Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Dù điệu cần là gì thì cũng phai có điều kiện đủ rồi mới đưa ra quyết định nhảy việc
Nhảy việc là không khái niệm cũ nhưng chưa bao giờ hết “nóng”. Có rất nhiều lý do để một người đưa ra quyết định nhảy việc. Nhưng dù với lý do nào thì quyết định cuối cùng cũng không được là “quyết định nóng vội”. Để tránh sự nóng vội và dẫn đến những hệ lụy không tốt, mỗi người khi đứng trước quyết định nhảy việc cần phải cân nhắc xem đã có những “điều kiện đủ” hay chưa.
Như một logic thường thấy, sẽ không có ai đưa ra quyết định nhảy việc khi những điều kiện làm việc, phúc lợi, sếp, đồng nghiệp… lý tưởng và đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng và mục tiêu của họ. Một quyết định nhảy việc chỉ được đưa ra khi và chỉ có có một hoặc nhiều lý do khiến người lao động không hài lòng. Và thông thường những lý do đó thường không mấy vui vẻ.
Ngoại trừ những trường hợp người lao động cảm thấy “đủ” và cảm thấy “chạm trần” và không thể thăng tiến hơn, khi rơi vào trường hợp này, quyết định nhảy việc chắc chắn là hệ quả của một quá trình cân nhắc suy nghĩ rất kỹ càng. Ở phạm vi bài viết, chúng ta sẽ bàn đến những quyết định nhảy việc bất ngờ, ngoài dự tính, không nằm trong kế hoạch trung và dài hạn của bạn.
Nhảy việc trong những tình thế kể trên là một quyết định có tính rủi ro cao vì nhiều lý do, lý do lớn nhất có lẽ là bạn không có đủ thời gian để chuẩn bị cho quyết định đó. Bởi vì nhảy việc sẽ kéo theo sau đó có nhiều vấn đề phát sinh mà nếu không chuẩn bị trước bạn sẽ gặp rắc rối.
1. Có sẵn sàng với anh “kỹ năng” chưa?
Khi quyết định chuyển sang một nơi làm việc khác, “miễn chỉ cần không phải ở đây là được”. Bạn sẽ bắt đầu một cuộc sống với nhiều điều mới lạ và đầy thử thách.
Ở mỗi vị trí làm việc trên thị trường lao động đa số đều cần một lượng kinh nghiệm nhất định. Vận bạn đã đủ kinh nghiệm hay chưa? Kinh nghiệm ở đây không phải là số thời gian bạn đã đi làm. Mà quan trọng ở đây, kinh nghiệm chính là những gì bạn đã làm được trong quá chứ, và bạn có thể tự tin sử dụng những kỹ năng đó để mang đến vị trí công việc ở tương lai hay không?
Ở mỗi vị trí công việc trong thị trường lao động, ngoài việc bán đi sức lao động, đem lại giá trị thặng dư cho doanh nghiệp và thu lại mức thù lao hợp lý với công sức mình bỏ ra. Thì đó cũng là một nơi tuyệt vời để chính người lao động học tập, rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.
Ngoài những lý do mâu thuẫn cá nhân hay không hài lòng về chế độ chính sách, bạn cũng có thể đưa ra quyết định nhảy việc khi vị trí việc làm không cho bạn cơ hội để phát triển bản thân, không có cơ hội để bạn rèn luyện và phát huy kỹ năng, điểm mạnh của mình thêm nữa. Tuy nhiên nếu ở vị trí hiện tại, bạn chưa học hỏi hết những kỹ năng có thể học hỏi, chưa “chạm trần” về mặt kỹ năng, kiến thức thì đừng vội nhảy việc.
2. « Nhảy » nhiều có ảnh hưởng tới kế hoạch cá nhân hay không?
« Người trẻ không ngại nhảy việc, họ chỉ cần lý do thôi »
Thật vậy, với thị trường lao động sôi nổi hiện nay, quyết định nhảy việc được đưa ra đôi khi rất nhanh chóng mà không cân nhắc sự thiệt hơn. Khó chịu với sếp, nhảy việc. Không thích đồng nghiệp, nhảy việc. Công việc áp lực, nhảy việc… Có hàng trăm lý do để người lao động quyết định « cao chạy xa bay » bởi vì họ tin rằng ở thị trường lao động vẫn có nhiều nơi đón nhận họ.
Điều đó không sai, tuy nhiên khi nhảy việc vội vàng nó có thể khiến cuộc sống của bạn bị chệch hướng. Mỗi một người khi đi làm, thông thường sẽ có những hoạch định riêng cho cá nhân để phát triển sự nghiệp, ở đó công việc ở mỗi giai đoạn đóng vai trò quan trọng trên con đường phát triển sự nghiệp đó. Việc đưa ra quyết định nhảy việc vội vàng, có thể khiến bạn mất thời gian, công sức để tìm lại một công việc phù hợp, công ty phù hợp, người sếp phù hợp và làm ảnh hưởng tới hoạch định cá nhân của riêng mình.
3. Giá trị cống hiến tỉ lệ thuận với sự luyến tiếc khi chia tay
Khi đi qua bất kì môi trường nào, điều quan trọng nhất khi ra đi là những gì bạn để lại. Nếu bạn ra đi và để lại những nuối tiếc, lưu luyến thì bạn đã có một chuyến phiêu lưu thành công. Ngược lại, khi bạn ra đi mà không để lại những giá trị thặng dư quan trọng cho công ty, không để lại sự lưu luyến nhất định cho bạn bè, đồng nghiệp thì đó là một chuyến phiêu lưu chưa thành công hoặc cần thêm thời gian để thành công.
Bạn cần thêm thời gian, cần thêm sự cố gắng để cống hiến giá trị thặng dư lao động cho doanh nghiệp, cho xã hội. Bạn cần thêm thời gian để tạo những mối quan hệ gắn bó, khăng khít với đồng nghiệp. Cho đến khi nào bạn thử giả định mình chia tay, và những gì để lại thật sự như đã đề cập ở đầu mục thì đó là lúc bạn có thể « nhảy » được rồi.
4. Đã tìm hiểu thử nhu cầu thị trường lao động hiện tại chưa ?
Nếu như bạn vẫn muốn tham gia thị trường lao động với tư cách là người lao động. Trước khi ra quyết định nhảy việc thì cần phải tìm hiểu trước hiện tại trên thị trường nhu cầu tuyển dụng ra sao ? Số lượng tuyển dụng có nhiều hay không ?
Bằng cách lướt những trang web tìm việc làm như https://nhanlucnganhluat.vn/ để nhận định vấn đề một cách sơ bộ nhất. Nếu cơ hội bạn cảm thấy nhiều thì đó là lúc bạn nên đưa ra quyết định « nhảy » của mình. Còn nếu vì những lý do nào đó khiến nhóm ngành nghề bạn đang theo đuổi không có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cao thì bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định của mình.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Thời gian nghỉ Tết của giao hàng tiết kiệm trong năm 2025 như thế nào? Mức phạt mới cho lỗi chở hàng cồng kềnh của shipper là bao nhiêu vào năm 2025?
Làm thế nào để thành công trong phỏng vấn công ty bảo hiểm? Lưu ý những gì và những kỹ năng nào cần có để gây ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng?
Khám phá các ngành học đa dạng từ khối A1 và D1, tận dụng cơ hội phát triển sự nghiệp trong thế kỷ 21.
Tìm hiểu cách tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh qua việc cải thiện kỹ năng của nhân viên bán hàng thông qua phân tích và chiến lược như thế nào?