Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2025 phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Số hiệu 148/KH-UBND
Ngày ban hành 26/06/2025
Ngày có hiệu lực 26/06/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Lắk
Người ký Trương Công Thái
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 148/KH-UBND

Đắk Lắk, ngày 26 tháng 6 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VỚI CÁC ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Những năm gần đây, các đe dọa an ninh phi truyền thống (ANPTT) ngày càng gia tăng, tác động trên quy mô lớn, uy hiếp sự ổn định, phát triển mọi mặt đời sống xã hội. Các đe dọa này có thể xuất phát từ tự nhiên, với các biểu hiện của biến đổi khí hậu (nhiệt độ trái đất tăng nhanh khiến băng tan, nước biển dâng, xâm nhập mặn,...) và các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão, lũ lụt, sóng thần, động đất, hạn hán, giá rét kéo dài,...) làm mất đa dạng sinh học, phá hủy hệ sinh thái, ảnh hưởng đến các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện thường xuyên hơn, tốc độ lan truyền nhanh, tính chất phức tạp, hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, xuất hiện những đe dọa ANPTT mới do hoạt động tiêu cực của con người, nổi lên là khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia (như tội phạm về ma túy, mua bán người,...); đặc biệt là tội phạm sử dụng công nghệ cao, không gian mạng, lợi dụng quá trình toàn cầu hóa để gia tăng các hành vi phạm tội với phương thức, thủ đoạn mới ngày càng tinh vi, phức tạp.

Đắk Lắk là địa bàn có vị trí quan trọng, chiến lược về quốc phòng, an ninh; tập trung đông người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống; trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các địa bàn, các khu vực còn chưa đồng đều; tín ngưỡng, tôn giáo đa dạng; xu hướng già hóa dân số đang ngày càng rõ rệt, cùng với những rủi ro về thiên tai, dịch bệnh gia tăng đặt ra nhiều yêu cầu đối với công tác bảo đảm an ninh dân tộc, an ninh tôn giáo, an ninh kinh tế nói riêng và ANPTT nói chung.

Thực hiện Nghị quyết số 147/NQ-CP ngày 22/5/2025 của Chính phủ ban hành “Chiến lược tổng thể quốc gia phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa ANPTT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với các nguy cơ đe dọa ANPTT trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Quán triệt đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng, triển khai đồng bộ chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa ANPTT. Tác động từ các đe dọa ANPTT đến địa bàn tỉnh phải được đánh giá, nhận diện đầy đủ, khách quan, hạn chế thấp nhất rủi ro, đe dọa đến lợi ích, an ninh quốc gia; đặt lợi ích quốc gia - dân tộc, an ninh, an toàn của người dân lên trên hết, trước hết. Phòng ngừa, ứng phó các đe dọa này phải đặt trong mối quan hệ gắn bó với các vấn đề an ninh truyền thống, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương một cách nhanh và bền vững; phù hợp với Chiến lược, Quy hoạch tổng thể quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội.

2. Luôn nêu cao tinh thần chủ động phòng ngừa, phải lấy phòng ngừa là căn bản, chiến lược với phương châm “từ sớm, từ xa, từ cơ sở”; chủ động loại bỏ nguyên nhân, điều kiện có thể dẫn đến phát sinh, phát triển các đe dọa ANPTT; đồng thời, phải chủ động về cơ chế, nguồn lực, biện pháp để kịp thời ứng phó, xử lý, khắc phục hậu quả, nhanh chóng khôi phục hoạt động bình thường khi xảy ra thảm họa, sự cố.

3. Nhận thức toàn diện, sâu sắc, thống nhất về cách tiếp cận toàn diện, toàn dân, liên ngành, liên tỉnh trong phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa ANPTT; dựa trên nền tảng của một cơ chế tổng thể, bao trùm, thống nhất trong điều hành các hoạt động phòng ngừa, ứng phó, huy động lực lượng, tài chính, khoa học, công nghệ; bảo đảm sự đồng bộ của thể chế về hiệu lực, hiệu quả của chính sách, pháp luật; phù hợp tiềm lực, trình độ của bộ máy nhà nước và năng lực, khả năng của người dân, doanh nghiệp.

4. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa ANPTT trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Thực hiện tốt phương châm “ba chủ động” (chủ động phương án; chủ động con người; chủ động phương tiện); “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ), kết hợp với sự chi viện, hỗ trợ của Trung ương, phát huy mọi nguồn lực và trách nhiệm của cộng đồng, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh để kiểm soát, ứng phó hiệu quả với các đe dọa ANPTT. Sử dụng hiệu quả, không lãng phí nguồn lực của Nhà nước và xã hội trong phòng ngừa, ứng phó.

5. Tăng cường đầu tư cho phát triển bền vững, gắn với phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa ANPTT; không thu hút đầu tư bằng mọi giá, không đánh đổi sức khỏe con người, môi trường sinh thái lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Tập trung phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao... gắn với nâng cao khả năng chống chịu, phục hồi; chủ động thích ứng với một số đe dọa ANPTT.

6. Nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo là động lực chính để nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa ANPTT. Coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá để nâng cao năng lực phát hiện, dự báo chính xác, cảnh báo sớm và giảm thiểu tối đa tác động của các đe dọa này. Không ngừng hiện đại hóa các lực lượng tham gia phòng ngừa, ứng phó đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa ANPTT. Từng bước xây dựng hệ thống chính trị tỉnh Đắk Lắk có khả năng ứng phó hiệu quả các đe dọa này, bảo đảm an toàn cho người dân và xã hội; tích cực, chủ động đưa ra ý tưởng, mô hình, các phương án... để phòng ngừa, xử lý có hiệu quả với các tình huống phát sinh, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng tại địa phương, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Đến năm 2030

- Toàn hệ thống chính trị, toàn dân trên địa bàn tỉnh được tuyên truyền, giáo dục, nhận diện về các đe dọa ANPTT; từ đó, nhận thức rõ trách nhiệm và quán triệt tốt phương châm “bốn tại chỗ” trong phòng ngừa, ứng phó.

- Đến năm 2026, hoàn thành rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa ANPTT. Đến năm 2030, hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn trong từng ngành, lĩnh vực làm cơ sở xác định cấp độ, mức độ và cơ chế phòng ngừa, ứng phó. Hoàn thành bộ chỉ số an ninh, an sinh, an toàn quốc gia làm cơ sở xác định cảnh báo và tổ chức hoạt động phòng ngừa, ứng phó.

- Tập trung nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo sớm. Đến năm 2030, 100% địa bàn trọng điểm về các đe dọa ANPTT được bố trí hệ thống theo dõi, giám sát và cảnh báo sớm trong các lĩnh vực: Địa chất, biến đổi khí hậu, môi trường, nguồn nước, năng lượng, y tế và phòng, chống tội phạm. Hình thành dữ liệu liên quan các đe dọa ANPTT hướng đến hệ thống dữ liệu liên thông, đầy đủ, đồng bộ cả về chiều dọc (từ trung ương xuống địa phương) và chiều ngang (liên ngành, liên lĩnh vực).

- Các lực lượng tham gia phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa ANPTT được kiện toàn tổ chức, có năng lực phòng ngừa, ứng phó và trang bị phương tiện hiện đại ở một số lĩnh vực như biến đổi khí hậu, môi trường, an ninh mạng; an ninh y tế, phòng, chống tội phạm có tổ chức liên tuyến, liên địa bàn, xuyên quốc gia, khủng bố. Hình thành cơ chế điều hành ứng phó với các đe dọa ANPTT từ cấp tỉnh đến từng địa phương để điều phối các hoạt động ứng phó khi xảy ra các đe dọa ở cấp độ nghiêm trọng. Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch, kịch bản khung phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa ANPTT ở các cấp. 100% lực lượng trực tiếp ứng phó được huấn luyện, diễn tập sát thực tế, bảo đảm khả năng hoàn thành nhiệm vụ.

- Bước đầu triển khai một số dự án, công trình lưỡng dụng nhằm giảm nhẹ thiệt hại từ các đe dọa ANPTT do thiên nhiên gây ra và bảo đảm an ninh mạng, an ninh dữ liệu, an ninh y tế.

- Có nguồn lực dự trữ phù hợp, đáp ứng tốt hoạt động khắc phục, tái thiết, và trở lại trạng thái phát triển bình thường của đối tượng chịu tác động từ các đe dọa ANPTT. Hình thành quỹ phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa này ở các cấp theo quy định của pháp luật với sự đóng góp của Nhà nước và xã hội. Sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong phòng ngừa, ứng phó.

2.2. Tầm nhìn đến năm 2045

- Cả hệ thống chính trị và toàn dân được phổ biến, nhận diện rõ các đe dọa ANPTT, có năng lực và thái độ chủ động phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa này.

- Trước năm 2045, triển khai có hiệu quả các chính sách về phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa ANPTT, xây dựng đầy đủ các phương án, chương trình, kế hoạch bảo đảm khả thi, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, với cơ chế thực thi nghiêm minh, nhất quán, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác phòng ngừa, ứng phó. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo sớm các đe dọa ANPTT tương đương các nước phát triển, trên cơ sở đội ngũ chuyên gia và hạ tầng kỹ thuật hiện đại, hệ thống dữ liệu liên thông, đầy đủ, đồng bộ, cập nhật đáp ứng yêu cầu phòng ngừa, ứng phó trong mọi tình huống.

- Lực lượng tại chỗ ở cơ sở có khả năng ứng phó hiệu quả với các đe dọa ANPTT; hình thành lực lượng cơ động, sẵn sàng tham gia phối hợp với các địa phương trong phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa này.

- Các phương án, kế hoạch, kịch bản khung ứng phó và xử lý các tình huống đe dọa ANPTT trên các lĩnh vực, được vận hành trơn tru, đồng bộ, nhịp nhàng và hiệu quả. Trong đó, chú trọng ứng dụng, khai thác triệt để thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến trong ứng phó.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...