Gợi ý những câu hỏi Chuyên viên Marketing thường sẽ gặp trong buổi phỏng vấn và hướng dẫn trả lời ấn tượng với nhà tuyển dụng?
Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên Marketing và hướng dẫn trả lời để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng?
Gợi ý những câu hỏi Chuyên viên Marketing thường sẽ gặp trong buổi phỏng vấn và hướng dẫn trả lời ấn tượng với nhà tuyển dụng?
Chuyên viên Marketing hay còn được gọi là những người giỏi và chuyên nghiệp trong lĩnh vực việc làm marketing. Họ đảm nhận những vị trí quan trọng trong bộ phận Marketing – quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp.
Chuyên viên Marketing hiện đang là một trong những vị trí hot, có tỷ lệ ứng tuyển việc làm thuộc top đầu hiện nay. Để có thể ứng tuyển thành công vào các công ty chuyên nghiệp và mơ ước, cần phải vượt qua được phần phỏng vấn. Dưới đây là những câu hỏi Chuyên viên Marketing thường sẽ gặp trong buổi phỏng vấn và gợi ý câu trả lời ấn tượng với nhà tuyển dụng có thể tham khảo:
Câu hỏi số 1: Khi được nhận vào vị trí Chuyên viên Marketing cho công ty, bạn dự định sẽ thực hiện những gì để xây dựng danh tiếng cho thương hiệu?
Gợi ý câu trả lời: Nếu có cơ hội may mắn được đảm nhận vai trò Chuyên viên Marketing tại công ty, tôi sẽ tập trung vào thực hiện 3 công việc để xây dựng danh tiếng thương hiệu, cụ thể như sau:
- Đầu tiên, tôi sẽ đẩy mạnh xây dựng nội dung có giá trị trên nền tảng mạng xã hội vì đây là những thứ đang thu hút được sự quan tâm của khách hàng mục tiêu. Khi thực hiện, cần nhất quán về mặt hình ảnh, thông điệp, truyền tải giá trị cốt lõi của thương hiệu một cách rõ ràng và nhân văn.
- Tiếp theo đó, tôi sẽ xây dựng các chiến dịch truyền thông tích cực gắn với cảm xúc, kết hợp với những KOC, KOL phù hợp, đồng thời triển khai các hoạt động cộng đồng để tạo hiệu ứng lan tỏa và xây dựng được thiện cảm với xã hội.
- Cuối cùng, tôi sẽ tập trung vào việc lắng nghe phản hồi mang tính xây dựng của khách hàng và xử lý các tình huống truyền thông một cách khéo léo, minh bạch để có thể duy trì uy tín và nâng cao danh tiếng của thương hiệu. Với bản thân tôi, uy tín không chỉ đến từ truyền thông mà còn đến từ hành động và cách thương hiệu tiếp cận và giao tiếp với cộng đồng.
Câu hỏi số 2: Bạn có chiến lược gì để kiểm soát và xử lý khủng hoảng truyền thông nếu nó xảy ra trong quá trình triển khai chiến dịch Marketing?
Gợi ý câu trả lời: Trong suốt nhiều năm theo đuổi cũng như làm việc ở lĩnh vực này, tôi đã gặp khá nhiều cuộc khủng hoảng truyền thông. Bản thân tôi hiểu rằng trong thời đại này việc xảy ra khủng hoảng truyền thông là điều bình thường và có thể lan truyền rất nhanh. Khi gặp tình huống này, tôi sẽ xử lý theo nguyên tắc mà tôi thường hay áp dụng đó là: Nhanh - Minh bạch - Trách nhiệm - Giải pháp. Tôi thường sẽ thực hiện theo 4 bước sau:
Bước 1: Đầu tiên, tôi sẽ thu thập và kiểm tra lại sự thật từ các phòng ban liên quan để có thể hiểu rõ được nguyên nhân cốt lõi của khủng hoảng.
Bước 2: Nếu công ty đã có sẵn kịch bản truyền thông sẵn, tôi sẽ tham khảo và điều chỉnh phù hợp với tình hình sao cho hợp lý nhất. Nếu chưa có, bản thân tôi sẽ đề xuất xử lý theo từng tình huống cụ thể.
Bước 3: Tiếp theo đó, tôi sẽ đề xuất rằng nên ra thông cáo với báo chí hoặc đăng tải thông điệp chính thức trên các kênh của thương hiệu để trấn an được dư luận, thể hiện rõ trách nhiệm và cam kết xử lý. Điều tôi quan tâm nhất chính là không né tránh, không để im quá lâu.
