Cách tính trợ cấp phục viên theo Thông tư 19/2025/TT-BQP mới nhất?
Cách tính hưởng chính sách phục viên trợ cấp một lần cho số tháng công tác có đóng BHXH bắt buộc? Người tham gia và người thụ hưởng có trách nhiệm gì về chế độ bảo hiểm xã hội?
Cách tính trợ cấp phục viên theo Thông tư 19/2025/TT-BQP mới nhất?
Cụ thể, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 19/2025/TT-BQP có tuổi đời từ đủ 02 năm trở lên so với hạn tuổi phục vụ cao nhất theo hướng dẫn tại điểm a khoản 5 Điều 5 Thông tư 19/2025/TT-BQP, chưa đủ điều kiện nghỉ hưu và không đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi quy định tại Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, khi được cấp có thẩm quyền quyết định phục viên thì được hưởng chính sách, chế độ quy định tại Điều 9 Nghị định 178/2024/NĐ-CP; trong đó, chế độ trợ cấp phục viên một lần cho số tháng công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc,như sau:
Trợ cấp phục viên một lần cho số tháng công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Phục viên trong thời hạn 12 tháng đầu tiên kể từ ngày Quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền có hiệu lực
Mức trợ cấp phục viên cho số tháng công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc |
= |
Tiền lương tháng hiện hưởng hướng dẫn tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 19/2025/TT-BQP |
x 0,8 x |
Số tháng để tính hưởng trợ cấp phục viên hướng dẫn tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 19/2025/TT-BQP |
Phục viên từ tháng thứ 13 trở đi kể từ ngày Quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền có hiệu lực
Mức trợ cấp phục viên cho số tháng công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc |
= |
Tiền lương tháng hiện hưởng hướng dẫn tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 19/2025/TT-BQP
|
x 0,4 x |
Số tháng để tính hưởng trợ cấp phục viên hướng dẫn tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 19/2025/TT-BQP |
Ví dụ 1: Đồng chí Lê Trung Dũng, sinh tháng 9/1994, nhập ngũ tháng 9/2014, cấp bậc Thượng uý, chức vụ Trung đội trưởng. Tháng 6/2025, đơn vị đồng chí Dũng sáp nhập với đơn vị khác.
Theo quy định hiện hành, đồng chí Dũng chưa đủ điều kiện nghỉ hưu và không đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ hưu trước hạn tuổi theo quy định tại Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP và hướng dẫn Điều 6 Thông tư 19/2025/TT-BQP. Tháng 11/2025, đồng chí Dũng được cấp có thẩm quyền quyết định phục viên (tính đến thời điểm phục viên tháng 11/2025 đồng chí Dũng có 11 năm 03 tháng công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, được làm tròn 11,5 năm theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 19/2025/TT-BQP) và thuộc trường hợp phục viên trong thời hạn 12 tháng đầu tiên kể từ ngày Quyết định sáp nhập của cấp có thẩm quyền có hiệu lực.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP và hướng dẫn tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 19/2025/TT-BQP thì thời gian hưởng trợ cấp phục viên cho số tháng công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của đồng chí Dũng là 60 tháng.
Giả sử tiền lương hiện hưởng trước thời điểm phục viên (tháng 10/2025) của đồng chí Dũng là 15.000.000 đồng; ngoài được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, đồng chí Dũng được hưởng các chế độ sau:
Vì vậy, mà cách tính trong hạn 12 tháng như sau:
Trợ cấp phục viên một lần cho số tháng công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là: 15.000.000 đồng x 0,8 tháng x 60 tháng = 720.000.000 đồng.
