Quyết định 4854/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh Bình Định
Số hiệu | 4854/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 28/12/2018 |
Ngày có hiệu lực | 28/12/2018 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Định |
Người ký | Trần Châu |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4854/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 28 tháng 12 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
Căn cứ Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 27/7/2018 của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối năm (2016-2020) tỉnh Bình Định;
Căn cứ Kết luận số 216-KL/TU ngày 14/9/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định (Khóa XIX), tại Hội nghị lần thứ 43;
Căn cứ Văn bản số 86/HĐND ngày 03/11/2018 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thỏa thuận chuyển diện tích đất rừng phòng hộ, đặc dụng ra ngoài Quy hoạch 3 loại rừng để phục vụ cho các Dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Văn bản số 8418/KH-BNN-TCLN ngày 13/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kế hoạch rà soát diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu điều chỉnh sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất;
Căn cứ Văn bản số 8126/BNN-TCLN ngày 17/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc góp ý kết quả rà soát, điều chỉnh Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bình Định giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 328/TTr-SNN ngày 21/11/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Quan điểm, mục tiêu
a. Quan điểm
- Điều chỉnh cơ cấu đất lâm nghiệp hợp lý, chỉ chuyển đổi các loại rừng để phù hợp giữa tiêu chí phân loại rừng gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương; làm cơ sở để xây dựng và thực hiện các giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh;
- Thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp phát triển lâm nghiệp gắn với thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, sử dụng đất có hiệu quả.
b. Mục tiêu
- Giảm diện tích đất lâm nghiệp từ 394.025,44 ha, chiếm 64,9% xuống còn 380.109 ha, chiếm 62,6% tổng diện tích tự nhiên, phù hợp với Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 27/7/2018 của Chính phủ về chỉ tiêu sử dụng đất lâm nghiệp tỉnh Bình Định;
- Cơ cấu lại diện tích đất rừng phòng hộ hiện nay là 192.775,61 ha, chiếm 48,9%; sau khi rà soát còn 178.555 ha, chiếm 47%; đất rừng sản xuất hiện nay là 168.030,43 ha, chiếm 42,7%; sau rà soát là 168.714 ha, chiếm 44,4%; đất rừng đặc dụng hiện nay là 33.219,40 ha, chiếm 8,4%; sau rà soát còn 32.840 ha, chiếm 8,6% tổng diện tích đất lâm nghiệp.
- Ổn định độ che phủ của rừng trên 52%.
2. Phương án điều chỉnh
a. Rà soát điều tra xác định diện tích đất rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu chuyển sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất:
- Đối tượng chuyển đổi: Rừng và đất lâm nghiệp thuộc quy hoạch phòng hộ đầu nguồn thỏa mãn tiêu chí tại Quyết định số 845/QĐ-BNN-TCLN ngày 16/3/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Diện tích chuyển đổi: 12.669,55 ha. Trong đó rừng trồng 10.556,98 ha; đất chưa có rừng 1.554,80 ha; rừng tự nhiên 557,77 ha.
b. Rà soát xác định diện tích đất rừng sản xuất chuyển sang quy hoạch rừng phòng hộ:
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4854/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 28 tháng 12 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
Căn cứ Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 27/7/2018 của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối năm (2016-2020) tỉnh Bình Định;
Căn cứ Kết luận số 216-KL/TU ngày 14/9/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định (Khóa XIX), tại Hội nghị lần thứ 43;
Căn cứ Văn bản số 86/HĐND ngày 03/11/2018 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thỏa thuận chuyển diện tích đất rừng phòng hộ, đặc dụng ra ngoài Quy hoạch 3 loại rừng để phục vụ cho các Dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Văn bản số 8418/KH-BNN-TCLN ngày 13/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kế hoạch rà soát diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu điều chỉnh sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất;
Căn cứ Văn bản số 8126/BNN-TCLN ngày 17/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc góp ý kết quả rà soát, điều chỉnh Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bình Định giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 328/TTr-SNN ngày 21/11/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Quan điểm, mục tiêu
a. Quan điểm
- Điều chỉnh cơ cấu đất lâm nghiệp hợp lý, chỉ chuyển đổi các loại rừng để phù hợp giữa tiêu chí phân loại rừng gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương; làm cơ sở để xây dựng và thực hiện các giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh;
- Thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp phát triển lâm nghiệp gắn với thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, sử dụng đất có hiệu quả.