Bước 4: Sau đó, tiếp tục theo dõi tình hình, phản ứng của cộng đồng và hướng truyền thông. Nếu cần thiết, sẽ cập nhật thêm những thông tin minh bạch hoặc thực hiện các hành động cụ thể như xin lỗi, cải thiện quy trình, hỗ trợ khách hàng...
Theo tôi nghĩ rằng, khủng hoảng truyền thông chỉ là một phép thử để thấy được rõ năng lực quản trị thương hiệu. Nếu doanh nghiệp xử lý đúng cách thì đây là cơ hội để chứng minh giá trị, sự chuyên nghiệp và tính nhân văn.
Câu hỏi số 3: Nếu bạn không đồng thuận với định hướng của cấp trên trong quá trình thực hiện một chiến dịch Marketing, bạn sẽ xử lý tình huống đó như thế nào?
Gợi ý câu trả lời: Theo tôi nghĩ rằng, trong quá trình triển khai chiến dịch quảng cáo, việc có góc nhìn khác nhau là điều không thể tránh khỏi. Nếu trong trường hợp này, tôi thường sẽ làm các bước sau:
Đầu tiên, tôi sẽ lắng nghe kỹ phân tích và lập luận của cấp trên để có thể hiểu rõ lý do, từ góc nhìn của chiến lược tổng thể, ngân sách, rủi ro thương hiệu hoặc là kinh nghiệm thực tiễn.
Tiếp theo đó, tôi sẽ trình bày quan điểm của mình một cách logic, có dẫn chứng và dữ liệu cũ thể. Nếu vẫn chưa đi đến được ý kiến thống nhất giữa 2 bên, tôi sẽ tự đề xuất giải pháp trung hòa hoặc chạy thử hai phiên bản nếu như nguồn nhân lực của công ty cho phép để có thể kiểm chứng được kết quả thực tế.
Sau khi đã trình bày đầy đủ nhưng vẫn không có quyết định cuối cùng, tôi sẽ tôn trọng quan điểm của cấp trên và nỗ lực triển khai điều đó một cách tốt nhất. Vì sự chuyên nghiệp của bản thân chính là không để cái tôi cá nhân ảnh hưởng đến kết quả chung của cả nhóm.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Gợi ý những câu hỏi Chuyên viên Marketing thường sẽ gặp trong buổi phỏng vấn và hướng dẫn trả lời ấn tượng với nhà tuyển dụng? Lưu ý thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Gợi ý những câu hỏi Chuyên viên Marketing thường sẽ gặp trong buổi phỏng vấn và hướng dẫn trả lời ấn tượng với nhà tuyển dụng? (Hình từ Internet)
Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo có những quyền nào trong hoạt động quảng cáo?
Căn cứ theo Điều 13 Luật Quảng cáo 2012 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Quảng cáo sửa đổi 2025 (có hiệu lực từ 1/1/2026) quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo
1. Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo có các quyền sau:
a) Quyết định hình thức và phương thức kinh doanh dịch vụ quảng cáo;
b) Được người quảng cáo cung cấp thông tin trung thực, chính xác về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo và các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo;
c) Tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng quy hoạch quảng cáo của địa phương và được cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương thông tin về quy hoạch quảng cáo ngoài trời;
d) Yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.
2. Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo có các nghĩa vụ sau:
a) Hoạt động theo đúng phạm vi, lĩnh vực đã được quy định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và tuân thủ quy định của pháp luật về quảng cáo;
b) Kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần quảng cáo và thực hiện thủ tục có liên quan theo hợp đồng quảng cáo;
c) Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo do mình trực tiếp thực hiện;
d) Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
3. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo có những quyền sau:
- Quyết định hình thức và phương thức kinh doanh dịch vụ quảng cáo;
- Được người quảng cáo cung cấp thông tin trung thực, chính xác về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo và các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo;
- Tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng quy hoạch quảng cáo của địa phương và được cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương thông tin về quy hoạch quảng cáo ngoài trời;
- Yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.
Từ khóa: Chuyên viên Marketing Câu hỏi Chuyên viên Marketing thường sẽ gặp trong buổi phỏng vấn Buổi phỏng vấn Hướng dẫn trả lời ấn tượng với nhà tuyển dụng Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo Hoạt động quảng cáo Quảng cáo
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;