Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra mấy ngày? Cách chuẩn bị lễ vật cúng Bà Chúa Xứ để cầu bình an, tài lộc?

Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra trong mấy ngày? Cách chuẩn bị lễ vật cúng Bà Chúa Xứ để cầu bình an, tài lộc?

Đăng bài: 13:05 16/04/2025

Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam 2025 diễn ra trong mấy ngày?

Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch hàng năm (Trong đó, ngày lễ chính là ngày 25 tháng 4), tại miếu Bà Chúa Xứ, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. 

*Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội

- Về nguồn gốc lịch sử của Lễ hội Bà Chúa Xứ – Núi Sam có khá nhiều câu chuyện và truyền thuyết được kể lại. Một trong những câu chuyện phổ biến nhất nhất kể rằng tượng Bà vốn nằm trên đỉnh núi Sam, và khi quân Xiêm đến xâm lược và muốn cướp tượng đi, cũng như khi người dân Việt Nam ở đó muốn khiêng tượng xuống, đều không thành công. Chỉ khi có sự mách bảo linh thiêng, thông qua các cô gái đồng trinh, tượng Bà mới có thể được rước xuống an vị dưới chân núi. Từ đó, pho tượng được tôn vinh là Bà Chúa Xứ, và ngôi miếu nhỏ trở thành nơi thờ tự linh thiêng.

- Hàng năm, vào dịp lễ hội, người dân từ khắp nơi đổ về miếu Bà Chúa Xứ để cúng bái và cầu nguyện. Lễ hội không chỉ là dịp để thể hiện lòng thành kính đối với Bà Chúa Xứ, mà còn là dịp để giao lưu văn hóa và tăng cường tình đoàn kết cộng đồng.

Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra trong mấy ngày?

Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra trong mấy ngày? Cách chuẩn bị lễ vật cúng Bà Chúa Xứ để cầu bình an, tài lộc? (Hình từ Internet)

Cách chuẩn bị lễ vật cúng Bà Chúa Xứ để cầu bình an, tài lộc trong sự nghiệp?

Việc chuẩn bị mâm cúng dâng lên Bà Chúa Xứ cũng là một cách để cầu bình an may mắn cho gia đạo cũng như cầu công việc, tình duyên theo quan niệm dân gian. Dưới đây là cách chuẩn bị lễ vật cúng Bà Chúa Xứ để cầu bình an, tài lộc có thể tham khảo một số gợi ý sau:

Lễ vật chay:

- Hoa quả trái cây có màu sắc tươi tắn, đẹp mắt như xoài, mãng cầu, dưa hấu, thanh long...

- Các loại bánh truyền thống như bánh bò, bánh da lợn, bánh ít...

- Xôi gấc, xôi đậu xanh, chè đậu trắng...

- Trầu cau tươi, têm cánh phượng.

- Nhang, đèn cầy.

Lễ vật mặn:

- Gà luộc nguyên con, bày biện đẹp mắt.

- Heo quay nguyên con

- Xôi gấc đỏ tươi, thơm ngon.

Tùy theo điều kiện và lòng thành, bạn có thể chuẩn bị thêm các món ăn khác như chả lụa, nem, giò..

Lưu ý:

- Nên chuẩn bị lễ vật với lòng thành kính, trang nghiêm.

- Tránh sử dụng các loại lễ vật giả như hoa giả trái cây giả, kém chất lượng.

- Nên bày biện lễ vật đẹp mắt, gọn gàng.

- Khi cúng, nên ăn mặc lịch sự, trang nhã.

Ngoài ra, cũng có thể chuẩn bị thêm các vật phẩm khác (tùy tâm) như:

- Vàng mã: Vàng thỏi, tiền vàng...

- Quần áo, trang sức: Quần áo, trang sức bằng giấy.

- Nón lá, guốc: Nón lá, guốc bằng giấy.

Theo đó, việc chuẩn bị lễ vật cúng Bà Chúa Xứ có thể linh hoạt, việc cúng chay hay cúng mặn hoăc kết hợp cả hai đều tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình và lòng thành của mỗi người.

Quyền và nghĩa vụ của người tham gia lễ hội?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về Quyền và nghĩa vụ của người tham gia lễ hội như sau:

(1) Người tham gia lễ hội có các quyền sau

- Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;

- Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;

- Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.

(2) Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau

- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;

- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;

- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;

- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).

1 Trương Thùy Dương

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...