Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Làm sao để trở thành Kiểm sát viên trung cấp Viện kiểm sát nhân dân từ năm 2025?

Kiểm sát viên trung cấp Viện kiểm sát nhân dân cần đáp ứng những điều kiện gì từ năm 2025? Kiểm sát viên trung cấp Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm?

Đăng bài: 11:30 21/07/2025

Làm sao để trở thành Kiểm sát viên trung cấp Viện kiểm sát nhân dân từ năm 2025?

Căn cứ Điều 75, Điều 78 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 (Có nội dung bị bãi bỏ bởi điểm a khoản 22 Điều 1 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân sửa đổi 2025 và được sửa đổi bởi điểm b khoản 22 Điều 1 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân sửa đổi 2025) quy định như sau:

Để trở thành Kiểm sát viên trung cấp Viện kiểm sát nhân dân cần đáp ứng các điều kiện chung về trình độ, đào tạo, sức khỏe và thời gian công tác như sau:

[1] Tiêu chuẩn chung để trở thành Kiểm sát viên bao gồm:

- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- Có trình độ cử nhân luật trở lên.

- Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.

- Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.

- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

[2] Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên trung cấp Viện kiểm sát nhân dân:

- Đã là Kiểm sát viên sơ cấp ít nhất 05 năm;

- Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;

- Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên sơ cấp;

Nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự:

- Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 78 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 và điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 76a Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự.

>> Cử nhân Luật có được tuyển chọn Kiểm sát viên sơ cấp Viện kiểm sát quân sự không?

>> Kiểm sát viên cao cấp cần đáp ứng những tiêu chuẩn bổ nhiệm gì?

Làm sao để trở thành Kiểm sát viên trung cấp Viện kiểm sát nhân dân từ năm 2025?

Kiểm sát viên trung cấp Viện kiểm sát nhân dân cần đáp ứng những điều kiện gì từ năm 2025? (Hình từ Internet)

Kiểm sát viên trung cấp Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quy định ra sao?

Căn cứ 83 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:

- Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.

Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình trong việc thực hành quyền công tố, tranh tụng tại phiên tòa và kiểm sát hoạt động tư pháp.

Kiểm sát viên phải chấp hành quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ được giao và phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với Viện trưởng; trường hợp Viện trưởng vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và Kiểm sát viên phải chấp hành nhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền. Viện trưởng đã quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với vi phạm pháp luật của Kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ được giao; có quyền rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của Kiểm sát viên.

- Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp do luật định.

- Trong vụ việc có nhiều Kiểm sát viên tham gia giải quyết thì Kiểm sát viên ở ngạch thấp hơn phải tuân theo sự phân công, chỉ đạo của Kiểm sát viên ở ngạch cao hơn.

- Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên có quyền ra quyết định, kết luận, yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật.

Từ khóa: Kiểm sát viên Kiểm sát viên trung cấp Viện kiểm sát nhân dân Kiểm sát viên trung cấp Viện kiểm sát nhân dân Viện trưởng viện kiểm sát

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...