Những lúc con nghỉ học dài ngày mới thấy thương thầy cô nhiều hơn

Mỗi lớp học, trên dưới 50 học trò mà thầy cô vẫn quản được hàng ngày, còn mình chỉ có 2 đứa con ở nhà trong mấy tuần mà nhiều khi cũng bực dọc, mệt mỏi.

Đăng bài: 14:35 13/02/2020

Suốt mấy tuần nay 2 đứa con nghỉ học, chị T. cảm thấy mình nhiều lúc bất lực trước thời gian biểu hàng ngày của con. Bài tập chị cũng giao, cũng hướng dẫn con làm nhưng hết bài tập con sẽ làm gì thì chị lúng túng.

Bởi, nếu như trước đây có thể chị nói với mấy đứa con của mình ra đường chơi với mấy đứa bạn hàng xóm nhưng từ ngày có dịch bệnh Corona thì không còn mấy đứa trẻ ra đường, có lẽ nhà nào cũng sợ nên đều bắt con ngồi chơi ở trong nhà.

Những lúc này, chị mới cảm thấy thương và cảm thông với thầy cô của con mình nhiều hơn. Mỗi lớp học, trên dưới 50 học trò mà thầy cô vẫn quản được hàng ngày, còn mình chỉ có 2 đứa con ở nhà trong mấy tuần mà nhiều khi cũng bực dọc, mệt mỏi.

Nhiều phụ huynh cảm thông hơn với công việc hàng ngày của giáo viên

trong kỳ nghỉ phòng tránh dịch bệnh (Ảnh minh họa: laodong.vn)

Vừa cầm chiếc điện thoại lên và mở màn hình, chị T. thấy màn hình điện thoại của mình luôn nháy nhộn nên chị lên tiếng gọi thằng M.- đứa con trai lớn hiện đang học lớp 6 của mình ra…hỏi tội.

Thằng bé đang chơi với em hốt hoảng vội vàng chạy từ trong phòng ngủ ra phòng khách thì liền bị mẹ chất vấn dồn dập về chuyện vì sao con chơi điện thoại của mẹ mà để nó như thế này?

Thằng bé mặt mày tái mét nhưng bình tĩnh lại rồi nó cầm điện thoại của mẹ bấm bấm mấy cái thì màn hình điện thoại của mẹ nó trở lại bình thường. Đưa chiếc điện thoại lại cho mẹ mình, thằng bé vừa đi vào vừa lẩm bẩm: “Mẹ lạ thật, con hư cũng vì điện thoại, điện thoại hư thì cũng tại con, đằng nào mẹ cũng nói được…”.

Chị T. liền gọi giật con trai mình lại và hỏi con vừa nói gì, nói lại cho mẹ nghe. Thằng bé ấp úng đáp lại: “Dạ, thì mấy ngày nay con chơi game thì mẹ nói là không đi học, suốt ngày cắm đầu vào điện thoại rồi hư người. Hôm nay, điện thoại của mẹ hư thì mẹ lại bảo…tại con nên điện thoại của mẹ hư”.

Nghe con nói vậy, chị T. cũng chỉ nói thêm vài câu nạt con để cho nó sợ rồi đi vào nhưng có lẽ chị đã đuối lý trước con mình. Mấy tuần nay, con nghỉ học, chơi game nhiều hơn, nhiều khi khuyên ngăn không được nên đã có lúc chị nóng giận mà la mắng con vô cớ.

Suốt hơn 3 tuần này, cu M. được nghỉ học vì sau nghỉ Tết Nguyên đán lại tiếp tục được nghỉ 2 tuần để phòng tránh dịch bệnh Corona nên suốt ngày cứ quanh quẩn ở trong nhà.Mấy ngày Tết còn được cha mẹ chở đi đến nhà anh em, bạn bè chúc Tết, còn được cho đến những điểm du lịch vui chơi nên cũng khuây khỏa nỗi buồn khi phải xa trường lớp.

Hơn 1 tuần nay được nghỉ để phòng dịch bệnh thì suốt ngày cứ ru rú ở nhà. Hết phòng ngủ lại ra phòng khách. Hết đọc truyện, học online lại sang chơi game, xem clip….riết rồi cũng chán.

Đòi cha mẹ chở ra ngoài chơi nhưng vì suốt ngày đài báo nói về tình hình dịch bệnh nên nào có được đi đâu. Vì thế, hết bài học lại mượn điện thoại của cha hoặc mẹ xem clip hài rồi chơi game online nên cu M. thường hay bị mẹ la mắng vì mỗi lần bảo dừng chơi nhưng vì đang chơi dở nên cứ phải nán lại thêm vài phút nữa.

