Khiêm tốn liệu có cần thiết nơi công sở? Giải pháp nào để cân bằng giữa khiêm tốn và khẳng định bản thân?

Vì sao cần khiêm tốn đúng lúc nơi công sở? Đây có phải giải pháp an toàn tránh rước họa vào thân?

Đăng bài: 14:05 15/04/2025

Vì sao cần khiêm tốn đúng lúc nơi công sở?

Ở công sở, tài năng chưa chắc giúp bạn thành công nếu thiếu kỹ năng ứng xử. Khiêm tốn đúng lúc không chỉ giúp bạn tránh rắc rối, mà còn ghi điểm ở sự điềm đạm, tinh tế và biết điều – điều mà bất kỳ cấp trên nào cũng đánh giá cao. Nó mang lại nhiều lợi ích như:

- Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp: Người khiêm tốn thường được đồng nghiệp và cấp trên yêu quý, tôn trọng.

- Tránh khỏi những xung đột không cần thiết: Sự khiêm tốn giúp bạn kiềm chế bản thân, tránh những tranh cãi gay gắt.

- Học hỏi và phát triển bản thân: Người khiêm tốn luôn sẵn sàng lắng nghe, học hỏi từ người khác.

- Tạo môi trường làm việc hòa đồng, tích cực: Sự khiêm tốn góp phần xây dựng một môi trường làm việc thân thiện, hợp tác.

Tuy nhiên, khiêm tốn không có nghĩa là tự ti, nhút nhát. Đó là thái độ biết mình biết người, tôn trọng người khác và sẵn sàng học hỏi.

Ba tình huống nên khiêm tốn để tránh rắc rối không đáng có nơi công sở 

1. Khi được khen ngợi hoặc ghi nhận trước tập thể 

Phản xạ tự nhiên của nhiều người là tỏ ra vui mừng, hãnh diện khi được cấp trên khen ngợi. Tuy nhiên, nếu thể hiện quá đà như nói đùa lại, "vâng, em cũng thấy mình giỏi thật ạ", hay khoe khoang trên mạng xã hội về thành tích cá nhân, bạn có thể vô tình tạo cảm giác phô trương và khiến đồng nghiệp cảm thấy khó chịu.

Điều này dẫn đến bạn dễ trở thành đối tượng bị ganh tỵ, mất đi sự ủng hộ ngầm của đồng nghiệp, thậm chí bị loại khỏi các nhóm làm việc ăn ý.

Cách hành xử khéo léo: Đáp lại lời khen bằng sự khiêm nhường:

- Cảm ơn và chia sẻ một phần công lao cho đồng đội (nếu có).

- Thay vì "ngẩng cao đầu", hãy chọn cách mỉm cười nhẹ nhàng, lời nói khiêm tốn nhưng đủ tự tin như: "Em vẫn còn nhiều điều cần học hỏi thêm, nhưng cảm ơn anh/chị đã động viên."

- Giữ thái độ nhất quán không ngạo nghễ trong hành vi, lời nói sau đó.

2.  Khi đồng nghiệp phạm sai lầm 

Ở công sở, ai cũng có lúc mắc lỗi. Nhưng cách bạn phản ứng khi người khác sai sẽ bộc lộ rõ tính cách và độ chín chắn của bạn. Nếu chọn cách "vạch mặt" công khai hoặc lên giọng dạy dỗ, bạn có thể đúng về lý, nhưng sai hoàn toàn về tình.

Điều này dẫn đến việc bạn bị đánh giá là người nhỏ nhen, thiếu bao dung. Tạo khoảng cách trong mối quan hệ đồng nghiệp và gây mất thiện cảm, đặc biệt nếu đồng nghiệp đó có mối quan hệ tốt với lãnh đạo hoặc các nhóm khác. 

Cách ứng xử nên có:

- Góp ý riêng, lựa lời tế nhị như: "Mình thấy có chỗ này hơi vướng, không biết bạn có muốn trao đổi thêm không?"

- Không lan truyền lỗi sai của người khác, dù bạn không ưa họ.

- Tránh dùng giọng chỉ trích; hãy giữ sự tôn trọng ngay cả khi bạn là người bị ảnh hưởng bởi lỗi đó.

