Quyết định 968/QĐ-BTC năm 2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu | 968/QĐ-BTC |
Ngày ban hành | 05/03/2025 |
Ngày có hiệu lực | 05/03/2025 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Người ký | Nguyễn Đức Chi |
Lĩnh vực | Xuất nhập khẩu,Bộ máy hành chính |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 968/QĐ-BTC |
Hà Nội, ngày 05 tháng 3 năm 2025 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 và Nghị định số 83/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ);
Căn cứ Nghị định số 29/2025/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 382/QĐ-BTC ngày 26 tháng 02 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hải quan và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Chi cục Kiểm tra sau thông quan là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan, có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Hải quan quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong ngành hải quan thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan và quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp ưu tiên; trực tiếp thực hiện kiểm tra sau thông quan và thẩm định, quản lý doanh nghiệp ưu tiên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo quy định của pháp luật.
2. Chi cục Kiểm tra sau thông quan có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
1. Trình Cục trưởng Cục Hải quan để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính:
a) Văn bản quy phạm pháp luật; văn bản quy định về kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
b) Các đề án, chương trình, kế hoạch về kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
c) Đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên;
d) Giải quyết các vướng mắc về kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên vượt quá thẩm quyền quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan.
2. Trình Cục trưởng Cục Hải quan xem xét, quyết định:
a) Văn bản hướng dẫn, quy chế, quy trình nghiệp vụ và các biện pháp tổ chức kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên;
b) Văn bản trả lời chính sách, chế độ, quy trình thủ tục kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên thuộc thẩm quyền của Cục trưởng Cục Hải quan;
c) Kiến nghị với các bộ, ngành về giải quyết các vướng mắc liên quan đến kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên;
d) Quyết định kiểm tra sau thông quan, ấn định thuế, hoàn thuế, xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền Cục trưởng Cục Hải quan theo quy định của pháp luật;
đ) Xử lý các vướng mắc về kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên vượt quá thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan;
e) Ban hành kế hoạch kiểm tra sau thông quan đánh giá tuân thủ pháp luật hàng năm.
3. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện các đề án, chương trình, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên.
4. Quyết định kiểm tra sau thông quan, trực tiếp tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan, ấn định thuế và thẩm định, quản lý doanh nghiệp ưu tiên theo quy định của pháp luật.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị hải quan về hoạt động kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin phục vụ hoạt động kiểm tra sau thông quan. Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, thực hiện giao dịch với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, tổ chức tiếp nhận tin báo, tố giác từ các nguồn công khai và bí mật, trong và ngoài nước; yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan và thẩm định, quản lý doanh nghiệp ưu tiên.
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 968/QĐ-BTC |
Hà Nội, ngày 05 tháng 3 năm 2025 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 và Nghị định số 83/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ);
Căn cứ Nghị định số 29/2025/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 382/QĐ-BTC ngày 26 tháng 02 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hải quan và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Chi cục Kiểm tra sau thông quan là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan, có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Hải quan quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong ngành hải quan thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan và quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp ưu tiên; trực tiếp thực hiện kiểm tra sau thông quan và thẩm định, quản lý doanh nghiệp ưu tiên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo quy định của pháp luật.
2. Chi cục Kiểm tra sau thông quan có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
1. Trình Cục trưởng Cục Hải quan để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính:
a) Văn bản quy phạm pháp luật; văn bản quy định về kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
b) Các đề án, chương trình, kế hoạch về kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
c) Đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên;
d) Giải quyết các vướng mắc về kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên vượt quá thẩm quyền quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan.
2. Trình Cục trưởng Cục Hải quan xem xét, quyết định:
a) Văn bản hướng dẫn, quy chế, quy trình nghiệp vụ và các biện pháp tổ chức kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên;
b) Văn bản trả lời chính sách, chế độ, quy trình thủ tục kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên thuộc thẩm quyền của Cục trưởng Cục Hải quan;
c) Kiến nghị với các bộ, ngành về giải quyết các vướng mắc liên quan đến kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên;
d) Quyết định kiểm tra sau thông quan, ấn định thuế, hoàn thuế, xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền Cục trưởng Cục Hải quan theo quy định của pháp luật;
đ) Xử lý các vướng mắc về kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên vượt quá thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan;
e) Ban hành kế hoạch kiểm tra sau thông quan đánh giá tuân thủ pháp luật hàng năm.
3. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện các đề án, chương trình, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên.
4. Quyết định kiểm tra sau thông quan, trực tiếp tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan, ấn định thuế và thẩm định, quản lý doanh nghiệp ưu tiên theo quy định của pháp luật.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị hải quan về hoạt động kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin phục vụ hoạt động kiểm tra sau thông quan. Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, thực hiện giao dịch với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, tổ chức tiếp nhận tin báo, tố giác từ các nguồn công khai và bí mật, trong và ngoài nước; yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan và thẩm định, quản lý doanh nghiệp ưu tiên.
7. Tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin trong và ngoài nước phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan; điều tra, khởi tố theo quy định của pháp luật.
8. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn, tiến hành xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực kiểm tra sau thông quan theo thẩm quyền và theo phân công của Cục trưởng Cục Hải quan.
10. Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
11. Tổ chức lưu trữ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến công tác kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp ưu tiên theo quy định của pháp luật.
12. Quản lý công chức, người lao động và tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật, phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
13. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Cục trưởng Cục Hải quan và theo quy định của pháp luật.
1. Chi cục Kiểm tra sau thông quan có 04 Phòng, 03 Đội:
a) Phòng Tổng hợp;
b) Phòng Quản lý doanh nghiệp ưu tiên;
c) Phòng Kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan;
d) Phòng Điều tra và xử lý vi phạm;
d) Đội Kiểm tra sau thông quan khu vực 1 (Đội 1);
e) Đội Kiểm tra sau thông quan khu vực 2 (Đội 2);
g) Đội Kiểm tra sau thông quan khu vực 3 (Đội 3).
2. Các Đội Kiểm tra sau thông quan khu vực có con dấu riêng theo quy định của pháp luật.
3. Biên chế của Chi cục Kiểm tra sau thông quan do Cục trưởng Cục Hải quan quyết định trong tổng số biên chế được giao.
1. Chi cục Kiểm tra sau thông quan có Chi cục trưởng và một số Phó Chi cục trưởng theo quy định.
2. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Hải quan và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục.
3. Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
Điều 5. Điều khoản chuyển tiếp
Chi cục Kiểm tra sau thông quan tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan trước đây theo quy định của pháp luật và quy định tại Quyết định này cho đến khi cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 6. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Cục trưởng Cục Hải quan, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |