Quyết định 847/QĐ-UBND năm 2024 tổ chức và hoạt động của Ban An toàn giao thông tỉnh Vĩnh Phúc và Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố
Số hiệu | 847/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 14/06/2024 |
Ngày có hiệu lực | 14/06/2024 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Vĩnh Phúc |
Người ký | Vũ Việt Văn |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Giao thông - Vận tải |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 847/QĐ-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 14 tháng 6 năm 2024 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 22/2017/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về Tổ chức và hoạt động của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải Vĩnh Phúc tại Tờ trình số 1885/TTr- SGTVT ngày 07 tháng 6 năm 2024 về việc ban hành Quyết định về tổ chức và hoạt động của Ban An toàn giao thông tỉnh Vĩnh Phúc và Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố.
QUYẾT ĐỊNH:
|
KT. CHỦ TỊCH |
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN AN TOÀN GIAO THÔNG TỈNH VĨNH
PHÚC VÀ BAN AN TOÀN GIAO THÔNG CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 847/QĐ-UBND ngày 14/6/2024 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN AN TOÀN GIAO THÔNG TỈNH VĨNH PHÚC
Điều 1. Vị trí, chức năng của Ban An toàn giao thông tỉnh Vĩnh Phúc
1. Ban An toàn giao thông tỉnh Vĩnh Phúc là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc phối hợp thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh.
2. Ban An toàn giao thông tỉnh Vĩnh Phúc được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
1. Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Kế hoạch và biện pháp phối hợp các ban, ngành và chính quyền các cấp trong việc thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn.
b) Chủ trương kiện toàn Ban An toàn giao thông cấp huyện, thành phố để triển khai có hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
2. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo và đôn đốc việc phối hợp hoạt động của các ngành, tổ chức và các đoàn thể trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, khắc phục hậu quả tai nạn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn.
3. Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn về các quy định của pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và quy định của các Bộ, ngành liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
4. Báo cáo khẩn cấp Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn; phối hợp chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn, khắc phục, hạn chế hậu quả do tai nạn giao thông gây ra; chỉ đạo cơ quan chức năng phân tích, đánh giá, xác định nguyên nhân tình hình tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông và đề xuất kịp thời biện pháp ngăn chặn; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (hàng tháng, quý, năm), đột xuất hoặc thường xuyên về tình hình trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trên địa bàn.
5. Quy định chế độ, phạm vi trách nhiệm của các cơ quan thành viên và từng thành viên của Ban; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Văn phòng Ban.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 847/QĐ-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 14 tháng 6 năm 2024 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 22/2017/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về Tổ chức và hoạt động của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải Vĩnh Phúc tại Tờ trình số 1885/TTr- SGTVT ngày 07 tháng 6 năm 2024 về việc ban hành Quyết định về tổ chức và hoạt động của Ban An toàn giao thông tỉnh Vĩnh Phúc và Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố.
QUYẾT ĐỊNH:
|
KT. CHỦ TỊCH |
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN AN TOÀN GIAO THÔNG TỈNH VĨNH
PHÚC VÀ BAN AN TOÀN GIAO THÔNG CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 847/QĐ-UBND ngày 14/6/2024 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN AN TOÀN GIAO THÔNG TỈNH VĨNH PHÚC
Điều 1. Vị trí, chức năng của Ban An toàn giao thông tỉnh Vĩnh Phúc
1. Ban An toàn giao thông tỉnh Vĩnh Phúc là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc phối hợp thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh.
2. Ban An toàn giao thông tỉnh Vĩnh Phúc được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
1. Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Kế hoạch và biện pháp phối hợp các ban, ngành và chính quyền các cấp trong việc thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn.
b) Chủ trương kiện toàn Ban An toàn giao thông cấp huyện, thành phố để triển khai có hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
2. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo và đôn đốc việc phối hợp hoạt động của các ngành, tổ chức và các đoàn thể trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, khắc phục hậu quả tai nạn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn.
3. Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn về các quy định của pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và quy định của các Bộ, ngành liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
4. Báo cáo khẩn cấp Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn; phối hợp chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn, khắc phục, hạn chế hậu quả do tai nạn giao thông gây ra; chỉ đạo cơ quan chức năng phân tích, đánh giá, xác định nguyên nhân tình hình tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông và đề xuất kịp thời biện pháp ngăn chặn; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (hàng tháng, quý, năm), đột xuất hoặc thường xuyên về tình hình trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trên địa bàn.
5. Quy định chế độ, phạm vi trách nhiệm của các cơ quan thành viên và từng thành viên của Ban; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Văn phòng Ban.