3.  Khi bạn vượt trội hơn người khác trong công việc

Khi thể hiện năng lực vượt trội, bạn sẽ dễ dàng được cấp trên chú ý nhưng cũng dễ trở thành "cái gai" trong mắt đồng nghiệp. Điều này dẫn đến việc bạn bị đánh giá là "người thích thể hiện", "không biết tiết chế". Ngoài ra còn gặp khó khăn trong làm việc nhóm, dễ bị cô lập. Có thể bị "dìm hàng" hoặc làm khó khi lên vị trí cao hơn. 

Chiến lược khiêm tốn đúng lúc nơi công sở:

- Tập trung vào kết quả công việc, để người khác tự đánh giá năng lực bạn qua hiệu suất.

- Tránh so sánh, cạnh tranh lời nói – thay vào đó hãy sẵn sàng hỗ trợ người khác cải thiện.

- Biết lắng nghe góp ý và cư xử hòa nhã, thay vì luôn “là người đúng”.
                  

Khiêm tốn liệu có cần thiết nơi công sở? Giải pháp nào để cân bằng giữa khiêm tốn và khẳng định bản thân? (Hình từ Internet)

Giải pháp để cân bằng giữa khiêm tốn và khẳng định bản thân

1.  Hiểu rõ giá trị của bản thân

Trước khi nói đến khiêm tốn hay khẳng định mình, bạn cần biết rõ điểm mạnh, kỹ năng và thành tựu của chính mình.

- Khi bạn tự tin từ bên trong, bạn sẽ không cần thể hiện thái quá để chứng minh mình với người khác.

- Bạn cũng không dễ bị dao động khi ai đó phớt lờ hay đánh giá thấp mình.

Bạn hãy thường xuyên tự nhìn lại các thành tựu cá nhân, phản hồi từ đồng nghiệp và cấp trên để biết mình đang ở đâu và cần cải thiện gì.

2. Lựa chọn thời điểm và cách thể hiện phù hợp 

Khẳng định bản thân không có nghĩa là “nói nhiều”, mà là nói đúng lúc  đúng cách  đúng người. 

Ví dụ: Trong cuộc họp, thay vì im lặng vì sợ "khoe khoang", bạn có thể đóng góp bằng cách: “Từ trải nghiệm trước đây khi làm dự án tương tự, mình có một số đề xuất thế này…”. Thể hiện bạn vừa có chuyên môn vừa giữ thái độ hợp tác, cầu thị. 

3. Có chứng kiến và luôn tôn trọng người khác

Nếu bạn luôn nhường lời vì ngại, dần dần người khác sẽ nghĩ bạn không có gì để đóng góp. Ngược lại, nếu bạn luôn tranh luận để giành phần đúng, bạn dễ bị coi là bảo thủ. 

Vì vậy, bạn có thể tùy vào từng trường hợp sử dụng các câu từ phù hợp như: 

- Khi bạn không đồng ý, hãy nói: “Mình có góc nhìn hơi khác, không biết mọi người thấy sao nếu thử hướng này…” 

- Khi góp ý cho người khác, hãy tránh “chỉ trích trực tiếp”, thay vào đó bạn hãy dùng cách diễn đạt trung tính, mang tính xây dựng. 

4. Biết nhận lỗi và chia sẻ công lao 

Một người vừa tự tin vừa khiêm tốn sẽ không ngần ngại nhận sai khi cần thiết – và cũng không ngại công nhận nỗ lực của người khác. Điều này giúp bạn giữ được lòng tin, xây dựng uy tín trong tập thể. 

Ví dụ: Khi thành công: “Mình rất vui vì dự án được đánh giá cao – đây là công sức của cả nhóm.”. Khi gặp lỗi: “Phần này mình chưa tính kỹ, cảm ơn bạn đã chỉ ra. Mình sẽ điều chỉnh lại.”

Quyền làm việc của người lao động được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Bộ luật Lao động 2019 người lao động có quyền làm việc cụ thể như sau: 

Quyền làm việc của người lao động

1. Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.

2. Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.

Như vậy, qua quy định trên có thể thấy người lao động được pháp luật bảo hộ về quyền làm việc bao gồm các quyền sau:

- Quyền được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.

- Quyền được trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.

9 Nguyễn Thị Trâm

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...