Thừa phát lại tuyển dụng: Làm Thừa phát lại là gì?

Học Luật ra có thể có nhiều lựa chọn công việc, định hướng, sự nghiệp, và việc ứng tuyển vào các Văn phòng thừa phát lại làm một trong những lựa chọn, hướng đi đó.. Câu hỏi “Học luật ra có thể làm gì?” có thể bạn đã đọc được ở rất nhiều những bài viết, diễn đàn về nghề Luật rồi. Nên NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT sẽ không đề cập đến bức tranh tổng thể nữa mà sẽ đi vào chi tiết, từng công việc, từng ngành nghề mà bạn có thể làm khi tốt nghiệp trường Luật. Đầu tiên là nghề “Thừa phát lại”.

Đăng bài: 09:00 24/03/2020

1. Thừa phát lại là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động thừa phát lại thì “Thừa phát lại” là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Trên là định nghĩa theo quy định của pháp luật. Sẽ có rất nhiều thắc mắc về ý nghĩa của từ “Thừa phát lại”, cụ thể nó là gì? NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT xin giải nghĩa như sau:

Thừa: Ở đây được hiểu là “thừa lệnh”, là thực hiện một công việc theo chỉ đạo của cấp trên.

Phát: Ở đây được hiểu là “tống phát”, là hành vi đi phát, truyền đạt những văn bản đến nơi theo quy định.

Lại: Từ lại ở đây không được hiểu là “lặp lại”. Từ “lại” ở đây được hiểu là “quan lại”

Vậy Thừa phát lại được hiểu là người thực hiện công việc đi tống phát, tống đạt văn bản, hồ sơ… theo lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đó là hiểu theo mặt ngữ nghĩa, còn thực tiễn pháp luật cho phép một Thừa phát lại nhiều quyền, chức năng hơn trong hoạt động nghề nghiệp của mình, cụ thể là những gì xin mời các bạn đọc tiếp.

Kết quả hình ảnh cho thừa phát lại

2. Công việc của Thừa phát lại là gì?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì một Thừa phát lại sẽ được thực hiện những công việc sau:

- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định và pháp luật có liên quan.

- Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của.

-> Vi bằng là gì? Vi bằng là văn bản được lập bởi Thừa phát lại nhằm mục đích ghi nhận sự kiện đã xảy ra, được ghi nhận bởi Thừa phát lại. Vi bằng có giá trị làm bằng chứng trước Tòa.

VD: Bạn A yêu bạn B, hôm nay A mua cho B một bịch bánh tráng trộn, A đề nghị Thừa phát lại lập vi bằng về hành vi cho bánh tráng trộn này để ghi nhận sự kiện này là có thật. Để sau này lỡ có vấn đề gì còn đem ra làm bằng chứng trước tòa.

- Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của và pháp luật có liên quan.

- Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định và pháp luật có liên quan.

3. Một thừa phát lại sẽ không được làm những công việc sau:

- Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

- Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.

- Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.

- Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

- Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

4. Để trở thành một Thừa phát lại, bạn phải có những tiêu chuẩn nào?

- Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

- Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

- Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại tại Học viện tư pháp.

- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

5. Hiện tại thì ở đâu có thể hành nghề thừa phát lại?

Hiện tại theo quy định, một Thừa phát lại có thể tiến hành lập vi bằng trên phạm vi Toàn quốc. Trước đây khi tiến hành thí điểm hoạt động Thừa phát lại, thì các công việc thừa phát lại chỉ được tổ chức hoạt động ở một số địa phương. Tuy nhiên, hiện nay chế định thí điểm đã chính thức bị bãi bỏ, hoạt động Thừa phát lại đã được pháp luật chính thức quy định chung trên phạm vi toàn quốc.

Trên là một số thông tin cần thiết để trở thành một Thừa phát lại, cũng như một số thông tin giúp “giải ngố” về một nghề khá mới tại Việt Nam những năm gần đây. Nếu bạn muốn thử sức, đừng ngần ngại.

 

 

1

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

20/01/2025

Thư ký thừa phát lại cần những kỹ năng gì cho công việc và sự phát triển của nghề nghiệp này hiện tại như thế nào?

19/01/2025

Trong bảo vệ quyền lợi pháp lý vi bằng thừa phát lại có vai trò gì? Những lưu ý quan trọng nào khi sử dụng vi bằng trong các tranh chấp pháp lý?

19/01/2025

Thừa phát lại có vai trò quan trọng như thế nào? Vai trò của thừa phát lại cụ thể như thế nào trong việc thực hiện công lý?

16/01/2025

Tại sao vi bằng thừa phát lại lại có vai trò quan trọng trong pháp luật? Vai trò của vi bằng thừa phát lại trong cuộc sống và pháp lý là gì?

Giấy phép kinh doanh số: 0315459414

Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều Phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028)39302288

Zalo: (028)39302288

Email: [email protected]


CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ

Hướng dẫn sử dụng

Quy chế hoạt động

Quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tranh chấp

Chính sách bảo mật thông tin

Quy chế bảo vệ DLCN

Thỏa thuận bảo vệ DLCN

Phí dịch vụ

Liên hệ

Sitemap


© 2025 All Rights Reserved