Có thể hành nghề công chứng viên ngay khi tốt nghiệp chuyên ngành luật hay không?

Cho hỏi tôi hỏi vừa mới tốt nghiệp trường luật ra thì có thể hành nghề công chứng được hay không? Cần phải đáp ứng được những điều kiện nào để có thể hành nghề, trở thành công chứng viên? Câu hỏi của anh Đạt từ Bình Dương

Đăng bài: 14:00 25/03/2023

Có thể hành nghề công chứng viên ngay khi tốt nghiệp chuyên ngành luật hay không?

Căn cứ Điều 8 Luật Công chứng 2014 quy định về tiêu chuẩn đối với công chứng viên như sau:

Tiêu chuẩn công chứng viên

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:

1. Có bằng cử nhân luật;

2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;

4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng."

Theo quy định thì để hành nghề công chứng cá nhân cần phải có ít nhất 05 năm công tác pháp luật tại các cơ quan, tổ chức; tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng cũng như đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng để hành nghề.

Do đó, người mới tốt nghiệp chuyên ngành luật thì không thể hành nghề công chứng ngay được

Có thể hành nghề công chứng viên ngay khi tốt nghiệp chuyên ngành luật hay không?

Có thể hành nghề công chứng viên ngay khi tốt nghiệp chuyên ngành luật hay không? (Hình từ Internet)

Để được hành nghề công chứng viên thì cần trải qua trình tự các bước như thế nào?

Để đáp ứng được các tiêu chuẩn đối với một công chứng viên thì cá nhân cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Tham gia đào tạo nghề công chứng

Căn cứ theo Điều 9 Luật Công chứng 2014 thì người có bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng.

Thời gian của khóa đào tạo là 12 tháng, người hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.

Bước 2: Tập sự hành nghề công chứng

Theo Điều 11 Luật Công chứng 2014 thì sau khi có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng.

Người tập sự có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự.

Người tập sự phải đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự.

Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ ngày đăng ký tập sự.

Trong thời gian này, người tập sự hành nghề công chứng được hướng dẫn các kỹ năng hành nghề và thực hiện các công việc liên quan đến công chứng do công chứng viên hướng dẫn phân công và chịu trách nhiệm trước công chứng viên hướng dẫn về những công việc đó.

Khi hết thời gian tập sự, người tập sự hành nghề công chứng phải có báo cáo bằng văn bản về kết quả tập sự có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn và xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự gửi đến Sở Tư pháp nơi mình đã đăng ký tập sự; được đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.

Bước 3: Bổ nhiệm công chứng viên

Căn cứ Điều 12 Luật Công chứng 2014 thì sau khi đã hoàn thành 02 bước nêu trên và đạt kết quả kiểm tra thì cá nhân sẽ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên.

Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên được gửi đến Sở Tư pháp nơi người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng, hồ sơ bao gồm:

(1) Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;

(2) Phiếu lý lịch tư pháp;

(3) Bản sao bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật;

(4) Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật;

(5) Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.

Đối với người được miễn đào tạo nghề công chứng thì phải có bản sao giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng và giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng.

(6) Bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng;

(7) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm; trường hợp từ chối đề nghị thì phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm công chứng viên; trường hợp từ chối bổ nhiệm phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do, gửi cho Sở Tư pháp và người đề nghị bổ nhiệm.

Trường hợp nào thì được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định hiện nay?

Căn cứ Điều 10 Luật Công chứng 2014 quy định về trường hợp miễn đào tạo nghề công chứng như sau:

Miễn đào tạo nghề công chứng

1. Những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng:

a) Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;

b) Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;

c) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;

d) Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

2. Người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều này phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 03 tháng.

Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.

3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo quy định trên thì các trường hợp được miễn đào tạo nghề công chứng bao gồm:

(1) Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;

(2) Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;

(3) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;

(4) Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

2

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

20/01/2025

Thư ký thừa phát lại cần những kỹ năng gì cho công việc và sự phát triển của nghề nghiệp này hiện tại như thế nào?

19/01/2025

Trong bảo vệ quyền lợi pháp lý vi bằng thừa phát lại có vai trò gì? Những lưu ý quan trọng nào khi sử dụng vi bằng trong các tranh chấp pháp lý?

19/01/2025

Thừa phát lại có vai trò quan trọng như thế nào? Vai trò của thừa phát lại cụ thể như thế nào trong việc thực hiện công lý?

16/01/2025

Tại sao vi bằng thừa phát lại lại có vai trò quan trọng trong pháp luật? Vai trò của vi bằng thừa phát lại trong cuộc sống và pháp lý là gì?

Giấy phép kinh doanh số: 0315459414

Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều Phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028)39302288

Zalo: (028)39302288

Email: [email protected]


CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ

Hướng dẫn sử dụng

Quy chế hoạt động

Quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tranh chấp

Chính sách bảo mật thông tin

Quy chế bảo vệ DLCN

Thỏa thuận bảo vệ DLCN

Phí dịch vụ

Liên hệ

Sitemap


© 2025 All Rights Reserved