Ví dụ 2: Cùng là đồng chí Lê Trung Dũng như nêu tại ví dụ 1. Tháng 11/2026, đồng chí Dũng được cấp có thẩm quyền quyết định phục viên (tính đến thời điểm phục viên tháng 11/2026 đồng chí Dũng có 12 năm 03 tháng công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, được làm tròn 12,5 năm theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 19/2025/TT-BQP) và thuộc trường hợp phục viên từ tháng thứ 13 trở đi kể từ ngày Quyết định sáp nhập của cấp có thẩm quyền có hiệu lực; thời gian hưởng trợ cấp phục viên cho số tháng công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của đồng chí Dũng là 60 tháng; ngoài được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, đồng chí Dũng được hưởng các chế độ sau:
Vì vậy, mà cách tính từ tháng 13 như sau:
Trợ cấp phục viên một lần cho số tháng công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là: 15.000.000 đồng x 0,4 x 60 tháng = 360.000.000 đồng.
Lưu ý: Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 điều 10 Thông tư 19/2025/TT-BQP đã được hưởng trợ cấp phục viên quy định tại Điều 9 Nghị định 178/2024/NĐ-CP thì không hưởng chế độ trợ cấp phục viên quy định tại Nghị định 21/2009/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định 52/2025/NĐ-CP và Nghị định 151/2016/NĐ-CP.
Xem thêm:
Cách tính hưởng chính sách phục viên cho trợ cấp một lần cho số tháng công tác có đóng BHXH bắt buộc theo Thông tư 19/2025/TT-BQP? (Hình internet)
Người tham gia và người thụ hưởng có trách nhiệm gì về chế độ bảo hiểm xã hội?
Căn cứ theo Điều 11 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về trách nhiệm của người tham gia và người thụ hưởng có trách nhiệm như sau:
Trách nhiệm của người tham gia và người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội có trách nhiệm sau đây:
a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này;
b) Theo dõi việc thực hiện trách nhiệm về bảo hiểm xã hội đối với mình;
c) Thực hiện việc kê khai chính xác, trung thực, đầy đủ thông tin theo đúng quy định về đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục, quy định khác về hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Hoàn trả tiền hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác định việc hưởng không đúng quy định;
c) Định kỳ hằng năm, người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội qua tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền để thực hiện việc xác minh thông tin đủ điều kiện thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Như vậy, trách nhiệm của người tham gia và người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội là:
- Người tham gia bảo hiểm xã hội có trách nhiệm sau đây:
+ Đóng bảo hiểm đúng quy định;
+ Theo dõi việc thực hiện BHXH đối với mình;
+ Kê khai trung thực, đầy đủ thông tin khi đăng ký tham gia.
- Người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có trách nhiệm sau đây:
+ Thực hiện đúng quy định, thủ tục hưởng chế độ BHXH;
+ Hoàn trả tiền nếu hưởng sai theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
+ Phối hợp xác minh thông tin định kỳ hàng năm với cơ quan BHXH hoặc đơn vị được ủy quyền.
Theo Nghị định 151 quy định về chế độ, chính sách cho quân nhân chuyên nghiệp phục viên như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 151/2016/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp phục viên cụ thể như sau:
Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp phục viên
Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp phục viên theo điểm a, c khoản 3 Điều 40 của Luật, được quy định như sau:
1. Được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm phục viên; được hỗ trợ đào tạo nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các tổ chức giới thiệu việc làm của các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế - xã hội khác.
2. Được hưởng trợ cấp phục viên một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi phục viên.
3. Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
4. Được ưu tiên cộng điểm trong thi tuyển hoặc xét tuyển công chức theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; hoặc được ưu tiên khi xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Như vậy, chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp phục viên là:
- Trợ cấp tạo việc làm: Nhận 6 tháng tiền lương cơ sở và được hỗ trợ đào tạo nghề hoặc giới thiệu việc làm.
- Trợ cấp phục viên một lần: Mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1 tháng lương liền kề trước khi phục viên.
- Chế độ bảo hiểm xã hội: Được nhận BHXH một lần hoặc bảo lưu thời gian tham gia BHXH.
- Ưu tiên tuyển dụng: Được cộng điểm hoặc ưu tiên khi thi tuyển công chức, viên chức theo quy định pháp luật.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];