Tiêu chí đánh giá đối với nhân viên hành chính nhân sự cho doanh nghiệp?
Tiêu chí đánh giá đối với nhân viên hành chính nhân sự cho doanh nghiệp? Người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với nhân sự trong trường hợp nào?
Tiêu chí đánh giá đối với nhân viên hành chính nhân sự cho doanh nghiệp?
Tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên hành chính nhân sự sẽ được tùy chỉnh mức độ thang điểm theo tính chất nhiệm vụ và sự kỳ vọng của mỗi ban lãnh đạo doanh nghiệp dành cho vị trí này.
Trong đó, với vai trò là người tư vấn nhân sự cho khách hàng, HRchannels có cơ hội trải nghiệm xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên hành chính văn phòng. Dù mỗi doanh nghiệp đều có sự linh hoạt nội dung theo yêu cầu thực tế nhưng những tiêu chí dưới đây là không thể thiếu
(1) Tiêu chí hiệu suất tuyển dụng:
Nhiệm vụ quan trọng nhất đối với nhân viên hành chính nhân sự vẫn là công tác tuyển dụng, bổ sung nhân lực cho doanh nghiệp. Nhiệm vụ này được đánh giá thông qua các tiêu chí sau:
- Chi phí tuyển dụng trung bình: Nhằm giúp nhân viên điều chỉnh việc chi tiêu khi tiến hành quy trình tuyển dụng, hoặc có thể thông qua tiêu chí này đề nghị công ty nâng ngân sách tuyển dụng phù hợp tình hình thực tế. Công thức tính:
Công thức = Tổng số chi phí tuyển dụng trong kỳ / Tổng số nhân sự tuyển dụng trong kỳ |
- Thời gian tuyển dụng trung bình: Thời gian tuyển dụng càng nhanh, hoạt động của doanh nghiệp càng sớm ổn định. Công thức tính:
Công thức = Tổng số thời gian tuyển dụng trong kỳ / Tổng số nhân sự tuyển dụng trong kỳ |
- Tỷ lệ CV phù hợp: Mỗi vị trí tuyển dụng tương thích những nguồn cung cấp ứng viên khác nhau. Tỷ lệ này càng cao, cho thấy nhân viên hành chính – nhân sự có năng lực lựa chọn nguồn ứng viên tốt. Công thức tính:
Công thức = Tổng số CV được mời phỏng vấn trong kỳ / Tổng số CV nhận được trong kỳ |
- Tỷ lệ ứng viên phù hợp theo từng nguồn tìm kiếm: Tỷ lệ này sẽ giúp nhân viên và doanh nghiệp khoanh vùng những nguồn ứng viên phù hợp cho từng vị trí. Công thức tính:
Công thức = Tổng số CV từ nguồn A được mời phỏng vấn/ Tổng số CV ứng tuyển trong kỳ |
Với, “A” ở đây là những nguồn cung cấp ứng viên, điển hình là trang web tuyển dụng trực tuyến, mạng xã hội, người quen giới thiệu…
- Tỷ lệ ứng viên trúng tuyển đến nhận việc: Tỷ lệ này càng cao càng cho thấy công tác tuyển dụng, sàng lọc ứng viên, trao đổi phỏng vấn của nhân viên hành chính - nhân sự càng hiệu quả.
Công thức = Tổng số ứng viên trúng tuyển trong kỳ / Tổng số ứng viên trúng tuyển đến nhận việc trong kỳ |
(2) Tiêu chí hiệu suất đào tạo
Mỗi ứng viên trúng tuyển đến nhận việc đều sẽ tiếp nhận quá trình đào tạo, huấn luyện từ doanh nghiệp. Và đây là các tiêu chí đánh giá:
- Chi phí đào tạo trung bình: Tiêu chí này càng thấp càng tốt cho kết quả đánh giá của nhân viên hành chính - nhân sự.