6. Chỉ đạo việc xây dựng và nhân rộng các mô hình, các điển hình tiên tiến trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.
7. Huy động các nguồn lực ngoài ngân sách phục vụ công tác tuyên truyền, công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và khắc phục hậu quả do tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông gây ra.
8. Đề nghị và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc, đồng thời đề xuất các hình thức phê bình, chấn chỉnh đối với các tập thể, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh
1. Trưởng ban: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Các Phó Trưởng ban:
a) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh - Phó Trưởng ban, chỉ đạo trực tiếp Ban An toàn giao thông tỉnh;
b) Phó Giám đốc Công an tỉnh;
c) Giám đốc Sở Giao thông vận tải - Phó Trưởng ban Thường trực.
3. Các Ủy viên:
- Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Phó Giám đốc hoặc chức vụ tương đương tại các Sở, ngành, đơn vị: Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Giáo dục và Đào tạo; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Tư pháp; Y tế; Nội vụ; Báo Vĩnh Phúc; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- Đại diện Lãnh đạo các cơ quan đoàn thể cấp tỉnh: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn Vĩnh Phúc;
- Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh - Ủy viên chuyên trách;
- Trưởng phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh;
- Trưởng Văn phòng quản lý đường bộ I.4;
- Giám đốc Công ty cổ phần Quản lý Bảo trì Đường thủy nội địa số 1;
- Giám đốc Công ty cổ phần Đường sắt Vĩnh Phú.
4. Căn cứ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, Văn phòng Ban An toàn giao thông tổng hợp, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định nhân sự thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh; Giao Ban An toàn giao thông tỉnh quyết định kiện toàn thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh khi có sự thay thế thành viên do điều động, luân chuyển cán bộ, nghỉ hưu,…
Điều 4. Cơ quan thường trực và Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh
1. Sở Giao thông vận tải là cơ quan thường trực của Ban An toàn giao thông tỉnh. Ban An toàn giao thông tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Giám đốc Sở Giao thông vận tải - Phó Trưởng ban Thường trực chịu trách nhiệm điều hành và đảm bảo các điều kiện hoạt động của Ban An toàn giao thông tỉnh, Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh; sử dụng bộ máy của Sở để thành lập tổ giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm để thực hiện nhiệm vụ của Ban An toàn giao thông tỉnh.
3. Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh (Văn phòng Ban):
a) Văn phòng Ban là cơ quan chuyên trách giúp việc Ban An toàn giao thông tỉnh, có Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, các công chức chuyên trách riêng. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chế độ chính sách đối với Chánh Văn phòng, Phó Chánh
Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh do Giám đốc Sở Giao thông vận tải quyết định theo tiêu chuẩn chức danh Trưởng, phó các phòng, đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải.
b) Biên chế của Văn phòng Ban là biên chế hành chính. Biên chế của Văn phòng Ban được bố trí trong tổng số biên chế được giao hằng năm của Sở Giao thông vận tải. Căn cứ tình hình thực tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh - Trưởng ban Ban An toàn giao thông tỉnh phân công cán bộ, công chức, viên chức biệt phái hoặc kiêm nhiệm từ các cơ quan thành viên làm nhiệm vụ tại Văn phòng Ban; Giám đốc Sở Giao thông vận tải phân công cán bộ, công chức biệt phái hoặc kiêm nhiệm từ các phòng chuyên môn của Sở làm nhiệm vụ tại Văn phòng Ban.
c) Nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động Ban An toàn giao thông tỉnh hằng năm nằm trong nguồn kinh phí hoạt động chi thường xuyên hằng năm của Sở Giao thông vận tải, do Sở Giao thông vận tải trực tiếp quản lý, điều hành. Văn phòng Ban có trách nhiệm lập dự toán kinh phí hoạt động hàng năm của Ban An toàn giao thông tỉnh gửi Sở Giao thông vận tải tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. Trụ sở Văn phòng Ban đặt tại Sở Giao thông vận tải.
d) Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Ban:
e) Văn phòng Ban sử dụng con dấu và tài khoản của Ban An toàn giao thông tỉnh trong hoạt động thực hiện nhiệm vụ.
- Xây dựng và tham mưu các Kế hoạch, phương án cụ thể cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Trưởng ban Ban An toàn giao thông tỉnh trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tham mưu xây dựng, ban hành Quy chế hoạt động của Ban An toàn giao thông tỉnh.
- Tham mưu, tổ chức kiểm tra đôn đốc các cấp, các ngành trong việc thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông theo kế hoạch được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Theo dõi, tổng hợp tình hình trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh, báo cáo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
- Theo dõi, tổng hợp, tham mưu Lãnh đạo Ban An toàn giao thông tỉnh về công tác thi đua, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác do Ban An toàn giao thông tỉnh giao.
