Từ chức là gì? Khi nào thì xem xét từ chức?
Quy định pháp luật về từ chức đối với Cán bộ là gì? Khi nào thì xem xét từ chức cho Cán bộ? Quy trình quyết định việc miễn nhiệm, cho từ chức trong bao nhiêu lâu?
Từ chức là gì? Khi nào thì xem xét từ chức?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ có quy định nhu sau:
Giải thích từ ngữ
1. Miễn nhiệm là việc cấp có thẩm quyền quyết định cho cán bộ thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm do không đáp ứng được yêu cầu công việc, uy tín giảm sút, có vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức.
2. Từ chức là việc cán bộ tự nguyện xin thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm và được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
3. Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm giảm uy tín của bản thân và tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi đảng viên sinh hoạt, công tác.
....
Căn cứ theo Điều 6 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ có quy định về căn cứ xem xét từ chức như sau:
Căn cứ xem xét từ chức
Việc xem xét đối với cán bộ xin từ chức được căn cứ vào một trong các trường hợp sau:
1. Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
2. Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng.
3. Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.
4. Vì lý do chính đáng khác của cá nhân.
Căn cứ theo Điều 7 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ có quy định về căn cứ xem xét việc miễn nhiệm, từ chức liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu như sau:
Căn cứ xem xét việc miễn nhiệm, từ chức liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu
Việc xem xét miễn nhiệm, từ chức liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu khi cấp có thẩm quyền kết luận để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách xảy ra tham nhũng, tiêu cực; căn cứ vào một trong các trường hợp sau:
1. Miễn nhiệm đối với người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng.
2. Người đứng đầu lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực thì tuỳ tính chất, mức độ sai phạm để xem xét cho từ chức.
3. Cho từ chức đối với người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng.
Như vậy, thông qua quy định trên thì từ chức là việc cán bộ tự nguyện xin thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm và được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
- Đồng thời, việc xem xét đối với cán bộ xin từ chức được căn cứ vào một trong các trường hợp sau:
- Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng.
- Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.
- Vì lý do chính đáng khác của cá nhân.
Mặt khác, việc xem xét miễn nhiệm, từ chức liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu khi cấp có thẩm quyền kết luận để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách xảy ra tham nhũng, tiêu cực; căn cứ vào một trong các trường hợp sau:
- Miễn nhiệm đối với người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng.
- Người đứng đầu lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực thì tuỳ tính chất, mức độ sai phạm để xem xét cho từ chức.
- Cho từ chức đối với người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng.
Từ chức là gì? Khi nào thì xem xét từ chức?
Quy trình quyết định việc miễn nhiệm, cho từ chức trong bao nhiêu lâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ có quy định cụ thể về Quy trình xem xét miễn nhiệm, từ chức như sau:
Quy trình xem xét miễn nhiệm, từ chức
1. Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm, từ chức, chậm nhất trong thời gian 10 ngày làm việc thì cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ hoặc cơ quan tham mưu về công tác cán bộ có trách nhiệm trao đổi với cán bộ và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, cho từ chức trong thời gian 10 ngày làm việc; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài không quá 15 ngày làm việc.
3. Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, các cơ quan có liên quan thực hiện quy trình, thủ tục theo quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, điều lệ, quy chế hoạt động của từng tổ chức.
Như vậy, thông qua quy định trên thì cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, cho từ chức trong thời gian 10 ngày làm việc; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài không quá 15 ngày làm việc.
Lưu ý quan trọng:
Theo Điều 1 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 thì phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng là quy định nguyên tắc, thẩm quyền, căn cứ, quy trình xem xét việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý; áp dụng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị (sau đây gọi chung là cán bộ).
Từ khóa: xem xét từ chức Từ chức là gì Từ chức xem xét miễn nhiệm Quy trình xem xét
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;
Bài viết mới nhất