b. Mục tiêu
- Giảm diện tích đất lâm nghiệp từ 394.025,44 ha, chiếm 64,9% xuống còn 380.109 ha, chiếm 62,6% tổng diện tích tự nhiên, phù hợp với Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 27/7/2018 của Chính phủ về chỉ tiêu sử dụng đất lâm nghiệp tỉnh Bình Định;
- Cơ cấu lại diện tích đất rừng phòng hộ hiện nay là 192.775,61 ha, chiếm 48,9%; sau khi rà soát còn 178.555 ha, chiếm 47%; đất rừng sản xuất hiện nay là 168.030,43 ha, chiếm 42,7%; sau rà soát là 168.714 ha, chiếm 44,4%; đất rừng đặc dụng hiện nay là 33.219,40 ha, chiếm 8,4%; sau rà soát còn 32.840 ha, chiếm 8,6% tổng diện tích đất lâm nghiệp.
- Ổn định độ che phủ của rừng trên 52%.
2. Phương án điều chỉnh
a. Rà soát điều tra xác định diện tích đất rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu chuyển sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất:
- Đối tượng chuyển đổi: Rừng và đất lâm nghiệp thuộc quy hoạch phòng hộ đầu nguồn thỏa mãn tiêu chí tại Quyết định số 845/QĐ-BNN-TCLN ngày 16/3/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Diện tích chuyển đổi: 12.669,55 ha. Trong đó rừng trồng 10.556,98 ha; đất chưa có rừng 1.554,80 ha; rừng tự nhiên 557,77 ha.
b. Rà soát xác định diện tích đất rừng sản xuất chuyển sang quy hoạch rừng phòng hộ:
- Đối tượng chuyển đổi: Diện tích nằm trong lưu vực các hồ đập thủy lợi xây dựng mới và những diện tích nằm rải rác xen kẽ trong khu vực phòng hộ thỏa mãn tiêu chí theo quy định tại Quyết định số 61/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ Tướng Chính phủ Ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ;
- Diện tích chuyển đổi: 1.421,97 ha. Trong đó rừng trồng 898,82 ha; đất chưa có rừng 27,64 ha; rừng tự nhiên 495,51 ha.
c. Rà soát xác định diện tích đất rừng sản xuất chuyển sang quy hoạch rừng đặc dụng:
- Đối tượng chuyển đổi: Phù hợp với tiêu chí rừng đặc dụng quy định tại Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
- Diện tích chuyển đổi: 403,32 ha. Trong đó đất chưa có rừng 9,28 ha; rừng tự nhiên 394,04 ha.
d. Chuyển đổi từ quy hoạch rừng đặc dụng sang rừng sản xuất:
- Đối tượng chuyển đổi: Là những diện tích nằm xen kẽ trong vùng quy hoạch rừng sản xuất không còn phù hợp với tiêu chí rừng đặc dụng theo quy định tại Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
- Diện tích chuyển đổi: 67,42 ha. Trong đó rừng trồng 10,37 ha; đất chưa có rừng 21,06 ha; rừng tự nhiên 35,99 ha.
đ. Rà soát bổ sung chuyển vào quy hoạch lâm nghiệp:
- Đối tượng chuyển đổi: Rừng tự nhiên, đất rừng trên đồi núi dốc trước đây canh tác nương rẫy, lâu nay đã trồng rừng và phân bố rải rác, xen kẽ trong đất lâm nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT kèm theo công văn số 10121/BNN-TCLN ngày 30/11/2016;
- Diện tích chuyển đổi: 1.326,04 ha:
+ Vào quy hoạch rừng sản xuất 416,41 ha (rừng tự nhiên 87,59 ha; rừng trồng 235,81 ha; đất chưa có rừng 93,01 ha);
+ Vào quy hoạch rừng phòng hộ 902,52 ha (rừng tự nhiên 608,31 ha; rừng trồng 60,43 ha; đất chưa có rừng 233,78 ha);
+ Vào quy hoạch rừng đặc dụng 7,11 ha là rừng trồng.
e. Rà soát điều chỉnh đất lâm nghiệp ra ngoài lâm nghiệp với diện tích là 15.242,48 ha. Cụ thể, như sau:
- Chuyển ra ngoài đất lâm nghiệp thuộc các Dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh:
Tổng diện tích là 2.194,79 ha. Trong đó từ chức năng đặc dụng là 504,14 ha; phòng hộ 993,50 ha; sản xuất là 697,15 ha. Rừng tự nhiên là 8,72 ha (chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước Đồng Mít, tỉnh Bình Định được Thủ Tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 15/4/2016); rừng trồng 1.609,45 ha; đất chưa có rừng là 576,62 ha.
