Quyết định 423/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Lai Châu ban hành
Số hiệu | 423/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 19/04/2021 |
Ngày có hiệu lực | 19/04/2021 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lai Châu |
Người ký | Hà Trọng Hải |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 423/QĐ-UBND |
Lai Châu, ngày 19 tháng 4 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND ngày 22/3/2021 của HĐND tỉnh Quy định chính sách về Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021 - 2025;
Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 22/02/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 632/TTr-SNN ngày 09/3/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
(Có Đề án kèm theo)
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án đề ra; tổng hợp, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện. Định kỳ tham mưu UBND tỉnh sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Khoa học & Công nghệ, Lao động - Thương binh & Xã hội; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA TẬP TRUNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM
2030
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số: 423/QĐ-UBND ngày 19/4/2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Lai Châu)
SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Tỉnh Lai Châu có tổng diện tích đất tự nhiên 906.878,87 ha, trong đó có 526.533,58 ha đất nông nghiệp, chiếm 58,06% diện tích tự nhiên của tỉnh. Địa hình chia cắt mạnh bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn và hệ thống lưu vực sông Đà, tạo ra các tiểu vùng khí hậu đặc trưng khác nhau từ độ cao trên 200m đến hơn 3.000m so với mực nước biển; có lợi thế phát triển nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc sản, chất lượng như: Cây ăn quả ôn đới, nhiệt đới, cây dược liệu, gạo, chè, mắc ca, rau củ, quả, hoa... Hệ thống hạ tầng giao thông đã được kết nối với các tỉnh và khu vực như: Tuyến quốc lộ 4D với đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, quốc lộ 32 nối với tỉnh Yên Bái, quốc lộ 279 kết nối với tỉnh Sơn La; có cửa khẩu Ma Lù Thàng kết nối với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, đang thực hiện nâng cấp thành cửa khẩu Quốc tế... thuận lợi cho việc giao thương với các thị trường lớn trong khu vực và Trung Quốc. Trong những năm qua, tỉnh đã tập trung chỉ đạo cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đồng thời ban hành các chính sách hỗ trợ hướng tới sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm. Đến nay, đã tạo được một số vùng sản xuất nông nghiệp tương đối tập trung như: Vùng chuối, chè, mắc ca,...Một số sản phẩm đã được đăng ký nhãn hiệu như: Gạo Tẻ râu Phong Thổ, gạo Séng cù Than Uyên, gạo Nếp tan Co Giàng Tân Uyên, chè Tam Đường, chè Tân Uyên... Bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trên đơn vị canh tác, góp phần giảm nghèo cho người dân.
Tuy nhiên, quy mô sản xuất của các sản phẩm còn nhỏ; việc đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế; năng suất, chất lượng sản phẩm thiếu tính đồng nhất, sản lượng còn thấp; sản xuất theo hướng an toàn thực phẩm, hữu cơ chưa được quan tâm; liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ thiếu chặt chẽ và bền vững; việc xây dựng nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc thực hiện còn chậm; sản phẩm chủ yếu là chế biến thô; chưa quan tâm đến nhu cầu thị trường nông sản tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; thu hút doanh nghiệp đầu tư, bao tiêu sản phẩm còn yếu, chưa có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP; hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sản xuất, thu mua, bảo quản, chế biến còn thiếu, chưa đồng bộ....
Nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế, phát huy mạnh mẽ, hiệu quả tiềm năng, lợi thế, từng bước phát triển nền nông nghiệp tỉnh Lai Châu theo hướng hàng hóa tập trung thì việc xây dựng Đề án phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 là rất cần thiết.
1. Căn cứ pháp lý
Nghị quyết số 26-NQ/TU, ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương về Hội nghị lần thứ 7 khóa X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Luật An toàn thực phẩm năm 2010, Luật Đầu tư năm 2014, Luật Trồng trọt năm 2018, Luật Chăn nuôi năm 2018, Luật Thủy sản năm 2017 và các Nghị định của Chính phủ: Số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 về nông nghiệp hữu cơ; số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 về quản lý phân bón.
Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 về phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030; số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 về phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030; số 357/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị; số 174/QĐ-TTg ngày 05/02/2021 phê duyệt đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030;
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 423/QĐ-UBND |
Lai Châu, ngày 19 tháng 4 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND ngày 22/3/2021 của HĐND tỉnh Quy định chính sách về Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021 - 2025;
Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 22/02/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 632/TTr-SNN ngày 09/3/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
(Có Đề án kèm theo)
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án đề ra; tổng hợp, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện. Định kỳ tham mưu UBND tỉnh sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Khoa học & Công nghệ, Lao động - Thương binh & Xã hội; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA TẬP TRUNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM
2030
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số: 423/QĐ-UBND ngày 19/4/2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Lai Châu)
SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Tỉnh Lai Châu có tổng diện tích đất tự nhiên 906.878,87 ha, trong đó có 526.533,58 ha đất nông nghiệp, chiếm 58,06% diện tích tự nhiên của tỉnh. Địa hình chia cắt mạnh bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn và hệ thống lưu vực sông Đà, tạo ra các tiểu vùng khí hậu đặc trưng khác nhau từ độ cao trên 200m đến hơn 3.000m so với mực nước biển; có lợi thế phát triển nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc sản, chất lượng như: Cây ăn quả ôn đới, nhiệt đới, cây dược liệu, gạo, chè, mắc ca, rau củ, quả, hoa... Hệ thống hạ tầng giao thông đã được kết nối với các tỉnh và khu vực như: Tuyến quốc lộ 4D với đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, quốc lộ 32 nối với tỉnh Yên Bái, quốc lộ 279 kết nối với tỉnh Sơn La; có cửa khẩu Ma Lù Thàng kết nối với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, đang thực hiện nâng cấp thành cửa khẩu Quốc tế... thuận lợi cho việc giao thương với các thị trường lớn trong khu vực và Trung Quốc. Trong những năm qua, tỉnh đã tập trung chỉ đạo cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đồng thời ban hành các chính sách hỗ trợ hướng tới sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm. Đến nay, đã tạo được một số vùng sản xuất nông nghiệp tương đối tập trung như: Vùng chuối, chè, mắc ca,...Một số sản phẩm đã được đăng ký nhãn hiệu như: Gạo Tẻ râu Phong Thổ, gạo Séng cù Than Uyên, gạo Nếp tan Co Giàng Tân Uyên, chè Tam Đường, chè Tân Uyên... Bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trên đơn vị canh tác, góp phần giảm nghèo cho người dân.
