đạt; học kì I được đánh giá mức Chưa đạt, học kì II được đánh giá mức Khá;

Mức Chưa đạt: Các trường học còn lại.

Giáo viên THPT có cần phải có bằng thạc sĩ không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
...

Theo quy định của pháp luật, đối với nhà giáo giảng dạy trình độc đại học thì mới cần bằng thạc sĩ. Còn đối với giáo viên THPT không nhất thiết phải có bằng thạc sĩ nhưng buộc phải có các bằng cấp, chứng chỉ sau:

- Giáo viên trung học phổ thông cần có bằng cử nhân cuộc ngành dào tạo giáo viên trở lên; Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

9 Ngô Quang Khánh

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...