Phiên chợ Đông là gì? Vai trò của nghề thương lái trong xã hội hiện nay?
Định nghĩa phiên chợ đông là gì? Nhận biết vai trò của nghề thương lái trong xã hội hiện nay?
Phiên chợ Đông là gì?
Trên các trang mạng hiện nay chẳng hạn như Fakebook, TikTok,... Cụm từ "phiên chợ đông" là một cụm từ được phủ sóng rộng. Các bạn trẻ tham gia trend này bằng cách sáng tạo những câu thơ hai dòng dí dỏm, hài hước, mang tính châm biếm nhưng không kém phần duyên dáng. Nguồn gốc của xu hướng phiên chợ đông đến từ 2 câu ca giao xưa là:
“Phiên chợ đông con cá hồng anh chê nhạt,
Phiên chợ tàn con cá bạc anh lại khen ngon.”
Từ đó, cộng đồng mạng nhất là giới trẻ chế lại theo cách riêng của bản thân một cách hài hước và đáng yêu cùng với những từ ngữ có vần với nhau mang tính châm biếm nhẹ nhàng. Từ đó làm mới văn hóa dân gian, mang truyền thống kết hợp với hiện đại mà vẫn thể hiện được nội dung trong từng câu chữ. Một số câu nói về trend " phiên chợ đông" hài hước:
(1) Phiên chợ đông em cầm nhầm cái bát
Sao ảnh trên mạng lại khác thiệt vậy em?
(2) Phiên chợ đông em cầm cái kéo
Bà nói trà sữa béo mà sao bà uống quài
(3) Phiên chợ đông em cầm nhầm trái đu đủ
Đã là chuyện cũ anh nhắc lại làm chi
Vai trò của nghề thương lái trong xã hội hiện nay?
Trong chuỗi cung ứng hàng hóa hiện nay từ sản xuất đến tay người tiêu dùng, nghề thương lái giữ một vai trò đặc biệt then chốt. Thương lái chính là cầu nối trung gian giữa người sản xuất như là nông dân, ngư dân hay những làng nghề truyền thồng và thị trường tiêu thụ. Họ thu mua và phân phối giúp cho hàng hóa lưu thông hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế ở địa phương cũng như kinh tế của quốc gia.
Hiện nay khi nhu cầu tiêu dùng của mọi người ngày càng tăng cao và đa dạng hơn thì thương lái lại trở thành lực lượng không thể thiếu trong việc thu mua, phân phối hàng hóa và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng nhất. Không những chỉ tạo đầu ra ổn định cho người sản xuất mà thương lái còn góp phần điều tiết giá cả hàng hóa giúp cân bằng cung và cầu trên thị trường .
Không những thế, nhiều thương lái còn giúp khai phá và mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm trong nước và thậm chí đưa sản phẩm, hàng hóa ra thị trường nước ngoài. Nhờ sự nhạy bén, linh hoạt trong nắm bắt thị trường, họ có thể quảng bá nhiều sản phẩm đặc sản, hàng thủ công mỹ nghệ mang đậm nét Việt Nam hoặc nông sản địa phương đến với người tiêu dùng ở trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, nghề thương lái cũng không tránh khỏi nhiều thách thức, khó khăn chẳng hạn như biến động thị trường, chi phí vận chuyển, rủi ro thương mại... Do đó, họ cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp, minh bạch và xây dựng mối quan hệ tốt với người sản xuất để nghề thương lái có thể phát triển bền vững.
Có thể thấy, nghề thương lái là một mắt xích rất quan trọng trong nền kinh tế hàng hóa hiện nay. Sự tồn tại và phát triển của họ góp phần lớn vào việc ổn định thị trường trong và ngoài nước và thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Phiên chợ Đông là gì? Vai trò của nghề thương lái trong xã hội hiện nay?
Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm theo quy định của pháp luật?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 25/2019/TT-BYT quy định về trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm như sau:
- Thiết lập hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm, lưu giữ đầy đủ thông tin về lô sản phẩm thực phẩm, nguồn gốc, xuất xứ, an toàn sản phẩm, nguyên liệu, quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh sản phẩm thực phẩm theo quy định tại các Điều 4 và Điều 5 Thông tư 25/2019/TT-BYT.
- Lưu trữ và duy trì hệ thống dữ liệu thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm của cơ sở trong thời gian tối thiểu là 12 (mười hai) tháng kể từ ngày hết hạn sử dụng của lô sản phẩm, 24 tháng kể từ ngày sản xuất lô sản phẩm đối với dụng cụ, vật liệu chứa đựng, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và sản phẩm thực phẩm không yêu cầu bắt buộc ghi hạn sử dụng.
- Phải thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm theo quy định tại Điều 6 Thông tư 25/2019/TT-BYT và gửi báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm về cơ quan có thẩm quyền tối đa 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi tự phát hiện hoặc nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu truy xuất của cơ quan có thẩm quyền. Báo cáo có đầy đủ thông tin theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư 25/2019/TT-BYT.
- Phân tích, xác định nguyên nhân gây mất an toàn đối với lô sản phẩm thực phẩm phải truy xuất. Trường hợp sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn phải được thu hồi và xử lý theo đúng quy định pháp luật.
- Việc áp dụng hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm theo mã nhận diện sản phẩm được thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];