Tuy nhiên, quy mô sản xuất của các sản phẩm còn nhỏ; việc đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế; năng suất, chất lượng sản phẩm thiếu tính đồng nhất, sản lượng còn thấp; sản xuất theo hướng an toàn thực phẩm, hữu cơ chưa được quan tâm; liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ thiếu chặt chẽ và bền vững; việc xây dựng nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc thực hiện còn chậm; sản phẩm chủ yếu là chế biến thô; chưa quan tâm đến nhu cầu thị trường nông sản tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; thu hút doanh nghiệp đầu tư, bao tiêu sản phẩm còn yếu, chưa có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP; hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sản xuất, thu mua, bảo quản, chế biến còn thiếu, chưa đồng bộ....
Nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế, phát huy mạnh mẽ, hiệu quả tiềm năng, lợi thế, từng bước phát triển nền nông nghiệp tỉnh Lai Châu theo hướng hàng hóa tập trung thì việc xây dựng Đề án phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 là rất cần thiết.
1. Căn cứ pháp lý
Nghị quyết số 26-NQ/TU, ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương về Hội nghị lần thứ 7 khóa X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Luật An toàn thực phẩm năm 2010, Luật Đầu tư năm 2014, Luật Trồng trọt năm 2018, Luật Chăn nuôi năm 2018, Luật Thủy sản năm 2017 và các Nghị định của Chính phủ: Số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 về nông nghiệp hữu cơ; số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 về quản lý phân bón.
Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 về phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030; số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 về phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030; số 357/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị; số 174/QĐ-TTg ngày 05/02/2021 phê duyệt đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030;
Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 04/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp;
Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 22/02/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Các Nghị quyết của HĐND tỉnh: Số 12/2019/NQ-HĐND ngày 23/7/2019 Quy định chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh; số 13/2019/NQ-HĐND ngày 23/7/2019 Quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; số 07/2021/NQ-HĐND ngày 22/3/2021 quy định chính sách về phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021 - 2025;
Các Quyết định của UBND tỉnh: Số 1406/QĐ-UBND ngày 30/10/2014 về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; số 1447/QĐ-UBND ngày 05/11/2019 về ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Lai Châu; số 273/QĐ-UBND ngày 18/3/2020 về việc bổ sung Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Lai Châu; số 1446/QĐ-UBND ngày 05/11/2019 ban hành ngành hàng, sản phẩm quan trọng khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết gắn với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tỉnh Lai Châu;
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XIV. Thông báo kết luận số 1235-TB/TU ngày 12/5/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về báo cáo rà soát, thống kê hiện trạng và dự kiến kế hoạch chuyển đổi sử dụng đất phục vụ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.
2. Cơ sở khoa học và thực tiễn
- Thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ Tư đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển khoa học công nghệ trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp, đây là yếu tố đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung với quy trình khoa học công nghệ đạt tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của thị trường; phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả sản xuất, tạo sản phẩm chủ lực, đặc sản có lợi thế cạnh tranh bảo đảm cho sản xuất hàng hóa theo hướng bền vững, phát huy được tiềm năng, lợi thế.
- Giai đoạn 2016 - 2020 toàn tỉnh đã triển khai thực hiện 10 đề tài, dự án khoa học cấp nhà nước, 26 đề tài, dự án khoa học cấp tỉnh và gần 200 mô hình, dự án khuyến nông thuộc lĩnh vực nông nghiệp; kết quả các đề tài, dự án đã khẳng định tính thích ứng cũng như hiệu quả kinh tế của một số đối tượng cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của tỉnh, là cơ sở khoa học để phát triển sản xuất thành hàng hóa.
- Thực tế đã chứng minh sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất thông thường như: Sản xuất lúa gạo hàng hóa cho thu nhập gấp 2 - 3 lần so với sản xuất thông thường; sản xuất chè tăng 30% giá trị thu nhập và ổn định so với sản xuất cây trồng hàng năm khác...
- Hiện nay, khi điều kiện kinh tế của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu sản phẩm nông sản có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng tăng là xu thế tất yếu của thị trường tiêu dùng.
- Trong những năm qua thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, một số đối tượng cây trồng như: Chè, lúa chất lượng, chuối, cao su, cây ăn quả, mắc ca..., thủy sản đã được quan tâm phát triển với diện tích lớn, cho năng suất và sản lượng khá tốt, điều đó khẳng định được tính thích ứng cũng như sự phù hợp của các đối tượng đối với khí hậu và thổ nhưỡng của tỉnh.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA TẬP TRUNG TỈNH LAI CHÂU
I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA
Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất nông nghiệp hàng hóa nói riêng trong những năm qua đã được tỉnh quan tâm định hướng bằng nhiều Nghị quyết, đề án, quy hoạch, ban hành nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ, ưu tiên nguồn lực thực hiện nên có sự phát triển khá rõ nét. Các chỉ tiêu chủ yếu kế hoạch 5 năm (2016-2020) đề ra đều cơ bản đạt và vượt; an ninh lương thực được đảm bảo, hình thành được một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, một số loại cây trồng, vật nuôi phù hợp; một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đã hình thành với quy mô khá; liên kết theo chuỗi, xây dựng nhãn hiệu, mẫu mã, truy xuất nguồn gốc, xúc tiến thương mại... đã và đang được quan tâm triển khai thực hiện.
Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 đạt 5,55 %, trong đó: Trồng trọt 7,5%, chăn nuôi 5,5 3%, dịch vụ trong nông nghiệp 11,3 %, thủy sản 3,76%. Quy mô giá trị sản xuất năm 2020 đạt 3.113 tỷ đồng, chiếm trên 17 % trong tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh, cụ thể như sau:
1.1. Cây lúa
- Tổng diện tích gieo cấy năm 2020 đạt 29.722 ha (trong đó lúa 2 vụ 6.807 ha, lúa 1 vụ 16.108 ha), sản lượng đạt 148.750 tấn. Giai đoạn 2016 - 2020, tăng bình quân 660 ha/năm về diện tích, 3.280 tấn/năm về sản lượng.
