Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Kỹ năng giao tiếp nơi công sở xoay quanh khái niệm: Thẳng thắn và vô duyên
Có lẽ mọi người trong đời sẽ ít nhất một lần được nghe câu như thế này: “Tính em thẳng, nên có gì nói đó mong mọi người đừng để bụng” hay “em thẳng thắn quen rồi nói xong lại quên.” Có nhiều người tự đánh tráo khái niệm giữa thẳng thắn và vô duyên để dùng lời nói gây tổn thương cho người khác. Chuyện ăn nói trong giao tiếp vô cùng quan trọng và cần phải chú ý để vẫn thể hiện tính cách thẳng thừng của mình mà không chạm đến ngưỡng vô duyên.
Khái niệm
Thẳng thắn: là người thẳng tính nói thật những gì mình nhìn thấy, những gì mình chứng kiến, dù việc đó là tốt hay xấu họ vẫn thẳng thắn nói rõ vấn đề của việc đó. Thẳng thắn là đức tính mà nhiều người đánh giá là tốt tuy nhiên cũng có những giới hạn mà nó vượt quá trở thành xấu đi trong mắt người khác.
Vô duyên: là người thiếu tế nhị, cách ăn nói giao tiếp gây cảm giác khó chịu cho người khác. Nhưng hầu hết người vô duyên đều không biết mình vô duyên người ta thường cho rằng mình là kiểu người thẳng thắn, thẳng thắn đến mức đáng ghét.
Thẳng thắn với vô duyên thiếu tế nhị là hai ranh giới khác nhau
Thẳng thắn là một đức tính tốt mà không phải ai cũng có được, tuy nhiên người thẳng tính thường sẽ ít quan tâm đến cảm xúc của người khác mà chỉ chăm chăm vào câu chuyện lời nói của mình vô hình chung nhiều lúc lại gây tổn thương cho người đối diện.
Thẳng thắn được thể hiện trong nhiều trường hợp như công việc, cuộc sống, giao tiếp thường ngày. Một người có tính cách bộc trực tế nhị sẽ thường góp ý với những sai phạm hay thiếu sót của đối phương một nơi riêng lẽ chứ không phải bêu xấu người đối diện khi có rất nhiều người xung quanh rồi lại ngang nhiên cho mình là người thẳng thắn.
Tôi có cô bạn đồng nghiệp rất thường xuyên nói câu “mình thẳng tính nên các bạn đừng để bụng” nên hầu hết mọi người trong công ty ít nhiều bị bạn ấy làm tổn thương vài lần. Có lần đang trong bữa ăn nói về chuyện tiền bạc bạn ấy bỗng reo lên “Anh H này hôm trước tiền cơm còn 50k anh chưa trả em đấy. Thấy lâu quá mà chưa trả không có tiền trả hả?” mọi người đang vui vẻ bỗng im bặt anh H thì mặt đỏ bừng vì quê anh ấy bảo “tao quên, có gì mày nhắc anh trong khung chat chứ làm gì 50k mà quát oang oang thế em.” Cô bạn chỉ gãi đầu cười trừ “ khổ, e thẳng tính, nhớ đâu nói đó anh thông cảm.”
Hay lần khác chị đồng nghiệp cạnh tôi phân vân giữa hay chiếc túi săn sale mới hỏi mọi người rằng nên lấy món nào thì đến lượt cô bạn tư vấn: “Èo, cái này chả giống nhau và em thấy hai mẫu này đều không đẹp.” Vì mọi người đã quá quen với nét tính cách ấy nên hầu hết không ai nói thêm lời nào mà chỉ lắc đầu ngao ngán.
Hình từ Internet
Sự thiếu tế nhị trong giao tiếp sẽ làm ảnh hưởng đến tình đồng nghiệp, đến không khí làm việc chung của mọi người. Sự thiếu tế nhị giao tiếp trong văn phòng gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đồng nghiệp mang tiếng là góp ý nhau nhưng giống như cố tình đả kích hay “dìm hàng” đối phương. Với nét tính được xem là vô duyên này mà cứ che đậy ngụy trang dưới vỏ bọc “tôi thẳng tính” thì dù đi đến đâu, sống trong môi trường tập thể nào chắc chắn cũng sẽ khó được lòng đồng nghiệp và mọi người xung quanh.
Thẳng thắn nhưng phải tôn trọng người đối diện
Nói đến đây chắc chắn một bộ phận người sẽ phản bác và cho rằng vậy từ giờ quan điểm cá nhân cũng không được bày tỏ. Chỉ được nói lời khen chứ không được chê góp ý thẳng thắn hay sao?
Việc khen chê người khác hay góp ý một việc gì đó cũng thuộc vào phạm trù tế nhị. Hãy góp ý trên cơ sở cùng xây dựng lợi ích chung trong công việc. Trong cuộc sống thường ngày tùy đối tượng thích hợp mà mình dùng những lời nói khác nhau tránh tình trạng vô duyên. Xem xét cẩn trọng tình huống, cách xử lý để tránh những điều đáng tiếc xảy ra trong giao tiếp.
“Lời nói chẳng mất tiền mua – lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” Lời ăn tiếng nói cẩn trọng khéo léo sẽ giúp bạn được mọi người yêu mến hơn và không khí làm việc sẽ cởi mở hơn nên hãy ứng xử giao tiếp một cách phù hợp trong môi trường công sở.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Lời dẫn chương trình tất niên cuối năm? Học ngành gì để trở thành người dẫn chương trình?
Freelancer là nghề gì mà lại thu hút nhiều người theo đuổi đến vậy?Kỹ năng cần thiết để trở thành một freelancer thành công?
Chứng chỉ hành nghề chứng khoán là gì và làm thế nào để sở hữu chứng chỉ này? Điều gì khiến cho chứng chỉ này trở thành một trong những điều kiện quan trọng để hoạt động trong lĩnh vực tài chính?
Top những kỹ năng cần thiết cho sinh viên mới ra trường là gì? Lời khuyên dành cho những sinh viên vừa ra trường?