Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Để được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại thì luật sư cần có thời gian hành nghề bao nhiêu năm?
Cho tôi hỏi nếu đang hành nghề luật sư mà muốn chuyển sang làm Thừa phát lại thì cần đáp ứng những điều kiện gì? Có phải luật sư khi chuyển sang Thừa phát lại thì sẽ được miễn đào tạo nghề hay không? Trong trường hợp tôi muốn kiêm nhiệm cả 02 nghề cùng một lúc thì có thể thực hiện được không?
Để hành nghề Thừa phát lại thì cá nhân cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện để hành nghề thừa phát lại như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại
1. Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
3. Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
4. Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
5. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
Như vậy, nếu bạn là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật và đáp ứng được các điều kiện khác theo quy định nêu trên thì có thể từ luật sư chuyển sang hành nghề Thừa phát lại
Để được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại thì luật sư cần có thời gian hành nghề bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Để được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại thì luật sư cần có thời gian hành nghề bao nhiêu năm?
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về trường hợp miễn đào tạo nghề Thừa phát lại như sau:
Đào tạo, bồi dưỡng nghề Thừa phát lại và công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài
1. Người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, 2 Điều 6 của Nghị định này được tham gia khóa đào tạo nghề Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp. Hồ sơ đăng ký tham gia khóa đào tạo nghề Thừa phát lại được lập thành 01 bộ bao gồm: Giấy đăng ký tham gia khóa đào tạo nghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật để đối chiếu.
Người hoàn thành khóa đào tạo được cấp Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghề Thừa phát lại.
2. Miễn đào tạo nghề Thừa phát lại đối với người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên; luật sư, công chứng viên đã hành nghề từ 05 năm trở lên; giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật; người đã là thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên chính, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; người đã là thanh tra viên cao cấp, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật; người đã là thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành thi hành án dân sự.
...
Theo quy đinh trên thì luật sư khi chuyển sang làm Thừa phát lại thì sẽ được miễn đào tạo nghề. Tuy nhiên chỉ miễn đào tạo đối với luật sư có thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên.
Có thể đồng thời vừa hành nghề Thừa phát lại vừa hành nghề luật sư hay không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về những điều Thừa phát lại không được làm như sau:
Những việc Thừa phát lại không được làm
1. Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
2. Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.
3. Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.
4. Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
5. Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cá nhân không thể vừa hành nghề thừa phát lại vừa hành nghề luật sư cùng lúc được.
Các bạn có thể tìm việc làm Thừa phát lại tại đây:
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Thư ký thừa phát lại cần những kỹ năng gì cho công việc và sự phát triển của nghề nghiệp này hiện tại như thế nào?
Trong bảo vệ quyền lợi pháp lý vi bằng thừa phát lại có vai trò gì? Những lưu ý quan trọng nào khi sử dụng vi bằng trong các tranh chấp pháp lý?
Thừa phát lại có vai trò quan trọng như thế nào? Vai trò của thừa phát lại cụ thể như thế nào trong việc thực hiện công lý?
Tại sao vi bằng thừa phát lại lại có vai trò quan trọng trong pháp luật? Vai trò của vi bằng thừa phát lại trong cuộc sống và pháp lý là gì?