Vùng lúa tập trung: Diện tích 3.492 ha, tăng 2.307 ha so với năm 2015 (1.185 ha), chiếm 11,07% diện tích gieo cấy toàn tỉnh. Riêng vùng tập trung tại huyện Tân Uyên, Than Uyên, Tam Đường, thành phố, Phong Thổ.... đạt 2.705 ha; năng suất bình quân đạt 50,9 tạ/ha, sản lượng 17.786 tấn. Sản xuất chủ yếu tại các cánh đồng: Mường Khoa, Pắc Ta, Thân Thuộc - Tân Uyên; Mường Than, Phúc Than, Mường Cang, Hua Nà - Than Uyên; Mường So - Phong Thổ, Noong Hẻo - Sìn Hồ, .... Cơ cấu giống lúa: Séng cù, PC6, Tẻ râu, ĐS1, J02, Nếp tan Co Giàng, Khẩu Ký...
Diện tích lúa đặc sản Séng cù, Tẻ râu, nếp tan Co Giàng đạt khoảng 1.420 ha, gồm: Séng cù 892 ha (xã Pắc Ta 120ha; thị trấn Tân Uyên 80 ha; Phúc Than 37 ha; Mường Than 142 ha; Thị trấn Than Uyên 43 ha; Hua Nà 48 ha; Mường Cang 142 ha; Mường kim 20 ha; Thị trấn Tam Đường 90 ha, Bình Lư 96ha, Bản Bo 45 ha, Thèn Sin 29 ha); Tẻ râu 430 ha (San Thàng 152 ha, Sùng Phài 124 ha, Đồng phong 29 ha, Quyết Thắng 35 ha, Thị trấn Tam Đường 90 ha) và nếp tan Co Giàng 100 ha tại xã Pắc Ta, huyện Tân Uyên. Tuy nhiên toàn bộ diện tích chỉ sản xuất theo phương thức truyền thống, chưa áp dụng các quy trình sản xuất theo hướng an toàn như: VietGap, hữu cơ... chất lượng sản phẩm chưa được kiểm soát.
1.2. Cây chè
Tổng diện tích đến hết năm 2020 đạt 7.802 ha, năng suất chè kinh doanh bình quân đạt 85 tạ/ha, sản lượng 40.000 tấn/năm. Chè được phát triển thành vùng tập trung tại các huyện: Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, thành phố Lai Châu, Phong Thổ, Sìn Hồ. Giống chè chủ yếu là Shan, Kim Tuyên, PH8. Thực hiện Đề án phát triển vùng chè nguyên liệu tập trung chất lượng cao, từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh đã trồng mới được 4.290 ha, nâng tổng diện tích chè toàn tỉnh từ 3.512 ha (năm 2015) lên 7.802 ha (năm 2020).
Toàn tỉnh có 200 ha chè sản xuất theo các quy trình kỹ thuật an toàn, chiếm 2,6% tổng số diện tích chè toàn tỉnh, trong đó có 160 ha sản xuất theo hướng chè sạch, hữu cơ; 40 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Diện tích còn lại chủ yếu sản xuất theo phương thức truyền thống, vẫn còn tình trạng tồn dư hàm lượng thuốc BVTV, ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị sản phẩm chè.
1.3. Cây cao su
Tổng diện tích hiện có đến hết năm 2020 là 12.995,77 ha (đại điền là 12.522,6 ha, tiểu điền là 473,17 ha). Được trồng thành vùng tập trung tại các huyện: Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Phong Thổ, Than Uyên, Mường Tè. Cơ cấu giống chủ yếu là các giống: RRIV 124, RRIC 121, IAN 873, RRIM 600, RRIV 1, GT1. Diện tích cây cao su đưa vào khai thác mủ năm 2020 đạt 6.740 ha, năng suất bình quân đạt 1,1 tấn mủ khô/ha/năm, tổng sản lượng mủ khô đạt trên 7,500 tấn.
Hiện tại cây cao su sinh trưởng phát triển khá tốt, các doanh nghiệp và các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục đầu tư chăm sóc, bảo vệ và khai thác diện tích cao su đã trồng, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho người dân trên địa bàn.
Tuy nhiên, giá cao su trên thị trường trong những năm gần đây thấp, tín hiệu hồi phục chưa rõ. Đây là khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp cao su, người dân trồng tiểu điền và nhân dân tham gia góp đất trồng cao su.
1.4. Cây mắc ca
Tổng diện tích đến hết năm 2020 đạt 3.746,4 ha. Được trồng chủ yếu tại các huyện Tân Uyên, Tam Đường, Than Uyên. Cơ cấu giống: Chủ yếu là các dòng 246, 816, 849, OC, QN... Trong đó: Doanh nghiệp khoảng 1.386,4 ha, hộ gia đình trồng 2.360 ha; trồng xen 1.212,6 ha, trồng thuần 2.593,4 ha.
Mắc ca phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cây sinh trưởng phát triển tốt; một số diện tích đã cho thu hoạch quả với năng suất khoảng 2,5 - 4 tấn/ha. Tuy nhiên, đối với diện tích của các hộ gia đình đa số chưa chăm sóc đảm bảo theo quy trình kỹ thuật.
1.5. Cây chuối
Đến hết năm 2020, toàn tỉnh hiện có 3.912 ha, sản lượng trên 45.000 tấn/năm; được trồng thành vùng khá tập trung, tại các huyện: Phong Thổ, Sìn Hồ, Tân Uyên, Tam Đường. Giống chủ yếu là chuối tây. Một số diện tích đã được cấp mã vùng trồng. Diện tích chuối toàn tỉnh tăng nhanh trong những năm qua, từ 1.653 ha (năm 2015) lên 3.912 ha (năm 2020) chủ yếu xuất khẩu, tiêu thụ tại thị trường tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.
Tuy nhiên, tại các vùng trồng, người dân chưa chú trọng đầu tư thâm canh, mật độ trồng chưa tuân thủ theo quy trình kỹ thuật, năng suất, chất lượng thấp; chưa áp dụng quy trình sản xuất an toàn.
1.6. Cây chanh leo
Đến hết năm 2020, toàn tỉnh đã phát triển được gần 100 ha, năng suất đạt 15 - 40 tấn/ha/năm. Giống chủ yếu là giống Chanh leo tím. Hiện nay doanh nghiệp đang tiếp tục liên kết với người dân để mở rộng quy mô vùng trồng theo tiêu chuẩn GlobalGap, VietGap, nhằm xuất khẩu đến một số quốc gia.
1.7. Cây ăn quả ôn đới
Tổng diện tích đến hết năm 2020 có 958,98 ha, trong đó: Đào 200,8 ha, Lê 458,6 ha, Mận 293,6 ha; Hồng 06 ha, sản lượng đạt khoảng 350 tấn/năm.
Được trồng thử nghiệm, quy mô nhỏ lẻ tại các khu vực như: Xã Giang Ma, Hồ Thầu, Nùng Nàng, huyện Tam Đường; Sà Dề Phìn, Phăng Sô Lin, Phìn Hồ, Hồng Thu, huyện Sìn Hồ... Cơ cấu giống: Đào chín sớm ĐCS1, Lê Tai nung, Mận Úc, Hồng Fuji. Từ năm 2016, thực hiện các dự án, diện tích cây ăn quả ôn đới toàn tỉnh tăng từ 297,37 ha (năm 2015) lên 958,98 ha (năm 2020).
Hầu hết diện tích cây ăn quả ôn đới được hình thành từ các dự án, mô hình do nhà nước hỗ trợ. Tuy nhiên, người dân chưa chú trọng đầu tư chăm sóc theo quy trình kỹ thuật nên năng suất, chất lượng quả thấp, mẫu mã không đảm bảo; chủ yếu tiêu thụ tại thị trường trong tỉnh.
1.8. Cây ăn quả nhiệt đới (mít, xoài, nhãn)
Đến hết năm 2020, tổng diện tích đạt 1.282 ha, trong đó: Nhãn 278 ha, xoài 971 ha, mít 33 ha. Được trồng rải rác tại vùng thấp ven sông Đà, sông Nậm Na thuộc địa bàn các huyện: Nậm Nhùn, Mường Tè, vùng thấp Sìn Hồ, Phong Thổ; sản lượng đạt khoảng 920 tấn. Cây sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng vùng trồng. Tuy nhiên, các diện tích trồng cây ăn quả nhiệt đới chủ yếu áp dụng quy trình sản xuất truyền thống, chưa chú trọng đầu tư thâm canh, quy mô nhỏ.
1.9. Một số loại cây ăn quả khác
- Cây cam: Tổng diện tích 280 ha, được trồng thành vùng tương đối tập trung tại xã Bản Hon, Bản Giang, huyện Tam Đường và một số diện tích tại các xã: Nậm Tăm, Nậm Mạ, Chăn Nưa, Ma Quai, Lùng Thàng huyện Sìn Hồ. Cơ cấu giống chủ yếu là Cam Đường canh, Cam V2... sản lượng đạt trên 800 tấn/năm.
- Cây bưởi: Toàn tỉnh có khoảng 178 ha cây bưởi, trồng rải rác tại các huyện, thành phố. Người dân chủ yếu trồng theo hình thức phân tán, trong vườn hộ gia đình, chưa tạo thành sản phẩm hàng hóa.
Đa phần diện tích chưa được người dân đầu tư chăm sóc theo quy trình kỹ thuật nên năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm không đảm bảo yêu cầu thị trường, giá trị thu được trên một đơn vị diện tích thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Rất khó cạnh tranh với các vùng tỉnh khác.
- Cây bơ: Tổng diện tích bơ toàn tỉnh đạt 79,4 ha, tập trung chủ yếu tại huyện Tân Uyên, một phần diện tích trồng phân tán tại các huyện: Than Uyên, Tam Đường và thành phố Lai Châu. Sử dụng chủ yếu giống bơ Booth, bơ sáp. Cây bơ sinh trưởng phát triển tốt và phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai của tỉnh, là cây dễ trồng, năng suất, chất lượng quả tốt. Tuy nhiên, người dân chưa chú trọng trong việc đầu tư thâm canh, chăm sóc nên quả nhỏ, thiếu đồng nhất, mẫu mã còn hạn chế.
1.10. Cây hoa
Đến hết năm 2020, tổng diện tích đạt gần 100 ha, trồng tương đối thành vùng tập trung (quy mô từ 2 ha trở lên, cá biệt có vùng đạt 50 ha) tại khu vực các xã: Bình Lư, Giang Ma, huyện Tam Đường và Sùng Phài, San Thàng, thành phố Lai Châu. Chủ yếu trồng trên đất lúa 1 vụ chuyển đổi, theo phương thức người dân cho thuê đất. Các loài hoa được trồng chủ yếu là Hồng, Cúc, Ly, Lay ơn... Cây sinh trưởng phát triển tốt, bông to, mập, phù hợp với điều kiện sinh thái, hiệu quả kinh tế đạt khá cao.
Cây hoa địa lan được phát triển tại khu vực một số xã vùng cao như: Hồ Thầu, Khun Há - huyện Tam Đường; Sin Súi Hồ, huyện Phong Thổ và một số xã vùng cao huyện Sìn Hồ; tổng quy mô (năm 2019) khoảng 63.130 chậu. Đây là cây có giá trị thương mại cao, nhiều nơi có điều kiện khí hậu phù hợp, có thể phát triển với quy mô lớn hơn, xây dựng thương hiệu riêng.
2.1. Chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò)
Đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 115.433 con, với khoảng 42.905 hộ chăn nuôi (quy mô khoảng 1-3 con/hộ) và 02 HTX chăn nuôi tập trung; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 2,047 nghìn tấn/năm. Tập trung tại các huyện: Sìn Hồ, Phong Thổ, Nậm Nhùn, Mường Tè, Than Uyên, Tân Uyên. Tuy nhiên, con giống chủ yếu là giống địa phương nên năng suất, chất lượng không cao, công tác cải tạo giống và áp dụng tiến bộ của KHKT còn hạn chế.
2.2. Chăn nuôi lợn
Đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 189.432 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 10,1 nghìn tấn. Về quy mô: Có 37.423 hộ chăn nuôi, 10 trang trại, 07 HTX có đăng ký kinh doanh hoạt động chăn nuôi, các cơ sở này chủ yếu chăn nuôi với quy mô từ 10-50 con nái, 50-500 con lợn thịt; 02 doanh nghiệp chăn nuôi gia công cho Công ty CP Việt Nam với quy mô 2.000-3.000 con/lứa; 01 cơ sở chăn nuôi theo phương thức khép kín từ sản xuất con giống đến nuôi lợn thương phẩm với quy mô khoảng 6.000 con lợn thịt, 100-500 con lợn nái; 01 HTX quy mô 2.000 con lợn thịt. Các khu vực có mật độ chăn nuôi cao: Tam Đường, Than Uyên, Tân Uyên, 02 xã (Vàng San, Bum Nưa) của huyện Mường Tè và thành phố Lai Châu. Có 06 cơ sở, trang trại chăn nuôi tập trung, áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, với số lượng 11.500 con, chiếm 6,3% tổng đàn.
Chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh bước đầu phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô trang trại vừa và nhỏ. Một số trang trại, cơ sở chăn nuôi đã áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn; còn lại hầu hết vẫn chăn nuôi theo phương thức truyền thống, không có các biện pháp an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường.
2.3. Chăn nuôi gia cầm
Tổng đàn toàn tỉnh đến hết năm 2020 đạt 1.522 nghìn con, sản lượng đạt 2,1 nghìn tấn. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình, gia trại, thiếu an toàn, dễ bị ảnh hưởng của dịch bệnh và mang tính tự cung, tự cấp. Chưa có cơ sở chăn nuôi áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.
2.4. Chăn nuôi dê
Đến hết năm 2020 trên địa bàn tỉnh có khoảng 34.100 con, tập trung tại các vùng núi đá không phát triển trồng trọt hoặc trồng trọt kém hiệu quả thuộc các huyện: Phong Thổ, Sìn Hồ, Mường Tè, Than Uyên, Tân Uyên. Các giống sử dụng chủ yếu như: Dê cỏ, dê lai và một số ít dê Bách Thảo,.. Phương thức chăn nuôi chính là quảng canh, quy mô hộ gia đình.
2.5. Chăn nuôi ngựa
Đến hết năm 2020 trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 4.952 con, tập trung chủ yếu tại huyện Sìn Hồ, Tam Đường và thành phố Lai Châu. Chăn nuôi chủ yếu theo hình thức hộ gia đình nên có hạn chế như: Chăn thả tự do quảng canh, nguồn thức ăn không ổn định.
3.1. Nuôi cá lồng và cá đặc sản trong lồng tại các lòng hồ thủy điện
Diện tích mặt nước hồ thủy điện toàn tỉnh hiện có 16.630 ha, diện tích ao nuôi trồng thủy sản 969 ha. Thể tích nuôi cá lồng năm 2020 khoảng 122.960 m3; Tổng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng trong năm đạt 3.161 tấn. Đối tượng nuôi gồm các loài cá truyền thống như: Chép lai, Rô phi, Trắm cỏ, Diêu hồng và một số loài cá đặc sản như: Chiên, Lăng. Tuy nhiên thị trường tiêu thụ còn hạn chế; quy trình nuôi chưa áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất an toàn.
3.2. Cá nước lạnh
Đến hết năm 2020, tổng thể tích bể nuôi đạt 18.590 m3, với 10 cơ sở nuôi theo quy mô sản xuất hàng hóa và 19 hộ gia đình nuôi theo quy mô nhỏ lẻ. Tập trung chủ yếu tại 02 huyện Tam Đường và Phong Thổ. Sản lượng năm 2020 đạt 175 tấn. Do suất đầu tư lớn nên việc phát triển nuôi cá nước lạnh chủ yếu do các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình có điều kiện về kinh tế thực hiện.
Đến hết năm 2020, toàn tỉnh có khoảng 3.620 đàn ong, với 145 hộ gia đình nuôi; vùng nuôi chủ yếu tại các huyện: Phong Thổ, Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, Mường Tè và thành phố Lai Châu. Sản lượng mật đạt bình quân 3-5 lít/đàn. Việc phát triển đàn còn ít, chủ yếu quy mô hộ gia đình, chưa phát triển thành sản phẩm hàng hóa, giống ong chủ yếu là giống nội, sản lượng mật/năm thấp. Quy trình nuôi theo phương thức truyền thống, chưa áp dụng quy trình sản xuất an toàn, kiểm soát dịch bệnh nên chất lượng sản phẩm chưa cao, độ rủi ro còn lớn. Sản phẩm chưa được công nhận nhãn hiệu hàng hóa.
Trong những năm qua hạ tầng sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã được tỉnh quan tâm đầu tư, đặc biệt là một số vùng sản xuất tập trung như: Chè, lúa, cao su. Hiện nay toàn tỉnh có 2.377,5 km đường giao thông nội đồng, 982 công trình thủy lợi, với tổng số 2.137 km kênh mương, đáp ứng 86,8% diện tích gieo trồng hàng năm.
Giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh đã đầu tư 35 công trình giao thông nội đồng với tổng số 683,5 km đường nội đồng chiếm 25,6% tổng số đường dân sinh, nội đồng toàn tỉnh; 505 km kênh mương thủy lợi, đạt 23,6% tổng số km kênh mương toàn tỉnh, Đề án phát triển hạ tầng thiết yếu các khu sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung đã đầu tư mở mới được 52 km đường trục chính, 300,62 km đường nội đồng vùng chè, vùng lúa tập trung.
Hạ tầng vùng sản xuất được đầu tư đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân sản xuất, đầu tư thâm canh, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, từng bước cải thiện khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường.
Việc đầu tư hạ tầng thời gian qua còn ít, chủ yếu là mở mới nền đường, chưa có nguồn lực đầu tư đồng bộ phần mặt; trong khi nhu cầu hạ tầng còn rất lớn.
6. Ứng dụng khoa học công nghệ
Bằng các nguồn vốn ngân sách nhà nước từ các chương trình như: Chương trình 30a, 135 và các chương trình, đề án của tỉnh, các huyện đã hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn với tổng số tiền trên 120.296 triệu đồng. Thông qua các mô hình trình diễn người nông dân từng bước đã biết ứng dụng các biện pháp thâm canh, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, sử dụng các giống mới vào sản xuất. Tuy nhiên, thực hiện các mô hình thời gian qua chủ yếu tập trung vào việc nâng cao năng suất, việc ứng dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ cả trong trồng trọt và chăn nuôi chưa có điều kiện về nguồn lực để hỗ trợ, đầu tư.