- Chuyển ra ngoài đất lâm nghiệp do hiện trạng đã sử dụng vào mục đích khác:
Tổng diện tích là 4.623,95 ha. Từ chức năng phòng hộ là 1.676,17 ha; sản xuất là 2.935,17 ha và đặc dụng là 12,61 ha. Trong đó:
+ Hiện trạng sử dụng đất không phải lâm nghiệp: 4.358,73 ha; thuộc chức năng phòng hộ 1.620,76 ha; sản xuất 2.727,27 ha và đặc dụng 10,70 ha.
+ Đã có quyết định chuyển mục đích của cấp có thẩm quyền nhưng chưa chỉnh lý biến động (vẫn còn để đất lâm nghiệp): 265,22 ha. Thuộc chức năng đặc dụng là 1,91 ha; phòng hộ 55,41 ha; sản xuất là 207,90 ha. Rừng trồng 101,58 ha; đất chưa có rừng là 153,95 ha; rừng tự nhiên là 9,69 ha.
- Chuyển ra ngoài lâm nghiệp thuộc đất Quốc phòng, an ninh:
Tổng diện tích là 1.268,18 ha. Từ chức năng phòng hộ 425,77 ha; sản xuất là 842,41 ha. Rừng trồng 967,99 ha; đất chưa có rừng là 300,19 ha.
- Chuyển ra ngoài đất lâm nghiệp cho cây trồng khác
Tổng diện tích là 5.646,88 ha. Trong đó từ chức năng đặc dụng 206,01 ha; phòng hộ 690,36 ha; sản xuất là 4.750,51 ha. Rừng trồng 2.896,15 ha; đất chưa có rừng là 2.750,73 ha.
- Chuyển ra ngoài đất lâm nghiệp do nhu cầu sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất ở các địa phương:
Tổng diện tích là 1.508,68 ha. Trong đó từ chức năng phòng hộ 89,90 ha; sản xuất là 1.418,78 ha. Rừng trồng 1.284,16 ha; đất chưa có rừng là 224,52 ha.
3. Kết quả rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng
Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 380.109,00 ha. Trong đó cơ cấu diện tích 3 loại rừng cụ thể như sau:
- Diện tích đất, rừng quy hoạch phòng hộ 178.554,85 ha, chiếm 46,97%.
- Diện tích đất, rừng quy hoạch đặc dụng 32.839,65 ha, chiếm 8,64%.
- Diện tích đất, rừng quy hoạch sản xuất 168.714,50 ha, chiếm 44,39%.
4. Quản lý sử dụng đối với diện tích rừng chuyển đổi
a. Phương án giao rừng và đất rừng
- Đối với rừng đặc dụng sau rà soát: 32.839,65 ha.
+ Các tổ chức, hộ gia đình hiện đang quản lý là 27.497,92 ha;
+ Đất, rừng chưa giao do UBND cấp xã quản lý 5.341,73 ha: UBND cấp huyện tổ chức lập phương án và đề nghị UBND tỉnh giao cho các tổ chức quản lý.
- Đối với rừng phòng hộ sau rà soát: 178.554,85 ha.
+ Các tổ chức, hộ gia đình hiện đang quản lý: 151.882,15 ha.
+ Đất, rừng chưa giao do UBND cấp xã quản lý 26.672,70 ha: UBND cấp huyện tổ chức rà soát, lập phương án đề nghị UBND tỉnh giao những diện tích rừng tự nhiên, đất chưa có rừng cho các Ban quản lý rừng phòng hộ đóng trên địa bàn quản lý.
