Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Long An sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60 NQ TW năm 2025?
Long An sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60-NQ/TW? Quy định về lấy ý kiến của người dân về việc sáp nhập tỉnh như thế nào?
Long An sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60 NQ TW năm 2025?
Ngày 12/04/2025, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW về Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Theo đó, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII cơ bản thống nhất với các nội dung đề xuất của Bộ Chính trị và Đề án về phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; xây dựng hệ thống tổ chức đảng ở địa phương, chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Căn cứ tại Mục II Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh kèm theo Nghị quyết số 60-NQ/TW về Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII quy định như sau:
"II- Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
1. Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
2. Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay.
3. Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, lấy tên là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
4. Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay.
5. Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.
6. Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.
7. Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay.
8. Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.
9. Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị, lấy tên là tỉnh Quảng Trị, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay.
10. Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.
11. Hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi, lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.
12. Hợp nhất tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, lấy tên là tỉnh Gia Lai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bình Định.
13. Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà, lấy tên là tỉnh Khánh Hoà, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hoà hiện nay.
14. Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận; lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay.
15. Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
16. Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
17. Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.
18. Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Long An.
19. Hợp nhất thành phố cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang; lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Cần Thơ hiện nay.
20. Hợp nhất tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh; lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay.
21. Hợp nhất tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp, lấy tên là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang.
22. Hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, lấy tên là tỉnh Cà Mau, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Cà Mau hiện nay.
23. Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang."
Như vậy, theo Nghị quyết 60-NQ/TW, dự kiến tỉnh Long An hợp nhất tỉnh Tây Ninh, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Long An.
Lưu ý: Thông tin về việc hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An chỉ là thông tin dự kiến được quy định trong Nghị quyết 60-NQ/TW về Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, chưa phải là thông tin chính thức.
Long An sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60 NQ TW năm 2025? (Hình từ Internet)
Quy định về lấy ý kiến của người dân về việc sáp nhập tỉnh như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 110 Hiến pháp 2013 quy định việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định.
Cụ thể, căn cứ quy định tại Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 về lấy ý kiến Nhân dân địa phương về việc sáp nhập tỉnh như sau:
- Đề án nhập đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương nhập đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
- Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc nhập đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
Làm thế nào để xây dựng kỹ năng lãnh đạo vượt trội?
Để xây dựng kỹ năng lãnh đạo vượt trội, cần một sự kết hợp giữa tự phát triển bản thân, học hỏi từ thực tế và áp dụng các nguyên tắc lãnh đạo hiệu quả. Dưới đây là phân tích chi tiết từng khía cạnh:
1. Phát triển tư duy lãnh đạo
-
Tầm nhìn rõ ràng: Một nhà lãnh đạo vượt trội cần có tầm nhìn rõ ràng và biết định hướng tổ chức hoặc đội nhóm đạt được mục tiêu dài hạn. Hãy tập trung vào việc xác định mục tiêu cụ thể và truyền đạt tầm nhìn đó một cách dễ hiểu.
-
Quyết đoán: Kỹ năng ra quyết định nhanh chóng và chính xác là điều cần thiết. Học cách phân tích tình huống, đánh giá rủi ro và hành động dựa trên dữ liệu đáng tin cậy.
2. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp
-
Lắng nghe chủ động: Một lãnh đạo giỏi không chỉ nói mà còn biết lắng nghe ý kiến của người khác để xây dựng sự đồng thuận và tạo động lực.
-
Khả năng truyền cảm hứng: Sử dụng cách diễn đạt rõ ràng, thuyết phục và giàu cảm xúc để truyền tải thông điệp và khích lệ đội nhóm.
3. Tăng cường kỹ năng quản lý
-
Phân quyền hiệu quả: Biết cách giao nhiệm vụ phù hợp với năng lực của từng thành viên, từ đó tối ưu hóa hiệu suất của đội nhóm.
-
Quản lý thời gian: Xây dựng kế hoạch cụ thể, ưu tiên công việc quan trọng để tránh lãng phí thời gian vào những việc không cần thiết.
4. Trau dồi trí tuệ cảm xúc (EQ)
-
Đồng cảm: Hiểu cảm xúc và quan điểm của người khác, từ đó xây dựng mối quan hệ bền vững với nhân viên.
-
Kiểm soát cảm xúc: Giữ bình tĩnh trong các tình huống căng thẳng và xử lý xung đột một cách khéo léo.
5. Học hỏi và thích nghi liên tục
-
Học từ thực tế: Chủ động tham gia vào các dự án mới, tìm hiểu về những khó khăn để tích lũy kinh nghiệm.
-
Thích nghi với thay đổi: Trong môi trường làm việc hiện đại, khả năng thích ứng với công nghệ mới và các mô hình kinh doanh thay đổi là rất quan trọng.
6. Xây dựng văn hóa lãnh đạo tích cực
-
Đặt gương mẫu: Làm việc có đạo đức và công bằng, vì đội nhóm luôn nhìn vào nhà lãnh đạo như một hình mẫu.
-
Khuyến khích sáng tạo: Tạo không gian để nhân viên đưa ra ý tưởng mới và cảm thấy được tôn trọng.
7. Đầu tư vào phát triển cá nhân
-
Tham gia các khóa học lãnh đạo: Học hỏi từ các chuyên gia hoặc qua những chương trình đào tạo chuyên sâu.
-
Đọc sách: Những cuốn sách kinh điển về lãnh đạo và quản lý (ví dụ: "Leaders Eat Last" của Simon Sinek) sẽ mang lại nhiều bài học quý giá.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];