Việc ứng dụng kỹ thuật, khoa học công nghệ vào chế biến các sản phẩm nông sản tại địa bàn tỉnh còn rất hạn chế, tập trung chủ yếu vào chế biến chè, tuy nhiên cơ bản mới là chế biến thô.
Tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp còn thấp, cụ thể: Cơ giới hóa trong làm đất chiếm 70%; gieo trồng 0,3%; tưới tiêu 3,6%; phun thuốc BVTV 21%; thu hoạch 1,28%; tuốt đập, tẽ hạt 23,6%; sấy 0,27%. Tỷ lệ cơ giới hóa trong chăn nuôi (cung cấp thức ăn, nước uống, vệ sinh chuồng trại) chiếm 25-35%. Việc cơ giới hóa trong sản xuất còn chậm, quy mô nhỏ, chưa thúc đẩy được sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung phát triển.
II. TÌNH HÌNH LIÊN KẾT SẢN XUẤT
1. Đối với sản phẩm trồng trọt
- Cây chè: Có 5.378 ha/7.802 ha được liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bởi 16 doanh nghiệp, HTX với người trồng chè, theo hình thức doanh nghiệp, HTX ứng trước cho người dân về phân bón, thuốc BVTV, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu mua sản phẩm.
- Cây lúa: Liên kết sản xuất lúa Séng cù tại xã Hua Nà, huyện Than Uyên với quy mô 30 ha, chiếm 0,91% so với diện tích sản xuất lúa chất lượng theo hướng hàng hóa (sản lượng khoảng 150 tấn) được thực hiện bởi 01 HTX theo hình thức ký kết hợp đồng thu mua sản phẩm thóc tươi với 193 hộ dân (chưa phải liên kết từ khâu sản xuất, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ). Ngoài ra hiện còn 01 mô hình thí điểm liên kết sản xuất tiêu thụ gạo Tẻ râu tại Phong Thổ, quy mô 29,19 ha, với 114 hộ tham gia.
- Cây cao su: Liên kết được thực hiện đối với toàn bộ diện tích 12.522,6 ha cao su đại điền, chiếm 96,36% diện tích cao su toàn tỉnh; với phương thức người dân ký hợp đồng góp đất với doanh nghiệp để hình thành vùng sản xuất, khi vườn cây được khai thác mủ, người góp đất được phân chia 10% sản phẩm mủ cao su.
- Một số liên kết khác: Ngoài 03 sản phẩm có liên kết tạo hàng hóa nêu trên, hiện trên địa bàn tỉnh còn có một số liên kết khác như: Liên kết trồng và tiêu thụ quả Chanh leo tại huyện Tam Đường và Tân Uyên với Công ty cổ phần Nafood Tây Bắc; liên kết trồng, chế biến tiêu thụ sản phẩm cây Atiso tại huyện Sìn Hồ; Công ty Giống cây ăn quả Khoái Châu, Hưng Yên liên kết thu mua tiêu thụ 45,7 ha nhãn của 173 hộ nông dân xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn; HTX dịch vụ Nông nghiệp Bình Lư liên kết tiêu thụ sản phẩm 100 ha dong riềng của 100 hộ tại Tam Đường...
2. Liên kết trong chăn nuôi: Có 02 doanh nghiệp liên kết sản xuất với Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, thực hiện chăn nuôi gia công lợn thịt (Công ty CP cung ứng giống, thức ăn, thú y và tiêu thụ sản phẩm) với quy mô 2.200 và 3.300 con/lứa. Số lượng xuất chuồng 11,000 con/02 lứa/năm; sản lượng 1.265 tấn/năm, chiếm 3,05% tổng đàn và 14,5% tổng sản lượng thịt hơi toàn tỉnh.
III. VỀ CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Việc chế biến, tiêu thụ hiện nay mới chỉ thực hiện trên một số sản phẩm của cây trồng, cụ thể:
1. Cây lúa: Có 01 cơ sở chế biến tại huyện Than Uyên áp dụng công nghệ liên hoàn từ sấy đến xay xát, đóng gói, công suất chế biến 01 tấn/giờ, đáp ứng 100% sản lượng lúa chế biến tại vùng liên kết 30 ha (khoảng 150 tấn/năm) và phục vụ ngoài vùng liên kết khoảng 100 tấn/vụ. Sản phẩm chủ yếu là gạo qua xay xát, đóng gói quy cách 10 kg, 20 kg/túi để tiêu thụ. Còn lại là các hộ, cá nhân tổ chức xay xát quy mô nhỏ phục vụ nhu cầu của nhân dân tại chỗ. Phơi, sấy, bảo quản chủ yếu theo phương thức truyền thống, chưa áp dụng kỹ thuật, công nghệ bảo quản nên chất lượng, mẫu mã hạt gạo chưa đồng đều.
Thị trường tiêu thụ: Các sản phẩm gạo của địa phương chủ yếu tiêu thụ nội tỉnh, một số sản phẩm gạo đặc sản (thơm, dẻo) như: Séng cù, Tẻ râu, Khẩu ký..., được tiêu thụ tại thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận, với giá bình quân từ 20.000đ - 30.000đ/kg, cho thu nhập gấp trên 2 lần so với sản xuất lúa gạo thông thường.
2. Cây chè: Toàn tỉnh có 52 cơ sở chế biến, trong đó có 14 cơ sở chế biến quy mô lớn và vừa (từ 15 tấn chè búp tươi/ngày trở lên); có 03 đơn vị gồm: Công ty Cổ phần chè Tam Đường, Công ty cổ phần trà Than Uyên và Công ty cổ phần chè Hồng Đức đã đầu tư công nghệ chế biến sâu, với các sản phẩm đóng gói tiêu thụ trực tiếp ra thị trường là trà ô long, matcha, sen cha.. .(chiếm khoảng 5% tổng sản lượng toàn tỉnh), các cơ sở, doanh nghiệp khác chủ yếu chế biến thô, xuất bán cho đơn vị khác ngoài tỉnh tổ chức đóng gói, chế biến, tiêu thụ. Ngoài ra còn có 38 cơ sở mini sơ chế chè búp tươi thành sản phẩm chè khô sao lăn. Sản lượng chè chế biến đạt 7.088 tấn/năm. Do việc chế biến sâu còn hạn chế nên giá trị hàng hóa của chè Lai Châu khá thấp, thu nhập của người trồng chè chưa cao, đóng góp cho ngân sách tỉnh rất ít so với quy mô vùng chè; thương hiệu chè Lai Châu chưa được khẳng định trên thị trường.
Thị trường tiêu thụ: Sản phẩm chè của tỉnh chủ yếu là xuất khẩu sang thị trường Trung Đông, Đài Loan, trong đó xuất khẩu trực tiếp đạt 40% sản lượng với các dạng sản phẩm chè xanh sao lăn, chè đen, Sen cha, Hồng trà, Đông phương mỹ nhân, Ô long. Cung cấp cho các doanh nghiệp tỉnh khác để chế biến, xuất khẩu đạt 55%, tiêu thụ nội tỉnh 5%. Việc phân phối, bày bán, giới thiệu sản phẩm chè Lai Châu tại các siêu thị, cửa hàng còn ít, kể cả trên địa bàn tỉnh.
3. Cây cao su: Hiện Công ty Cổ phần cao su Lai Châu đã đầu tư xây dựng 01 nhà máy chế biến tại xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ, công suất 5.000 tấn mủ/năm hoàn thành và đi vào hoạt động trong năm 2020.
Do diện tích khai thác chưa nhiều, nhà máy chế biến mới hoàn thành nên thời gian qua sản phẩm mủ cao su của các Công ty chủ yếu ở dạng thô, việc chế biến và tiêu thụ phụ thuộc vào Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam và các Công ty bạn, chưa tổ chức được xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài.
4. Cây mắc ca: Hiện nay đã có 02 doanh nghiệp được phê duyệt chủ trương đầu tư dự án nhà máy chế biến mắc ca với tổng công suất đạt 3.000 tấn quả tươi/năm. Dự kiến thực hiện khởi công xây dựng trong năm 2021.
Do diện tích cho thu hoạch còn ít, sản lượng quả chưa nhiều, chưa có nhà máy chế biến nên hầu hết sản phẩm được tiêu thụ nội tỉnh để phục vụ nhu cầu làm giống và chế biến nhỏ lẻ.
5. Các đối tượng cây trồng, vật nuôi khác: Chưa có cơ sở chế biến, chủ yếu là sơ chế hoặc tiêu thụ dưới dạng sản phẩm tươi, thô tại tỉnh (trừ chuối được tiêu thụ tại tỉnh Vân Nam - Trung Quốc).
IV. VỀ XÂY DỰNG NHÃN HIỆU HÀNG HÓA, CHỈ DẪN ĐỊA LÝ VÀ SẢN PHẨM OCOP, QUẢNG BÁ, XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
1. Xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm
Hiện toàn tỉnh có 34 nhãn hiệu hàng hóa được cấp giấy chứng nhận, gồm 06 nhãn hiệu tập thể và 28 nhãn hiệu thông thường, trong đó có 14 sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm: Chè có 06 sản phẩm (Chè Tam Đường 01 sản phẩm, chè Shan Trúc Thanh 02 sản phẩm và chè Tân Uyên 03 sản phẩm); lúa có 04 sản phẩm (Gạo Tẻ râu Phong Thổ; Gạo Séng cù Than Uyên; Gạo Khẩu ký Tân Uyên và Gạo Nếp tan Co Giàng Tân Uyên); Miến dong có 02 sản phẩm (Miến dong Bình Lư, Miến dong Duy Sơn) cây ăn quả có 02 sản phẩm (Dâu tây Hua Nà, Ổi Hua Nà).
Về xây dựng thương hiệu: Các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh hầu như chưa được khẳng định trên thị trường, sự xuất hiện trên hệ thống các siêu thị, cửa hàng trong và ngoài tỉnh rất hạn chế, ít nơi biết đến sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Lai Châu.
2. Việc xây dựng chỉ dẫn địa lý
Đến nay tỉnh chưa có sản phẩm nào được xây dựng chỉ dẫn địa lý.
3. Sản phẩm OCOP
Hiện toàn tỉnh đã có 47 sản phẩm của 23 chủ thể được công nhận đạt tiêu chuẩn, trong đó có 38 sản phẩm nông sản với 09 sản phẩm được đánh giá đạt 04 sao; 29 sản phẩm được đánh giá đạt 03 sao.
4. Về quảng bá, xúc tiến thương mại
Giai đoạn từ 2016 - 2020 đã hỗ trợ trên 3 0 lượt doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất tham gia Hội chợ trưng bày, quảng bá sản phẩm tại 05 cuộc Hội chợ do Bộ Nông nghiệp và PTNT và các địa phương tổ chức. Sau khi có các sản phẩm OCOP, một số doanh nghiệp, HTX, tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh đã bắt đầu quan tâm đến thiết kế mẫu mã, bao bì nhãn mác, kỹ năng bán hàng, quảng bá, xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh, chủ động tiếp cận với các nhà phân phối và quảng bá trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua việc tham gia trưng bày sản phẩm và tham dự các diễn đàn về hoạt động xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm tại nhiều tỉnh trong nước.
V. VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ, PHÁT TRIỂN CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG NÔNG NGHIỆP
1. Về thu hút đầu tư
Đến hết năm 2020 trên địa bàn tỉnh có 31 dự án đầu tư được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư với tổng kinh phí đăng ký trên 4.426 tỷ đồng, đất triển khai thực hiện trên 1.654 tỷ đồng, trong đó: Lĩnh vực chăn nuôi thủy sản có 08 dự án, tổng vốn đăng ký trên 221 tỷ đồng, đã thực hiện trên 58 tỷ đồng; lĩnh vực lâm nghiệp 15 dự án, tổng vốn đăng ký trên 2.400 tỷ đồng, đã thực hiện trên 333,5 tỷ đồng; lĩnh vực chế biến 08 dự án, tổng vốn đăng ký trên 1.796 tỷ đồng, thực hiện trên 1.263 tỷ đồng.
Số dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận/chủ trương đầu tư đang triển khai thực hiện đạt 12,1% so với tổng số 231 dự án được cấp phép đang hoạt động trên địa bàn tỉnh; tổng vốn chiếm 3,6%/ tổng vốn đăng ký.
Nhìn chung, việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp có nhiều tiến triển trong những năm gần đây, tuy nhiên số dự án còn ít so với tiềm năng lợi thế của tỉnh; quy mô các dự án còn nhỏ, vốn thực hiện còn ít và khả năng nhân rộng còn hạn chế.
