Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
05 Kiểu đồng nghiệp cần đề phòng chốn công sở
Môi trường công sở thật chất là một xã hội thu nhỏ, hằng ngày bạn sẽ tiếp xúc rất nhiều kiểu người tác động trực tiếp đến công việc của bạn và dĩ nhiên nó cũng phức tạp giống như cuộc sống thường nhật vậy. Bên cạnh những người chúng ta muốn kết bạn thì có vài kiểu người chúng ta nên đề phòng cẩn trọng họ thì hơn để tránh tai bay vạ gió.
Kiểu 1: Đồng nghiệp mắc bệnh hay than vãn
Những người này tưởng chừng vô hại nhưng thật chất lại độc hại vô cùng. Họ chính là tác nhân trực tiếp “hút cạn” năng lượng làm việc mỗi ngày của bạn. Hãy thử tượng tượng khi bạn đang sục sôi ý chí, sức trẻ dồi dào sống và cống hiến hết mình với công ty là bắt gặp đồng nghiệp bên cạnh uể oải, than vãn mệt mỏi. Họ luôn phàn nàn mỗi khi được yêu cầu làm việc gì đó, những người than vãn luôn chỉ nhìn được mặt tiêu cực của vấn đề từ đó họ tác động trực tiếp những cái ý niệm không mấy tốt đẹp lên tinh thần của bạn làm bạn có xu hướng mệt mỏi theo.
Vậy nên nếu có thể bạn hãy tránh xa những người này hoặc đừng để tâm những bình luận cau có của họ, tốt hơn nữa thì truyền một ít năng lượng tích cực của bản thân mình giúp họ có ý chí làm việc hơn.
Kiểu 2: Đồng nghiệp là “trung tâm tin tức” của công ty
Bạn biết hội bà tám của công ty chứ? Và bạn có là thành viên của hội đó không. Nếu không thì xin chúc mừng vì bạn đã không bước chân vào con đường đầy thị phi này. Đặc tính của kiểu đồng nghiệp này là mọi chuyện trên dưới của công ty đều rõ tường tận còn nguồn tin có xác thực hay không thì chưa biết. Việc biết quá nhiều thông tin chưa hẳn đã tốt, nhất là các thông tin bàn tán về đồng nghiệp khác hoặc là vài góc khuất trong công ty.
Những người này được gán mác “kẻ nhiều chuyện” để rồi không ai muốn dây dưa vào vì biết đâu sau này bản thân lại trở thành nhân vật chính trong những câu chuyện được họ thêu dệt lên. Nhiều chuyện có thể để vui nhưng hậu quả để lại thì chưa chắc để họ có thể tiếp tục gắn bó trong công ty lâu dài với tính cách đó.
Kiểu 3: Kiểu rất thích nhờ vả
Kiểu đồng nghiệp này thường rất phổ biến trong môi trường văn phòng. Trong quan hệ công việc chúng ta có thể nhờ vả giúp đỡ lẫn nhau trong phạm vi có thể nhưng đừng để bản thân trở thành “trợ lý bất đắc dĩ” của một ai đó.
Việc nhờ vả có thể từ những điều nhỏ nhặt nhất như pha tách café, photo hộ mớ tài liệu, mua dùm một món đồ nào đó hay cao hơn nữa là xử lý giúp công việc cho họ mà vấn đề ở chỗ họ không thật sự bận hay quá gấp gáp để cần nhờ đến sự giúp đỡ. Đơn giản đây là thói quen và việc họ nhờ vả luôn có người làm hộ nên dần hình thành tính ỷ lại kèm theo đó là người được nhờ phải làm theo yêu cầu như một nghĩa vụ vốn có.
Khi thấy bản thân có nguy cơ trở thành đối tượng bị nhờ vả bạn có thể giúp họ trong khả năng nhưng hãy nhắc khéo và những lần sau hãy từ chối thẳng vì lý do còn phải xử lý nốt công việc đang dang dở để tránh có tiền lệ lần sau.
Kiểu 4: Đồng nghiệp cạnh tranh không lành mạnh
Đây được xem là kiểu đồng nghiệp nguy hiểm có thể “chọc phá” sự nghiệp của bạn bất kỳ lúc nào có thể. Thay vì việc tập trung vào công việc, phát triển bản thân thì kiểu đồng nghiệp này có xu hướng nhìn vào thành quả của người khác để cạnh tranh không lành mạnh và dìm họ xuống bằng việc nói xấu với đồng nghiệp khác với cấp trên để những người xung quanh hiểu lầm đối tượng mà người này nhắm đến.
Việc dùng “kế bẩn” để cạnh tranh với đồng nghiệp không còn quá xa lạ ở môi trường công sở và nghệ thuật ứng xử với kiểu đồng nghiệp này là càng cẩn thận càng tốt. Hãy tỏ ra “thảo mai” nhất đừng thể hiện mình quá nhiều trước mắt họ, đừng cho họ thấy bạn là đối thủ để họ dè chừng. Một ngày nào đó bạn vượt mặt họ thì lúc này họ cũng trở tay không kịp vì bạn đã ở trên một tầm cao mới.
Kiểu 5: Đồng nghiệp quá đề cao bản thân
Trong môi trường làm việc chắc chắn sẽ có người giỏi người dở, kẻ vượt trội người thụt lùi tuy nhiên những người quá đề cao bản thân lại rất thích khoe mẽ thành tựu của mình rồi coi thường những người xung quanh. Kiểu người này vô cùng tự kiêu và tự mãn họ luôn cho rằng mình có tài nên lời bản thân nói luôn là đúng.
Vậy nên khi ở cạnh những người có tính cách như thế này bạn rất dễ cảm thấy bản thân mình kém cỏi và đánh mất sự tự tin của mình cách duy nhất là hãy tránh xa những người như thế này và tập trung phát triển mình là điều tốt nhất nên làm.
Dè chừng những kiểu đồng nghiệp gây hại không đồng nghĩa với việc phải tỏ thái độ ghét bỏ mà hãy hạn chế tiếp xúc nhưng vẫn giữ một môi trường công sở lành mạnh văn minh bằng những lời chào hay cái gật đầu thể hiện bạn là người trung lập trong mọi sự việc họ đề cập đến.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Lời dẫn chương trình tất niên cuối năm? Học ngành gì để trở thành người dẫn chương trình?
Freelancer là nghề gì mà lại thu hút nhiều người theo đuổi đến vậy?Kỹ năng cần thiết để trở thành một freelancer thành công?
Chứng chỉ hành nghề chứng khoán là gì và làm thế nào để sở hữu chứng chỉ này? Điều gì khiến cho chứng chỉ này trở thành một trong những điều kiện quan trọng để hoạt động trong lĩnh vực tài chính?
Top những kỹ năng cần thiết cho sinh viên mới ra trường là gì? Lời khuyên dành cho những sinh viên vừa ra trường?