- Đối với rừng sản xuất sau rà soát:
+ Đất, rừng chưa giao do UBND cấp xã đang quản lý: 76.868,25 ha. Trong đó:
Rừng tự nhiên 17.564,59 ha: Nếu có quy mô tập trung, liền kề với các Công ty TNHH lâm nghiệp đóng trên địa bàn, thì tiến hành giao cho các Công ty TNHH lâm nghiệp quản lý; nếu không tập trung, giao cho cộng đồng dân cư trong vùng quản lý.
Rừng trồng 49.652,90 ha và đất chưa có rừng 9,650,76 ha: UBND cấp huyện tổ chức thực hiện giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân.
Rừng sản xuất do các Ban quản lý rừng đang quản lý 12.285,35 ha, trong đó rừng trồng 9.017,36 ha và đất chưa có rừng 1.010,81 ha: Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp Sở Tài nguyên và môi trường lập thủ tục đề nghị UBND tỉnh thu hồi, bàn giao về cho địa phương để lập phương án giao đất, công nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân; phương án cho thuê đất đối với các doanh nghiệp có nhu cầu để sử dụng vào mục đích kinh doanh rừng trồng sản xuất.
b. Phương án sử dụng rừng sau chuyển đổi
- Các chủ rừng là tổ chức phải điều chỉnh phương án quản lý, bảo vệ rừng bền vững cho phù hợp với quy hoạch mới; trường hợp chưa lập thì sẽ lập mới phương án quản lý, bảo vệ rừng bền vững trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Việc chuyển đổi diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng được quy hoạch chuyển sang rừng sản xuất và ngược lại chuyển đổi từ rừng sản xuất sang rừng phòng hộ, đặc dụng sau rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt thực hiện theo quy định hiện hành;
- Đối với diện tích chuyển đổi từ quy hoạch rừng sản xuất hoặc đất ngoài lâm nghiệp, sau rà soát đưa vào quy hoạch rừng phòng hộ cho các hồ đập thủy lợi, thủy điện: Trong thời gian chưa xây dựng, chưa hoàn thành hồ chứa nước thì vẫn thực hiện việc sản xuất kinh doanh rừng trồng theo Quy chế quản lý rừng sản xuất;
- Đối với diện tích đất lâm nghiệp điều chỉnh ra ngoài đất lâm nghiệp để sử dụng cho các mục đích khác không phải lâm nghiệp. Trong thời gian chưa sử dụng vào các mục đích khác thì các chủ rừng vẫn phải quản lý, bảo vệ và sử dụng trên diện tích đó.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Công bố Kết quả rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh Bình Định đã được UBND tỉnh phê duyệt;
- Làm cơ sở để theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp hàng năm;
- Hướng dẫn các địa phương, các tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp xây dựng các phương án, kế hoạch chuyển đổi đất rừng cho từng địa phương và từng tổ chức theo quy hoạch đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Trên cơ sở Kết quả rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh Bình Định được UBND tỉnh phê duyệt, tiếp tục cập nhật, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của giai đoạn tiếp theo cho phù hợp với quy hoạch này;
- Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cộng đồng, cá nhân, hộ gia đình.
3. Các Sở, ngành khác: Theo chức năng nhiệm vụ được giao, tổ chức thực hiện các nội dung có liên quan trong kỳ rà soát này.
4. Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo các phòng ban chức năng và UBND cấp xã lập phương án đẩy nhanh công tác giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng;
- Chỉ đạo các phòng ban, Ủy ban nhân dân cấp xã, các chủ rừng trên địa bàn huyện/thị xã/thành phố khẩn trương xây dựng các phương án, kế hoạch chuyển đổi đất rừng đến địa bàn từng xã đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực hiện;
- Chỉ đạo các đơn vị thuộc huyện, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành liên quan tăng cường công tác quản lý Nhà nước lĩnh vực lâm nghiệp.
5. Đối với Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các chủ rừng
- Xác định và phổ biến trong nhân dân về ranh giới 3 loại rừng. Phối hợp với các phòng, ban chuyên môn có liên quan tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn cấp xã;
- Chỉ đạo các chủ rừng trong việc xây dựng các phương án, kế hoạch chuyển đổi đất rừng trên địa bàn từng xã; Trực tiếp tham gia trong công tác giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng đảm bảo tính công khai minh bạch.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |