Xây dựng luồng công việc bài bản: Bước đệm quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực năm 2025?
Luồng công việc được thiết kế bài bản - Bước khởi đầu vững chắc cho chiến lược nhân sự năm 2025?
Xây dựng luồng công việc bài bản: Bước đệm quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực năm 2025?
Luồng công việc được hiểu là một chuỗi các nhiệm vụ, hoạt động hay các bước được thực hiện theo trình tự nhất định, có cấu trúc và lặp đi lặp lại nhằm đạt được mục tiêu hay kết quả cụ thể.
Luồng công việc đóng vai trò quan trọng trong mọi môi trường làm việc. Khi doanh nghiệp thực hiện được luồng công việc, nó sẽ giúp định hướng, chuẩn hóa quy trình công việc, tạo ra sự phối hợp nhẹ nhàng giữa các bộ phận.
Luồng công việc cho phép chuẩn hóa được các công việc cần làm, loại bỏ đi sự phỏng đoán giữa các bước triển khai. Khi phân chia những nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, sẽ tập trung làm đúng với điều mình cần làm mà không phải tốn quá nhiều thời gian vào những việc không cần thiết. Khi thực hiện điều này sẽ giúp các đầu công việc được hoàn thành một cách nhanh chóng với ít công sức, nâng cao được năng suất làm việc tổng thể.
Khi có một quy trình làm việc cụ thể sẽ thiết lập ra những quy định cụ thể cho các bước hoạt động. Người quản lý có thể dễ dàng theo dõi và đảm bảo rằng mọi công việc khi thực hiện đều đạt chuẩn. Đồng thời sẽ giảm thiểu được nguy cơ sai sót do thiếu hướng dẫn cụ thể.
Ngoài ra, luồng công việc cũng cung cấp cái nhìn tổng quan về các bước trong quy trình, giúp nhà quản lý có thể theo dõi tiến độ công việc một cách trực quan. Trong quá trình làm việc, nếu xuất hiện trục trặc ở điểm nào thì nhà quản lý có thể điều chỉnh để có thể đảm bảo tiến độ công việc được duy trì. Khi làm như vậy, chất lượng công việc sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn ở từng giai đoạn.
Luồng công việc có thể giúp doanh nghiệp loại bỏ đượ các bước thừa thải và tập trung vào nhiệm vụ chính, tối ưu hóa được thời gian và chi phí vận hành. Đồng thời việc phân bổ nhân lực trong doanh nghiệp sẽ trở nên khoa học hơn, giúp giảm thiểu chi phí không cần thiết và đảm bảo hiệu quả tối đa trong quá trình làm việc.
Bên cạnh đó, luồng công việc sẽ giúp tạo ra sự giao tiếp rõ ràng giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Khi luồng công việc được xác định và chia sẻ minh bạch, sự phối hợp và giao tiếp nội bộ được cải thiện rõ rệt. Điều này giúp công việc được chuyển giao mượt mà giữa các phòng ban, tăng cường tinh thần hợp tác và đồng đội.
Ngoài ra, một khi luồng công việc được xây dựng theo quy trình nhất định thì việc đánh giá và cải tiến công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Doanh nghiệp cần theo dõi sát sao luồng công việc, thu nhập ý kiến đóng góp kết hợp với chỉnh sửa liên tục để phù hợp với thay đổi của thị trường và thời đại. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp duy trì được lợi thế cạnh tranh với đối thủ trong hoạt động kinh doanh.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Xây dựng luồng công việc bài bản: Bước đệm quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực năm 2025? Lưu ý thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Xây dựng luồng công việc bài bản: Bước đệm quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực năm 2025? (Hình từ Internet)
Người lao động có quyền yêu cầu tổ chức đối thoại tại nơi làm việc không?
Căn cứ theo Điều 63 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
1. Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
2. Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau đây:
a) Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;
b) Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;
c) Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật này.
3. Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại ngoài những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, khi có yêu cầu của một bên, bao gồm cả người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động, người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc.
Như vậy, người lao động có quyền yêu cầu tổ chức đối thoại tại nơi làm việc.
Từ khóa: Luồng công việc Xây dựng luồng công việc Phát triển nguồn nhân lực Người lao động Tổ chức đối thoại Người sử dụng lao động
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;