Hướng dẫn viên du lịch nội địa bậc 2 phải có năng lực cơ bản nào theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia?

Tìm hiểu về nội dung Hướng dẫn viên du lịch nội địa bậc 2 phải có năng lực cơ bản nào theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia?

Đăng bài: 14:48 08/05/2025

Hướng dẫn viên du lịch nội địa bậc 2 phải có năng lực cơ bản nào theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia?

Hướng dẫn viên du lịch nội địa có thể hiểu là người được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch và làm nhiệm vụ hướng dẫn khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam trong phạm vi toàn quốc, các công việc của hướng dẫn viên du lịch nội địa thường bao gồm:

- Cung cấp thông tin, kết nối dịch vụ, dẫn khách du lịch

- Hỗ trợ khách du lịch sử dụng các dịch vụ theo chương trình du lịch.

Căn cứ theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của 4 nghề thuộc lĩnh vực du lịch kèm theo Quyết định 1167/QĐ-LĐTBXH năm 2019, theo đó thì hướng dẫn viên du lịch nội địa trình độ kỹ năng nghề bậc 2 cần phải có năng lực cơ bản như sau:

-  Thực hiện các quy định tại nơi làm việc;

-  Đảm bảo an toàn và an ninh tại nơi làm việc;

-  Vận dụng các kỹ năng giao tiếp cơ bản;

-  Thực hiện sơ cứu cơ bản.

Hướng dẫn viên du lịch nội địa bậc 2 phải có năng lực cơ bản nào theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia?

Hướng dẫn viên du lịch nội địa bậc 2 phải có năng lực cơ bản nào theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia? (Hình từ Internet)

Năng lực thực hiện sơ cứu cơ bản của hướng dẫn viên du lịch nội địa trình độ kỹ năng nghề bậc 2 ra sao?

Căn cứ theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của 4 nghề thuộc lĩnh vực du lịch kèm theo Quyết định 1167/QĐ-LĐTBXH năm 2019, theo đó thì năng lực thực hiện sơ cứu cơ bản  của hướng dẫn viên du lịch nội địa trình độ kỹ năng nghề bậc 2 như sau:

Thành phần và tiêu chí thực hiện

1. Thực hiện sơ cứu cứu người tại chỗ trong lúc chờ hỗ trợ về y tế

-  Đảm bảo người bị thương được thoải mái trước khi gọi hỗ trợ y tế.

-  Đặt người bị ngất xỉu ở nơi ổn định, yên tĩnh và làm thông thoáng không khí để hỗ trợ thở theo quy trình sơ cứu quy định.

-  Ngăn chặn nguy cơ chảy máu bên ngoài theo quy trình sơ cứu tiêu chuẩn.

2. Áp dụng sơ cứu cơ bản

-  Thực hiện sơ cứu theo quy trình sơ cứu quy định sử dụng các vật dụng và thiết bị sẵn có.

-  Theo dõi tình trạng của người bị thương và xử lý theo các nguyên tắc sơ cứu phù hợp.

-  Kịp thời tìm người thực hiện sơ cứu.

-  Ghi chép lại tai nạn và chấn thương theo quy trình của đơn vị.

3. Điều chỉnh quy trình sơ cứu trong trường hợp ở vùng sâu, vùng xa

-  Chăm sóc người bị thương trong điều kiện xa cơ sở y tế cho tới khi dịch vụ y tế đến nơi, bao gồm cả việc theo dõi đường thở, nhịp thở và nhịp tim, kiểm soát cơn đau, đảm bảo đủ nước và duy trì nhiệt độ cơ thể.

-  Chăm sóc bệnh nhân bị thương nặng theo cách thích hợp trong điều kiện ở vùng xa, bao gồm cả việc chuẩn bị phương tiện để chuyển đi.

4. Thông báo chi tiết về sự việc

-  Yêu cầu sự hỗ trợ y tế thích hợp bằng phương thức giao tiếp phù hợp nhất.

-  Truyền đạt chi tiết chính xác cho dịch vụ cấp cứu hay những người liên quan khác về tình trạng người bị thương và các hoạt động kiểm soát sơ cứu.

-  Chuẩn bị báo cáo kịp thời với giám sát viên, trình bày tất cả các chi tiết liên quan.

Các kỹ năng quan trọng và kiến thức thiết yếu 

1. Kỹ năng quan trọng

-  Phân tích và xác định nguyên nhân.

-  Sơ cấp cứu cơ bản phù hợp và đúng quy trình.

-  Quản lý và chăm sóc người bị thương đúng kỹ thuật và yêu cầu y tế.

2. Kiến thức thiết yếu

-  Các tình huống sơ cứu có thể xảy ra tại nơi làm việc và các thao tác sơ cứu, chữa trị và giải pháp phù hợp.

-  Quy trình và quy định liên quan về sức khỏe.

-  Mức độ ưu tiên trong chăm sóc sơ cứu.

-  Các quy trình sơ cứu:

  • Tiến hành thẩm định ban đầu trong sơ cứu bệnh nhân

  • Kiểm soát chấn thương

  • Tiến hành kỹ thuật hồi sức

  • Báo cáo các tình huống sơ cứu và hành động cần làm

-  Kỹ thuật để quản lý và chăm sóc người bị thương trong các trường hợp sơ cứu khác nhau, bao gồm:

  • Bị bệnh cấp tính và/hoặc bị thương

  • Bị thương và chảy máu

  • Bị bỏng

  • Chấn thương xương, khớp và cơ

-  Các nguyên nhân ngừng thở và khó thở.

-  Kế hoạch xác định và kiểm soát mối nguy hiểm, tình trạng bất tỉnh và không có phản ứng, thiếu không khí thở; hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn: thả lỏng, nâng lên và áp lực trực tiếp đối với người bị thương trong trường hợp chảy máu.

-  Các biểu hiện và dấu hiệu cho thấy những nguyên nhân bất tỉnh phổ biến nhất:

  • Ngộ độc, bị cắn và bị đốt

  • Bong gân và dãn dây chằng

  • Gãy xương (đơn giản và phức tạp)

  • Trật khớp

  • Chấn thương đầu, cổ và lưng

  • Chảy máu trong nghiêm trọng

  • Chấn thương vùng bụng, xương chậu và ngực

  • Sốc vì chấn thương nặng

  • Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim

  • Bỏng và sốc do bỏng

-  Các biện pháp an toàn cần thiết để phòng tránh tai nạn, bệnh tật, chấn thương và nhiễm trùng trong điều kiện ở  vùng sâu vùng xa.

-  Kỹ thuật giao tiếp trong việc tiến hành sơ cứu.

3 Chu Hoàng Duy

Từ khóa: hướng dẫn viên du lịch hướng dẫn viên du lịch nội địa năng lực cơ bản tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề quốc gia kỹ năng nghề quốc gia thực hiện sơ cứu trình độ kỹ năng nghề bậc 2

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...