Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Dọn bàn thờ ngày nào tốt? Một số lưu ý khi lau dọn bàn thờ? Văn khấn lau dọn bàn thờ?
Dọn bàn thờ ngày nào tốt? Lau dọn bàn thờ cần lưu ý những gì? Văn khấn lau dọn bàn thờ?
Dọn bàn thờ ngày nào tốt?
Lau dọn bàn thờ là một công việc quan trọng trong văn hóa và tín ngưỡng của người Việt Nam. Đây là hành động vệ sinh, sắp xếp và chăm sóc không gian thờ cúng tổ tiên hoặc các vị thần linh trên bàn thờ, thể hiện lòng kính trọng, biết ơn và sự hiếu thảo đối với tổ tiên cũng như niềm tin vào tâm linh.
Quá trình dọn bàn thờ đòi hỏi sự cẩn thận và trang nghiêm. Người thực hiện thường là gia chủ hoặc người lớn tuổi trong nhà. Theo đó, việc lau dọn bàn thờ càng trở nên ý nghĩa hơn, vì đây là thời điểm gia chủ dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị đón năm mới.
Vậy câu hỏi được đặt ra là: "Dọn bàn thờ ngày nào tốt?"
Việc chọn ngày và giờ đẹp để dọn bàn thờ, rút tỉa chân nhang là một phần quan trọng trong nghi thức tâm linh này.
Dưới đây là các ngày, giờ đẹp được chuyên gia phong thủy gợi ý để dọn bàn thờ:
- Ngày 19 tháng Chạp bắt đầu tiến hành từ 9h10 đến 10h50 hoặc từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Dần, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
- Ngày 20 tháng Chạp bắt đầu tiến hành từ 7h10 đến 8h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tỵ, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
- Ngày 21 tháng Chạp bắt đầu tiến hành từ 9h10 đến 10h50 hoặc từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Dần, Thân, Tỵ, Hợi.
- Ngày 22 tháng Chạp bắt đầu tiến hành từ 9h10 đến 10h50 hoặc từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
- Ngày 23 tháng Chạp bắt đầu tiến hành từ 7h10 đến 8h50 hoặc từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tỵ, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
- Ngày 24 tháng Chạp bắt đầu tiến hành từ 7h10 đến 8h50 hoặc từ 9h10 đến 10h50, từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Dần, Thân, Tỵ, Hợi.
- Ngày 25 tháng Chạp bắt đầu tiến hành từ 7h10 đến 8h50, từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Dần, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
- Ngày 26 tháng Chạp bắt đầu tiến hành từ 5h10 đến 6h50, từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tỵ, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
- Ngày 28 tháng Chạp bắt đầu tiến hành từ 7h10 đến 8h50 hoặc từ 9h10 đến 10h50, từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
Lưu ý: "Dọn bàn thờ ngày nào tốt?" nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Dọn bàn thờ ngày nào tốt? Một số lưu ý khi lau dọn bàn thờ? Văn khấn lau dọn bàn thờ? (Hình từ Internet)
Một số lưu ý khi lau dọn bàn thờ?
Việc bao sái bàn thờ rất quan trọng, gia chủ cần phải chú ý 3 điều sau đây để bao sái bàn thờ đúng cách, nhận được nhiều may mắn, phước lành vào năm mới.
- Cần chuẩn bị dụng cụ dành riêng cho việc bao sái bàn thờ: Mỗi gia đình cần phải chuẩn bị một bộ dụng cụ để lau dọn ban thờ (khăn lau mới, chổi quét, chậu nhỏ…) vào những ngày Rằm, mùng 1. Đó là quy tắc bất di bất dịch xưa nay nhiều gia đình vẫn đang làm.
- Làm lễ, thắp hương xin phép: Trước khi tiến hành bao sái và tỉa chân hương, gia chủ nên dâng mâm lễ nhỏ rồi thắp hương, đọc văn khấn xin phép bao sái bàn thờ.
Lễ vật nhiều hay ít không quan trọng, quan trọng là sự thành tâm và thể hiện lòng biết ơn, chân thành. Ngoài ra, gia chủ ăn mặc lịch sự trước khi thắp hương. Trong quá trình bao sái, gia chủ cần giữ tâm thanh tịnh và lòng thành kính.
- Tránh xê dịch bát hương, bài vị, các bức tượng khi bao sái: Khi bao sái bàn thờ, gia chủ tuyệt đối không được xê dịch các bức tượng, bài vị và đặc biệt là bát hương. Trong phong thủy, bát hương là hình thức hội tụ tâm thức, là sợi dây vô hình liên kết cõi dương trần với cõi âm. Nếu di chuyển bát hương thì có thể ảnh hưởng xấu tới sự liên kết ấy, khiến lòng thành không được chứng giám.
- Nên giữ lại ít nhất 3 chân hương năm cũ
- Khi bỏ bớt tro bát hương nên giữ lại 1/3 thổ vị (cát, tro bên trong bát hương), không nên thay toàn bộ.
- Không sử dụng nước lạnh lau bàn thờ: Nếu nhà có bàn thờ Phật, tượng Phật, ảnh Phật thì không dùng rượu để lau mà dùng nước ấm và lau bàn thờ Phật trước, sau đó mới lau dọn bàn thờ gia tiên.
- Việc bao sái phải do chính tay gia chủ thực hiện, không để người làm thuê thực hiện.
Văn khấn lau dọn bàn thờ?
Tham khảo văn khấn lau dọn bàn thờ dưới đây:
Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ con là:.................. Ngụ tại:...................... Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ .... tại...... (địa chỉ nhà ở, quê). Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm... , con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ ... chấp thuận. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật |
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn;
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
02 bài cúng tất niên cơ quan? Mâm lễ cúng tất niên cơ quan có gì? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định ra sao?
Bao sái bàn thờ Thần Tài vào ngày nào? Những sai lầm cần tránh khi bao sái bàn thờ Thần Tài?
Mâm cỗ ngày Tết 03 miền Bắc, Trung Nam có gì? Và mang ý nghĩa gì? Tiền lương của người lao động làm việc vào ngày Tết Âm lịch 2025 là bao nhiêu?
Quan niệm về phong tục dựng cây nêu ngày Tết? Lưu ý khoảng cách an toàn lưới điện khi dựng cây nêu ngày Tết?