Điều 5. Chế độ làm việc của Ban An toàn giao thông tỉnh
1. Ban An toàn giao thông tỉnh họp định kỳ mỗi quý một lần. Khi phát sinh nhiệm vụ cấp bách, Trưởng ban có thể triệu tập họp bất thường.
2. Các thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, đề cao trách nhiệm của các thành viên trước Trưởng ban. Các thành viên được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm theo quy định.
Trưởng ban Ban An toàn giao thông tỉnh ban hành Quy chế hoạt động của Ban, phân công nhiệm vụ và quy định trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên.
Điều 6. Kinh phí hoạt động của Ban An toàn giao thông tỉnh
Kinh phí hoạt động của Ban An toàn giao thông tỉnh do ngân sách Nhà nước cấp bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành; các khoản hỗ trợ, viện trợ và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN AN TOÀN GIAO THÔNG HUYỆN, THÀNH PHỐ
Điều 7. Vị trí, chức năng của Ban An toàn giao thông huyện, thành phố
1. Ban An toàn giao thông huyện, thành phố là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo, phối hợp thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn huyện.
2. Ban An toàn giao thông huyện, thành phố được sử dụng con dấu và tài khoản của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
3. Trưởng Ban An toàn giao thông huyện, thành phố ban hành Quy chế hoạt động của Ban, phân công nhiệm vụ và quy định trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân - Trưởng ban Ban An toàn giao thông huyện, thành phố quyết định thành lập, quy định nhiệm vụ, quyền hạn và thành phần của Ban An toàn giao thông cấp xã, phường, thị trấn để bảo đảm hoạt động hiệu quả công tác trật tự, an toàn giao thông tại địa phương.
Điều 8. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban An toàn giao thông huyện, thành phố
1. Đề xuất với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố: Kế hoạch và biện pháp phối hợp các phòng, ban, tổ chức, đoàn thể và chính quyền các xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn.
2. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo và đôn đốc việc phối hợp hoạt động của các phòng, ban, tổ chức và các đoàn thể trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn.
3. Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn về các quy định của pháp luật, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh và quy định của các Sở, ngành liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
4. Báo cáo khẩn cấp Ban An toàn giao thông tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố về tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn; phối hợp chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn, khắc phục, hạn chế hậu quả do tai nạn giao thông gây ra, phối hợp chỉ đạo cơ quan chức năng xác định nguyên nhân và đề xuất kịp thời biện pháp ngăn chặn; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (hàng tháng, quý, năm), thường xuyên hoặc đột xuất về tình hình tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trên địa bàn.
5. Quy định chế độ, phạm vi trách nhiệm các phòng, ban và từng thành viên của Ban.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố giao theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Thành phần, cơ quan giúp việc Ban An toàn giao thông huyện, thành phố
1. Trưởng ban: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
2. Phó Trưởng ban Thường trực: Phó Chủ tịch UBND huyện, thành phố phụ trách lĩnh vực giao thông.
3. Phó Trưởng ban: Phó Trưởng Công an huyện, thành phố; Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng hoặc Trưởng phòng Quản lý đô thị.
4. Ủy viên Ban An toàn giao thông huyện, thành phố: Chủ tịch UBND huyện, thành phố - Trưởng Ban An toàn giao thông quyết định số lượng, thành phần ủy viên là Trưởng các phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Trưởng các tổ chức, đoàn thể; Đội trưởng đội Cảnh sát giao thông.
5. Cơ quan thường trực của Ban An toàn giao thông huyện, thành phố: Chủ tịch UBND huyện, thành phố - Trưởng Ban An toàn giao thông quyết định giao Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Quản lý đô thị hoặc Công an huyện, thành phố là cơ quan thường trực.
Điều 10. Chế độ làm việc của Ban An toàn giao thông huyện, thành phố
1. Ban An toàn giao thông huyện, thành phố họp định kỳ mỗi quý một lần. Khi phát sinh nhiệm vụ cấp bách, Trưởng ban có thể triệu tập họp bất thường.
2. Các thành viên Ban An toàn giao thông huyện, thành phố làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, đề cao trách nhiệm của các thành viên trước Trưởng ban. Các thành viên được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm theo quy định.
Điều 11. Kinh phí hoạt động của Ban An toàn giao thông huyện, thành phố
Kinh phí hoạt động của Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố do ngân sách Nhà nước cấp bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành; các khoản hỗ trợ, viện trợ và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật./.