Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Bộ kỹ năng cần có của Chuyên viên tuyển dụng để “chốt đơn” người tài
Chuyên viên tuyển dụng được ví như là sợi thừng “buộc” người tài về công ty. Mặc dù không trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho công ty nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc giúp công ty phát triển bền vững. Vậy để đảm nhận tốt vị trí này Chuyên viên tuyển dụng cần phải trang bị những kỹ năng gì?
1. Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe tốt sẽ giúp Chuyên viên tuyển dụng không bị bỏ sót thông tin mà ứng viên cung cấp. Từ đó mới đánh giá được năng lực, trình độ của ứng viên. Khả năng lắng nghe tốt còn giúp họ hiểu rõ được là công ty họ đang tìm kiếm điều gì ở ứng viên qua đó chuyên viên tuyển dụng mới tuyển được ứng viên thích hợp cho công ty.
2. Kỹ năng thuyết phục
Kỹ năng cũng tương tự như kỹ năng chốt sale. Công ty nào cũng muốn chiêu mộ nhân tài về công ty mình nhưng nhân tài thì có hạn mà có quá nhiều công ty săn đón vậy nên việc thuyết phục ứng viên có năng lực đầu quân về công ty cũng là một bộ kỹ năng cần thiết mà Chuyên viên tuyển dụng phải trang bị trong quá trình tuyển dụng.
3. Kỹ năng quản lí thời gian
Là một chuyên viên tuyển dụng, công việc của bạn rất nhiều. Từ việc đăng thông tin tuyển dụng, sàng lọc hồ sơ đến việc phỏng vấn các ứng viên, chưa kể những công việc như làm báo cáo, phân tích kết quả,… Nhiều việc như vậy bạn cần phải sắp xếp, phân bổ thời gian sao cho hợp lý tránh ảnh hưởng tới tiến độ làm việc của bạn.
4. Kỹ năng giao tiếp
Một kỹ năng không thể thiếu trong những kỹ năng của chuyên viên tuyển dụng đó chính là kỹ năng giao tiếp. Họ không cần nói chuyện chuyên nghiệp như diễn giả nhưng cũng phải có khả năng giao tiếp tốt bất kể là đối thoại trực tiếp hay trao đổi qua email, điện thoại.
5. Kỹ năng sử dụng công nghệ phần mềm xã hội
Một chuyên viên tuyển dụng chuyên nghiệp không chỉ cần sử dụng thành thạo các phần mềm thông dụng như excel, word, powerpoint mà còn cần phải tìm tòi, học hỏi cách dùng những công cụ khác hay những trang mạng xã hội. Bởi vì chúng ta đang sống trong xã hội công nghệ, cách mạng 4.0, việc sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, tiến hành các chiến dịch tuyển dụng trên mạng xã hội sẽ mang lợi thế rất lớn cho bạn đồng thời chứng tỏ sự chuyên nghiệp, khả năng bắt kịp xu hướng của bạn.
6. Kỹ năng phỏng vấn đánh giá ứng viên
Nói đến kỹ năng của chuyên viên tuyển dụng thì không thể không nói đến kỹ năng phỏng vấn, đánh giá ứng viên. Từ kỹ năng đặt các câu hỏi sao cho logic và chuyên nghiệp tới kỹ năng nắm bắt nhanh nhạy nội dung câu trả lời, cử chỉ, thái độ của ứng viên, các chuyên viên tuyển dụng cần phải nhận thức rõ được các kỹ năng này.
Bên cạnh đó, bạn đóng vai trò là “chủ nhà” trong buổi phỏng vấn” bạn nên tạo không khí thân thiện để giảm bớt căng thẳng, áp lực cho ứng viên, như vậy buổi phỏng vấn sẽ diễn ra thành công hơn.
7. Kỹ năng làm việc nhóm
Làm bất cứ công việc gì, chúng ta không thể làm một mình mà phải có đồng nghiệp, phải có kỹ năng làm việc nhóm. Một chuyên viên tuyển dụng giỏi là phải biết tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, thấu hiểu họ và học hỏi kinh nghiệm của họ từ đó mà khả năng làm việc của bạn hiệu quả hơn rất nhiều.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Thời gian nghỉ Tết của giao hàng tiết kiệm trong năm 2025 như thế nào? Mức phạt mới cho lỗi chở hàng cồng kềnh của shipper là bao nhiêu vào năm 2025?
Làm thế nào để thành công trong phỏng vấn công ty bảo hiểm? Lưu ý những gì và những kỹ năng nào cần có để gây ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng?
Khám phá các ngành học đa dạng từ khối A1 và D1, tận dụng cơ hội phát triển sự nghiệp trong thế kỷ 21.
Tìm hiểu cách tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh qua việc cải thiện kỹ năng của nhân viên bán hàng thông qua phân tích và chiến lược như thế nào?