Lộ trình xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non cần đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện gì?
Tiêu chuẩn và điều kiện xây dựng lộ trình xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non? Giáo viên mầm non chứng minh các tiêu chuẩn không có minh chứng như thế nào?
Lộ trình xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non cần đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện gì?
Căn cứ Mục 1 Chương 2 Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT quy định lộ trình xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non cần đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện như sau:
[1] Lộ trình xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 3 thành giáo viên mầm non hạng 2 cần đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện:
- Đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 3 (mã số V.07.02.26).
- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 3 và tương đương, có 02 năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.
- Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 2 theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT và khoản 2 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT.
- Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 2 theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 4 Điều 4 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT và khoản 4, khoản 5 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT.
- Đáp ứng yêu cầu về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 3 (bao gồm cả thời gian giữ hạng tương đương) theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT. Trường hợp giáo viên trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thực hiện theo quy định của Chính phủ tại điểm d khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP.
[2] Lộ trình xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 2 thành giáo viên mầm non hạng 1 cần đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện:
- Đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 2 (mã số V.07.02.25).
- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 2 và tương đương, có 05 năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có ít nhất 02 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.
- Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 1 theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT và khoản 2 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT.
- Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 1 theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 4 Điều 5 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT và khoản 4, khoản 7 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT. Trong đó, các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT phải là các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng đạt được trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 2 và tương đương.
- Đáp ứng yêu cầu về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 2 (bao gồm cả thời gian giữ hạng tương đương) theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT.
Trên là thông tin lộ trình xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non cần đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện gì.
>> Năm 2025, nghề giáo viên mầm non có còn hấp dẫn với người trẻ hiện nay?
>> Thiếu hơn 120.000 giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông công lập theo Công điện 61?
Lộ trình xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non cần đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Giáo viên mầm non chứng minh các tiêu chuẩn không có minh chứng như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 14 Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Điều khoản áp dụng
..
3. Đối với các tiêu chuẩn không có minh chứng là các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, quyết định, bằng khen, giấy khen, đề tài, đề án hoặc sản phẩm được ứng dụng trong giáo dục, giảng dạy học sinh và tài liệu có liên quan thì minh chứng là biên bản đánh giá, nhận xét về khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn đỏ của tổ chuyên môn, tổ bộ môn hoặc tương đương và có xác nhận của người đứng đầu cơ sở giáo dục trực tiếp quản lý, sử dụng giáo viên.
Theo đó, giáo viên mầm non chứng minh các tiêu chuẩn không có minh chứng như sau: Đối với các tiêu chuẩn không có minh chứng là các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, quyết định, bằng khen, giấy khen, đề tài, đề án hoặc sản phẩm được ứng dụng trong giáo dục, giảng dạy học sinh và tài liệu có liên quan thì minh chứng là biên bản đánh giá, nhận xét về khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn đỏ của tổ chuyên môn, tổ bộ môn hoặc tương đương và có xác nhận của người đứng đầu cơ sở giáo dục trực tiếp quản lý, sử dụng giáo viên.
Từ khóa: Giáo viên mầm non Xét thăng hạng Chức danh nghề nghiệp Tiêu chuẩn và điều kiện Tiêu chuẩn không có minh chứng
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;