Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Cúng tạ đất cuối năm vào ngày nào? Lưu ý khi cúng tạ đất cuối năm?
Cúng tạ đất cuối năm vào ngày nào? Một số lưu ý khi cúng tạ đất cuối năm? Văn khấn cúng tạ đất cuối năm?
Cúng tạ đất cuối năm vào ngày nào? Ý nghĩa của cúng tạ đất?
Cúng tạ đất cuối năm hay còn gọi là lễ tạ thần linh Thổ địa nơi mình đang sinh sống. Mục đích của việc làm này là để tạ ơn các vị thần linh trong năm qua đã gìn giữ, trong coi, cai quản đất đai nơi mình ở. Thông thường các gia đình hay làm lễ cúng rất long trọng với hy vọng bước sang năm mới các vị thần linh vẫn phù hộ độ trì cho gia đạo ấm êm, thuận hòa.
Ngoài ra, một mục đích khác của nghi lễ này cũng nhằm để tưởng nhớ đến công ơn ông bà tổ tiên đã phù hộ cho gia đình trong năm qua và mong rằng qua năm mới vẫn dõi theo phù hộ cho gia đình.
Đầu năm thì có nghi lễ cúng đất để khai mở năm mới còn cuối năm thì có lễ tạ đất để tỏ lòng biết ơn, kính trọng, tạ ơn các vị thần linh.
Trước kia, lễ tạ đất cuối năm thường được làm trước lễ đưa ông Táo về Trời. Nhưng hiện nay lễ tạ đất cuối năm không bắt buộc nên đại đa số gia đình đều là chung với lễ cúng ông Táo.
Lễ tạ đất cuối năm có 2 thời điểm để thực hiện:
- Một là làm chung với lễ tiễn Táo Quân về chầu trời (23 tháng Chạp âm lịch).
- Hai là tiến hành vào một ngày nào đó phù hợp tính từ sau rằm tháng Chạp và trước ngày ông Công ông Táo về trời.
Lưu ý: Cúng tạ đất cuối năm vào ngày nào? Ý nghĩa của cúng tạ đất? trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Cúng tạ đất cuối năm vào ngày nào? Lưu ý khi cúng tạ đất cuối năm? (Hình từ Internet)
Lưu ý khi cúng tạ đất cuối năm?
Để lễ cúng tạ đất được diễn ra suôn sẻ, nên lưu ý một số điều sau đây:
- Chọn thời điểm phù hợp cho gia đình bạn. Lễ cúng thường được tiến hành vào thời điểm nào đó trong khoảng từ sau rằm tháng Chạp đến trước ngày ông Công ông Táo về trời.
- Khi sắm lễ tạ đất cuối năm nên sắm đủ, tránh mua thừa hoặc thiếu đồ lễ. Đồ cúng phải tươi ngon, không hư hỏng, dập thối.
- Thông thường người cúng lễ sẽ là gia chủ hoặc người trụ cột gia đình. Trước khi cúng, người làm lễ cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉn chu để thể hiện sự tôn trọng, trang nghiêm.
- Khi đọc bài cúng đất đai cuối năm, người cúng cần giữ thái độ thành kính và thành tâm, không đọc to mà chỉ đọc nhỏ, đọc thầm từ từ.
Văn khấn cúng tạ đất cuối năm?
Văn khấn là phần quan trọng khi thực hiện lễ cúng tạ đất cuối năm. Bạn đọc nếu chưa biết bài cúng tạ đất cuối năm như thế nào thì hãy tham khảo văn khấn cúng tạ đất cuối năm đầy đủ và chuẩn xác dưới đây:
“Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con kính lạy:
Quan đương xứ Thổ Địa chính thần.
Thổ Địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần.
Hôm nay là ngày... tháng... năm..., nhằm tiết...
Chúng con là:...
Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ thần linh Thổ Địa.
Gia đình chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp nơi này. Đội ơn thần linh Thổ Địa che chở, ban ân, đất này được phong thủy yên lành, khí sung, mạch vượng, bốn mùa không hạn ách tai bay, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Trong ngoài ấm êm, toàn gia mạnh khỏe. Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng tôn kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.
Cung kính nghĩ rằng thần linh Thổ Địa sẽ tùy duyên ứng biến phù hộ cho gia đình chúng con được an cư, đạt được những điều mong ước, cho nhà cao cửa rộng, cho tăng tài tiến lộc, cho nhân vật hưng long.
Âm dữ dương đồng, dốc lòng cầu khấn, cúi xin soi tận, ý khẩn tâm thành.
Kính thỉnh Bản gia tiên tổ liệt vị chân linh đồng lai hâm hưởng.
Cẩn cáo!
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)”
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định như thế nào?
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định chi tiết tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Cung lửa gồm cung nào? Nghề nghiệp phù hợp với nhóm cung Lửa là gì? Những thách thức và cơ hội cho nhóm cung Lửa?
Pisces là cung gì? Tính cách nổi bật của người cung Pisces? Định hướng nghề nghiệp cho cung Pisces?
Virgo là cung gì? Tính cách nổi bật của cung Virgo? Nghề nghiệp phù hợp với cung Virgo?
Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nguyên đán Bính Ngọ 2026? Tết Nguyên đán Bính Ngọ 2026 rơi vào thứ mấy? Người lao động đi làm vào ngày Tết Nguyên đán 2026 được tính lương thế nào?