Nhịn ăn gián đoạn là gì? Nhịn ăn gián đoạn có ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc không?

Nhịn ăn gián đoạn là gì? Nhịn ăn gián đoạn ảnh hưởng có ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc không?

Đăng bài: 18:33 21/04/2025

Nhịn ăn gián đoạn là gì?

Khái niệm nhịn ăn gián đoạn là gì?

Nhịn ăn gián đoạn (Intermittent Fasting – IF) là một phương pháp ăn uống theo chu kỳ nhịn ăn có kiểm soát, không phải là “kiêng” hay “nhịn đói” hoàn toàn, mà là thay đổi thời gian ăn uống trong ngày hoặc trong tuần.

Một số phương pháp nhịn ăn gián đoạn phổ biến hiện nay 

Phương pháp

 

Mô tả

16/8

Nhịn ăn 16 tiếng, ăn trong khung 8 tiếng (ví dụ: chỉ ăn từ 12h trưa đến 8h tối)

5:2

Trong tuần, chọn 2 ngày ăn rất ít (khoảng 500–600 calo), còn 5 ngày ăn bình thường

OMAD (One Meal A Day)

Mỗi ngày chỉ ăn 1 bữa chính

Trên đây là thông tin chỉ mang tính chất tham khảo về nội dung nhịn ăn gián đoạn là gì? 

Nhịn ăn gián đoạn là gì? Nhịn ăn gián đoạn có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Nhịn ăn gián đoạn là gì? Nhịn ăn gián đoạn có ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc không? (Hình từ Internet)

Nhịn ăn gián đoạn có ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc không?

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Nhịn ăn gián đoạn có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe tiềm năng cho một số người, bao gồm:

- Việc giảm lượng đồ ăn sẽ tạo ra thâm hụt calo và có thể tăng cường quá trình đốt cháy chất béo trong cơ thể, giúp giảm cân nặng. 

- Giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn, có lợi cho việc kiểm soát đường huyết, giảm rủi ro bị béo phì 

- Có thể cải thiện các yếu tố nguy cơ bệnh tim như huyết áp, cholesterol và triglyceride.

- Nghiên cứu trên động vật cho thấy IF có thể bảo vệ chức năng não và chống lại các bệnh thoái hóa thần kinh.

Nghiên cứu trên động vật cho thấy IF cũng có thể kéo dài tuổi thọ

Tuy nhiên, IF cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi cơ thể đang thích nghi:

- Cảm giác đói là tác dụng phụ phổ biến nhất.

- Có thể cảm thấy uể oải, đặc biệt khi mới bắt đầu hoặc nhịn ăn quá lâu.

- Một số người có thể bị đau đầu do ăn không đủ chất dẫn đến thiếu máu

- Thay đổi lịch trình ăn uống có thể ảnh hưởng đến tâm trạng.

- Đặc biệt ở những người có vấn đề về đường huyết hoặc đang dùng thuốc điều trị tiểu đường.

Ảnh hưởng đến công việc

Ảnh hưởng của nhịn ăn gián đoạn (IF) đến công việc có thể khác nhau. Ban đầu, những người ăn chưa quen có thể gặp tình trạng cơ thể chưa thích nghi được việc giảm năng lượng dẫn đến cảm giác khó chịu, khó tập trung ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc.

Tuy nhiên, sau một thời gian cơ thể thích nghi, một số người lại thấy tỉnh táo và tập trung hơn, đồng thời có thể cải thiện được chỉ số sức khỏe từ IF về lâu dài. Tóm lại, tác động của IF lên công việc tùy thuộc vào thể trạng của từng người và cần được điều chỉnh phù hợp.

Nhiệm vụ của bác sĩ chính là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định nhiệm vụ của bác sĩ chính như sau:

- Khám bệnh, chữa bệnh

+ Chủ trì hoặc tham gia hội chẩn chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao;

+ Tổ chức, thực hiện khám bệnh, chữa bệnh;

+ Tổ chức, xử trí cấp cứu, cấp cứu thuộc chuyên khoa, trường hợp khó do tuyến dưới chuyển đến;

+ Phát hiện và báo cáo sai sót chuyên môn kỹ thuật trong phạm vi chuyên môn được giao;

+ Giám sát, kiểm tra, đánh giá, cải tiến chất lượng khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi chuyên môn được giao.

- Thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe:

+ Xác định nhu cầu và đề ra nội dung hướng dẫn, giáo dục sức khỏe;

+ Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe dựa vào mục tiêu và nhu cầu thực tế;

+ Đề xuất các biện pháp quản lý sức khỏe trong phạm vi được giao.

- Tổ chức, thực hiện tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn dịch vụ y tế phù hợp;

- Vận hành và sử dụng được thiết bị y tế phục vụ chẩn đoán, can thiệp điều trị, cấp cứu trong phạm vi được giao;

- Tổ chức giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần thuộc chuyên khoa hoặc lĩnh vực liên quan theo quy định của pháp luật;

- Trực tiếp hoặc phối hợp tham gia công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật, triển khai phòng, chống dịch và các bệnh xã hội khi được giao;

- Đào tạo và nghiên cứu khoa học:

+ Tổ chức biên soạn tài liệu chuyên môn; xây dựng quy chế, quy trình kỹ thuật chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao;

+ Trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng và chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với viên chức chuyên môn và học viên, sinh viên khi được giao;

+ Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học

Từ khóa: Nhịn ăn gián đoạn Nhịn ăn gián đoạn là gì Nhiệm vụ của bác sĩ chính bác sĩ chính Khám bệnh Nhiệm vụ

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...