Chị T. tâm sự với chúng tôi: Tất cả cũng chỉ vì dịch bệnh Corona mà ra cả. Đáng lẽ ra là hàng ngày cháu học ở trường, tham gia các hoạt động ngoại khóa rồi về nhà học tập nên thời gian rảnh không nhiều. Mỗi ngày, các con chị chỉ cầm điện thoại vài chục phút giải trí nên không quá lo lắng.

Thế nhưng, giờ đây thì các con chị ở nhà suốt ngày. Khi thấy con học bài thì không sao nhưng cứ thấy con cầm điện thoại mà nghe im im là biết con đang chơi game online nên trong người chị T. lại nóng giận. Chị chỉ sợ con mình sa vào game rồi nghiện, rồi xao nhãng chuyện học hành sau này.

Nhưng vì nghỉ học, bài tập trong mấy tuần nghỉ đã làm hết từ lâu rồi, học trước, đọc trước thì có phải môn nào cũng học được đâu nên mấy đứa con của chị đọc một hồi rồi chán. Ngày này qua ngày khác, cứ thấy điện thoại của cha mẹ bỏ ra là nó lại tìm cách “mượn” liền.

Lúc nào cũng nói con “mượn” để học nhưng chỉ học được một chút là mấy đứa nhỏ lại bắt đầu chơi game, la quá thì chúng nó xem hài, xem phim hoạt hình nhưng game online mới làm cho mấy đứa con của chị thích thú.

Thấy cảm thông và thương thầy cô của con mình nhiều hơnKhi trò chuyện với chúng tôi, chị T. luôn thể hiện sự biết ơn và đề cao thầy cô của con mình ở trường, chị nói: Những lúc nhắc con dừng chơi game không được hay thấy 2 đứa con trêu chọc nhau khiến chị mệt mỏi và chỉ mong tình hình dịch bệnh nhanh chóng ổn định để các con đi học lại.

Đi học thì các con có nền nếp, ăn uống, nghỉ ngơi cũng có một lịch trình cụ thể. Nhất là khi các con ở trường thì không phải đau đầu vì chuyện chúng mải mê chơi game hay anh em quậy phá nhau.

Thời gian ở nhà ít, các con còn phải lo chuyện học hành nên không dám chơi nhiều. Lúc đó, mình có nhắc con cũng có cái cớ để nói. Giờ nghỉ học, bài tập không có, nhắc con học hành thì cũng đâu có bài tập đâu, chủ yếu là cho chúng xa điện thoại, máy tính chút nào hay chút nấy.

Những lúc mệt mỏi, vất vả trước 2 đứa con, chị cứ thầm cảm ơn thầy cô của các con ở trường. Mỗi lớp mấy chục học trò, mỗi đứa một tính cách vậy mà thầy cô dạy được. Mình có 2 đứa con, nó lại là con mình sinh ra mà nói còn rắn mặt, chỉ muốn đánh như chơi.

Chắc thầy cô có nghiệp vụ sư phạm và cũng có lẽ thầy cô cũng đã phải nhún nhường trước những trò nghịch ngợm của học trò, thậm chí có cả những hành động, lời lẽ ngỗ ngược của học trò.

Vậy mà, thầy cô vẫn quản lý, dạy dỗ học trò- những đứa con của mình được tốt, có nền nếp và biết vâng lời.

Thế nhưng, chỉ cần một sự cố nhỏ là phụ huynh, một số người lên tiếng chửi bới, thóa mạ và đòi đuổi khỏi ngành! Những lúc con nghỉ ở nhà nhiều ngày như thế này mới cảm thấy cảm thông và biết ơn cô thầy của con ở trường nhiều hơn.

0

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

23/01/2025

Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy: Phong tục truyền thống đầy ý nghĩa? Các quyền của người học theo Luật Giáo dục như thế nào?

21/01/2025

Những câu chúc Tết giáo viên nào mang ý nghĩa sâu sắc nhất? Giáo viên, học sinh trên cả nước có lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 như thế nào?

17/01/2025

Những lời chúc Tết Âm lịch 2025 cho thầy cô hay, ý nghĩa nhất? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh, giáo viên 63 tỉnh thành?

16/01/2025

Hướng dẫn viết đoạn văn bày tỏ tình cảm với người gần gũi nhất dành cho học sinh lớp 4? Lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên lớp 4?

Giấy phép kinh doanh số: 0315459414

Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều Phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028)39302288

Zalo: (028)39302288

Email: [email protected]


CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ

Hướng dẫn sử dụng

Quy chế hoạt động

Quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tranh chấp

Chính sách bảo mật thông tin

Quy chế bảo vệ DLCN

Thỏa thuận bảo vệ DLCN

Phí dịch vụ

Liên hệ

Sitemap


© 2025 All Rights Reserved