Đến muộn buổi phỏng vấn? 5 bước ứng xử chuyên nghiệp giúp ứng viên ghi điểm với nhà tuyển dụng?
Lỡ đến muộn buổi phỏng vấn: 5 bước hướng dẫn ứng xử khéo léo để không bị mất điểm với nhà tuyển dụng?
Đến muộn buổi phỏng vấn? 5 bước ứng xử chuyên nghiệp giúp ứng viên ghi điểm với nhà tuyển dụng?
Trong quá trình xin việc, buổi phỏng vấn là cơ hội quan trọng để ứng viên thể hiện năng lực và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nhưng đôi khi, những tình huống ngoài ý muốn như kẹt xe, sự cố thời tiết, sức khỏe hay thậm chí là nhầm giờ có thể khiến ứng viên đến muộn buổi phỏng vấn. Điều này dễ khiến ứng viên rơi vào tâm lý lo lắng, hoảng hốt và mất tự tin. Tuy nhiên, nếu biết cách xử lý đúng đắn, ứng viên vẫn có thể lội ngược dòng và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Sau đây là 5 bước ứng xử khi đến muộn phỏng vấn giúp ứng viên xoay chuyển tình thế và thể hiện được sự chuyên nghiệp của mình:
Bước 1. Gọi điện hoặc nhắn tin báo trước càng sớm càng tốt
Ngay sau khi chắc rằng mình sẽ muộn buổi phỏng vấn, đừng im lặng rồi xuất hiện với gương mặt áy náy. Thay vì vậy, hãy lập tức gọi điện hoặc nhắn tin báo với người liên hệ phụ trách tuyển dụng. Thể hiện thái độ có trách nhiệm, không đổ lỗi mà chỉ cần thông báo rõ ràng về lý do đến muộn và dự kiến thời gian bạn sẽ có mặt.
Ví dụ: “Chào anh/chị, em là [Tên] - ứng viên cho vị trí [Tên vị trí]. Em xin lỗi vì đang gặp sự cố [kẹt xe, trục trặc phương tiện…] nên sẽ đến muộn khoảng [số phút]. Rất mong anh/chị thông cảm và cho phép em được tiếp tục buổi phỏng vấn. Em cảm ơn ạ!
Với thao tác nhỏ này giúp bạn giảm đi phần nào sự khó chịu từ nhà tuyển dụng và thể hiện sự tôn trọng với vị trí công việc mình ứng tuyển.
Bước 2. Giữ thái độ bình tĩnh và chuyên nghiệp khi đến buổi phỏng vấn
Khi đến nơi, dù bạn có vội vã đến đâu, hãy cố gắng giữ một vẻ ngoài chỉnh tề và thái độ bình tĩnh. Đừng thở hổn hển hay tỏ ra quá lo lắng. Hãy tiến đến quầy lễ tân hoặc người liên hệ bạn và một lần nữa gửi lời xin lỗi chân thành vì sự chậm trễ.
Hãy nhớ rằng, ngôn ngữ cơ thể cũng rất quan trọng. Duy trì ánh mắt lịch sự, giọng nói nhẹ nhàng và thái độ tôn trọng. Dù bạn cảm thấy thế nào, hãy cố gắng thể hiện sự chuyên nghiệp và thiện chí của mình. Việc ứng xử khi đến muộn phỏng vấn với một thái độ tích cực, điềm tĩnh sẽ giúp bạn lấy lại phần nào hình ảnh đã mất.
Bước 3. Giải thích ngắn gọn và nhận trách nhiệm
Khi bắt đầu buổi phỏng vấn, rất có thể nhà tuyển dụng sẽ đề cập đến việc bạn lỡ đến muộn buổi phỏng vấn. Đây là cơ hội để bạn giải thích một cách ngắn gọn và nhận hoàn toàn trách nhiệm về sự cố. Tránh kể lể dài dòng hay biện minh cho sự chậm trễ của mình. Một lời xin lỗi chân thành kèm theo một lời giải thích ngắn gọn là đủ.
Ví dụ: "Em xin lỗi vì đã đến muộn buổi phỏng vấn hôm nay. Em gặp một sự cố bất ngờ và rất tiếc vì đã ảnh hưởng đến thời gian của anh/chị. Em rất trân trọng cơ hội này và mong được tiếp tục trao đổi ạ."
Bước 4. Tập trung tối đa trong phần phỏng vấn
Sau khi xin lỗi, điều quan trọng nhất là bạn phải thể hiện thật tốt phần phỏng vấn của mình. Hãy gạt bỏ mọi lo lắng và tập trung hoàn toàn vào nội dung của buổi phỏng vấn. Đồng thời thể hiện sự chuẩn bị kỹ lưỡng, trả lời các câu hỏi một cách tự tin và chuyên nghiệp.
Đừng để sự cố đến muộn buổi phỏng vấn ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu suất của bạn trong suốt buổi phỏng vấn. Hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là một ứng viên tiềm năng và xứng đáng, bất chấp sự cố không mong muốn.
Bước 5. Gửi thư cảm ơn sau phỏng vấn
Sau khi buổi phỏng vấn kết thúc, hãy gửi một bức thư cảm ơn đến nhà tuyển dụng trong vòng 24 giờ. Trong thư, bạn có thể nhắc lại lời xin lỗi về việc lỡ đến muộn buổi phỏng vấn một cách ngắn gọn và bày tỏ sự trân trọng đối với thời gian và cơ hội mà nhà tuyển dụng đã dành cho bạn.
Đến muộn buổi phỏng vấn? 5 bước ứng xử chuyên nghiệp giúp ứng viên ghi điểm với nhà tuyển dụng? (Hình ảnh từ internet)
Doanh nghiệp có quyền thu chi phí về việc tổ chức buổi phỏng vấn tuyển dụng người lao động không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Bộ luật Lao động 2019 quy định về vấn đề tuyển dụng cụ thể như sau:
Tuyển dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.
2. Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.
Theo đó, pháp luật có quy định rõ ràng về việc nghiêm cấm hành vi thu chi phí của người lao động trong quá trình tuyển dụng, bao gồm cả chi phí tổ chức buổi phỏng vấn. Người lao động sẽ không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.
Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp có hành vi thu phí tuyển dụng của người lao động tham gia tuyển dụng là đang vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật về lao động.
Từ khóa: Đến muộn buổi phỏng vấn muộn buổi phỏng vấn buổi phỏng vấn lỡ đến muộn buổi phỏng vấn ứng viên người lao động tuyển dụng lao động Tổ chức buổi phỏng vấn
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;