Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
06 điều kiện sáp nhập tỉnh thành mới nhất 2025 theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương
06 điều kiện sáp nhập tỉnh thành mới nhất 2025 theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương là gì?
06 điều kiện sáp nhập tỉnh thành mới nhất 2025 theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định:
Nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
…
2. Việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
c) Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;
đ) Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
...
Theo đó, việc sáp nhập tỉnh thành (đơn vị hành chính) phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;
Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
06 điều kiện sáp nhập tỉnh thành mới nhất 2025 theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh thành gồm có những gì?
Theo khoản 2 Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định về hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:
a) Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
b) Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
c) Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
d) Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
Thì đối với việc sáp nhập tỉnh thành, hồ sơ đề án gồm có:
- Tờ trình về việc sáp nhập đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Đề án về việc sáp nhập đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Dự thảo nghị quyết của Quốc hội về việc sáp nhập đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
Kỹ năng chuyên môn cần thiết để hành nghề đo đạc và bản đồ là gì?
1. Kỹ năng về trắc địa – đo đạc thực địa
Sử dụng thiết bị đo đạc chuyên dụng:
Máy toàn đạc điện tử (Total Station): đo góc, khoảng cách, bố trí điểm ngoài thực địa.
Máy GPS/GNSS: thu nhận tín hiệu vệ tinh để định vị, đo tọa độ (tĩnh, động, RTK).
Máy thủy bình: để đo cao độ, phục vụ lập lưới khống chế độ cao, tính chênh cao, san nền,...
Thiết bị đo sâu (Echo Sounder): trong đo đạc thuỷ văn, đo đáy sông, hồ, biển.
Lập lưới khống chế trắc địa:
Biết tính toán và bố trí các điểm khống chế mặt bằng và độ cao.
Kỹ năng bình sai số liệu lưới đo.
2. Kỹ năng biên tập và xử lý bản đồ
Xử lý số liệu đo đạc: chuyển đổi, hiệu chỉnh, và phân tích số liệu từ thiết bị đo.
Vẽ và biên tập bản đồ:
Tạo bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch,...
Thực hiện số hóa bản đồ từ bản giấy (scanning – vectorizing).
Thiết kế bản đồ số (Digital Mapping):
Sử dụng các phần mềm như AutoCAD Map, Civil 3D, MicroStation, Global Mapper.
Làm việc với dữ liệu raster, vector, chuyển định dạng file (DGN, DXF, SHP, KML,…).
Hiểu về hệ tọa độ và phép chiếu bản đồ (VN-2000, WGS-84, UTM,…).
3. Kỹ năng xử lý ảnh viễn thám – đo ảnh
Xử lý ảnh vệ tinh và ảnh hàng không: chỉnh sửa, phân loại, cắt ghép ảnh,...
Trích xuất thông tin địa lý từ ảnh: dùng để lập bản đồ hiện trạng, thay đổi sử dụng đất,...
Sử dụng phần mềm như ENVI, ERDAS IMAGINE, PCI Geomatica để xử lý ảnh viễn thám.
4. Kỹ năng GIS (Hệ thống thông tin địa lý)
Tạo và quản lý cơ sở dữ liệu không gian (spatial database).
Thực hiện phân tích không gian, chồng lớp dữ liệu, hỗ trợ cho quy hoạch và quản lý đất đai.
Sử dụng các phần mềm GIS chuyên dụng như:
ArcGIS / ArcMap / ArcPro
QGIS (miễn phí, mã nguồn mở)
MapInfo Professional
5. Kỹ năng toán học – tính toán kỹ thuật
Tính diện tích, thể tích, chênh cao, tọa độ điểm đo, sai số,...
Hiểu rõ kiến thức về hình học không gian, giải tích, xác suất thống kê để xử lý dữ liệu đo đạc.
Bình sai lưới trắc địa bằng các phương pháp toán học: bình phương nhỏ nhất, trọng số,...
6. Lập hồ sơ kỹ thuật – hoàn công
Lập bản vẽ hoàn công, bản vẽ đo vẽ hiện trạng nhà đất, bản đồ phục vụ cấp sổ đỏ, giải phóng mặt bằng,...
Soạn thảo hồ sơ kỹ thuật, bản thuyết minh, nhật ký đo đạc,...
Am hiểu các quy định pháp lý và tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan (QCVN, TCVN, quy trình kỹ thuật đo đạc,...)
Kỹ năng chuyên môn cần thiết để hành nghề đo đạc và bản đồ trên mang tính chất tham khảo!
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