Một số doanh nghiệp còn chia ra chi phí đào tạo trung bình theo từng phòng ban, từng vị trí… để có cái nhìn sâu sát hơn, tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh kế hoạch đào tạo trong tương lai. Cụ thể, công thức tính như sau:
Công thức = Tổng chi phí đào tạo trong kỳ / Tổng số nhân viên tuyển mới trong kỳ |
- Thời gian đào tạo trung bình: Tiêu chí này thường kết hợp cùng chất lượng nhân viên sau đào tạo, vì vậy, mỗi doanh nghiệp sẽ có khoảng thời gian đào tạo phù hợp riêng. Kết quả của nhân viên hành chính - nhân sự chỉ cần nằm trong khoảng thời gian quy định là tốt nhất.
Công thức = Tổng thời gian đào tạo ứng viên trong kỳ / Tổng số ứng viên được đào tạo trong kỳ |
- Tỷ lệ ứng viên tiếp quản công việc sau đào tạo: Ứng viên trúng tuyển sau khi đào tạo mà không tiếp quản công việc sẽ gây tổn thất về chi phí đào tạo cho doanh nghiệp. Vì vậy, nhân viên hành chính - nhân sự phải tham gia tham mưu nội dung đào tạo, khai thác và tuyển dụng đúng người, bố trí đúng việc, nâng cao tối đa tỷ lệ này.
Công thức = Tổng số nhân sự mới ký hợp đồng lao động trong kỳ / Tổng số ứng viên trúng tuyển được đào tạo trong kỳ |
(3) Tiêu chí hiệu suất công việc hành chính văn phòng
Công tác tuyển dụng, đào tạo là nội dung chính nhưng nhiệm vụ hành chính văn phòng vẫn luôn được chú trọng. Tiêu chí đánh giá thường là sự ghi nhận tổng số lượng công việc mà nhân viên hành chính - nhân sự đã thực hiện, không tính theo tỷ lệ %
- Văn bản, hồ sơ
+ Tổng số văn bản đã soạn thảo trong kỳ
+ Số lượng hồ sơ lưu trữ trong kỳ theo nhóm cụ thể, ví dụ:
+ Hồ sơ nhân sự
+ Hồ sơ đấu thầu
+ Hồ sơ cung ứng vật tư…
+ Tổng số bản báo cáo đã thiết lập trong kỳ
- Quản lý tài sản, thiết bị của công ty
+ Tổng số lần / số lượng đặt hàng văn phòng phẩm
+ Tổng số lần cung cấp văn phòng phẩm cho các phòng ban
+ Tổng số lần trang thiết bị công ty sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng trong kỳ
+ Thời gian tối đa tính từ lúc tiếp nhận yêu cầu từ nội bộ đến khi đơn vị sửa chữa đến khắc phục
- Tổ chức các sự kiện công ty
+ Tổng số sự kiện mà nhân viên triển khai trong kỳ, bao gồm:
+ Cuộc họp với đối tác và họp nội bộ
+ Số buổi ghé thăm đối tác
+ Sinh nhật, tất niên, liên hoan… trong công ty
+ Thời gian chuẩn bị tối đa mỗi lần tổ chức sự kiện
- Thái độ chấp hành quy định của công ty
+ Tổng số lần đi làm muộn
+ Tổng số lần xin về sớm
+ Tổng số ngày phép đã sử dụng
+ Tổng số lần vi phạm nội quy công ty…
- Hưởng ứng kế hoạch của công ty
+ Tổng số buổi tham gia các khóa đào tạo do công ty tổ chức
+ Tổng số lần tham gia hoạt động ngoại khóa cùng công ty
+ Tổng số lần tham gia đội ngũ triển khai kế hoạch của công ty…
Lưu ý: Thông tin trên về Tiêu chí đánh giá đối với nhân viên hành chính - nhân sự cho doanh nghiệp? chỉ mang tính tham khảo.
Tiêu chí đánh giá đối với nhân viên hành chính nhân sự cho doanh nghiệp? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với nhân sự trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động:
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
...
Như vậy, người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với nhân sự trong các trường hợp sau:
- Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho nhân sự là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
- Nhân sự bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
- Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
- Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
- Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
- Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã
- Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
Từ khóa: Nhân viên hành chính nhân sự Hành chính nhân sự Hợp đồng lao động Người sử dụng lao động Tiêu chí đánh giá
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;