2. Các hình thức tổ chức sản xuất
Toàn tỉnh hiện có 105 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm 6,68% tổng số doanh nghiệp của tỉnh; trong đó có khoảng 30 doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào phát triển sản xuất, thu mua, chế biến chè, cao su, mắc ca, cá lồng và dược liệu; trình độ quản lý, năng lực tài chính và tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp còn hạn chế.
Toàn tỉnh có 323 HTX, trong đó có 91 HTX (chiếm 28% tổng số HTX của tỉnh) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (gồm 9 HTX trồng trọt, 7 HTX chăn nuôi, 4 HTX lâm nghiệp, 10 HTX thủy sản, 61 HTX nông nghiệp tổng hợp), thu hút 876 thành viên, giải quyết việc làm 904 lao động. Tuy nhiên, HTX trong nông nghiệp cơ bản quy mô còn nhỏ; vốn ít, trình độ kinh nghiệm quản lý, điều hành của HTX còn hạn chế; tham gia liên kết sản xuất với người dân, doanh nghiệp chưa nhiều.
Tính đến nay toàn tỉnh có 15 trang trại được UBND các huyện, thành phố cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chí quy định tại Thông tư 27/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT. Tổng diện tích của các trang trại là 40,7 ha, lao động thường xuyên là 63 người. Nội lực của các trang trại gặp nhiều khó khăn như: Thiếu vốn, thiếu đất đai để mở rộng sản xuất; chưa có chính sách để hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại.
VI. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Đến hết năm 2020, toàn tỉnh có trên 289.000 người trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên), chiếm 62% dân số toàn tỉnh. Trong đó lao động thành thị 55.645 người, lao động nông thôn 233.446 người (lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 71,2%). Thực hiện Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh đã tổ chức đào tạo đạt trên 33.290 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 42,84% năm 2016 lên 50,7% năm 2020. Tỷ lệ lao động qua đào tạo theo ngành: Nông, lâm nghiệp và thủy sản 57,42%; Công nghiệp - xây dựng 8,08%; Dịch vụ 38,95%. Nhìn chung, công tác đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đã được quan tâm; trình độ, năng lực lao động của tỉnh từng bước được cải thiện. Tuy nhiên việc đào tạo chưa gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường.
VII. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG THỜI GIAN QUA
1. Các chính sách của Trung ương
Trong giai đoạn 2015-2020 Trung ương đã ban hành 03 chính sách liên quan đến hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, gồm: Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thay thế Nghị định số 210/2013/NĐ-CP.
Trong giai đoạn 2015-2020 đã có 03 Công ty (02 Công ty về chè và 01 Công ty chăn nuôi lợn) đầu tư vào nông nghiệp được hỗ trợ với tổng số tiền 14.004 triệu đồng theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP. Các chính sách hỗ trợ theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 và Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 hiện nay mới bắt đầu triển khai, đến hết năm 2020 có 02 dự án/kế hoạch liên kết tiêu thụ sản phẩm được phê duyệt, hỗ trợ.
Việc thực hiện chính sách của Trung ương trên địa bàn còn ít, khó áp dụng do cơ chế thực hiện theo Luật Đầu tư công, thiếu linh hoạt, nguồn vốn trung ương bố trí chưa kịp thời.
2. Các chính sách đặc thù của tỉnh
Thực hiện Đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, trong thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, như: Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND Quy định thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2021 và các Nghị quyết sửa đổi, bổ sung: số 26/20 17/NQ-HĐND, 40/2019/NQ-HĐND, số 40/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019; Quyết định 08/2013/QĐ-UBND ngày 03/6/2013 ban hành quy định về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, trình tự, thủ tục thực hiện ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Lai Châu; Nghị quyết số 12/2019/NQ-HĐND ngày 23/7/2019 của HĐND tỉnh quy định chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 13/2019/NQ-HĐND ngày 23/7/2019 của HĐND tỉnh Quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh...
- Tổng vốn lồng ghép hỗ trợ sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 đạt 2.602,563 tỷ đồng, trong đó: vốn ngân sách tỉnh thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp đạt 395,721 tỷ đồng, hỗ trợ phát triển hạ tầng thiết yếu tại các khu sản xuất hàng hóa tập trung đạt 174,983 tỷ đồng; hỗ trợ từ chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo cho sản xuất nông nghiệp (Chương trình 30a, 135) đạt 2.031,9 tỷ đồng.
- Tổng nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ sản xuất nông nghiệp là 395,721 tỷ đồng (chiếm 21,9% tổng số vốn hỗ trợ nông nghiệp), trong đó:
+ Hỗ trợ sản xuất lúa hàng hóa: 53,843 tỷ đồng.
+ Hỗ trợ theo Đề án chè: 192,219 tỷ đồng.
+ Hỗ trợ theo Đề án mắc ca: 22,445 tỷ đồng.
+ Hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung: 4,894 tỷ đồng.
+ Hỗ trợ sản xuất hàng hóa tập trung khác: 122,318 tỷ đồng.
- Hỗ trợ cơ sở hạ tầng vùng sản xuất: 174,983 tỷ đồng.
(Chi tiết theo phụ biểu 02 kèm theo)
Các chính sách hỗ trợ chủ yếu tập trung vào khâu sản xuất, một phần phát triển hạ tầng cho các sản phẩm, gồm: Chè, lúa, ngô, mắc ca, cây ăn quả, chăn nuôi tập trung và phát triển cá lồng; các nội dung khác như: Chế biến, bảo quản, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, quảng bá, giới thiệu sản phẩm chưa được ban hành.
1. Kết quả đạt được
- Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến nay một số sản phẩm cây trồng, vật nuôi đã được quan tâm đầu tư phát triển thành vùng tập trung, tạo ra một số sản phẩm chủ lực, khai thác và phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, cụ thể như: Vùng lúa gạo 3.492 ha; chè 7.802 ha, cao su 12.995,77 ha; chuối 3.912 ha, mắc ca 3.746,4 ha, hoa gần 100 ha; chăn nuôi lợn đã hình thành một số cơ sở chăn nuôi công nghiệp, quy mô từ 2.000-3.000 con; một số doanh nghiệp đã bắt đầu tổ chức sản xuất theo hướng an toàn, hữu cơ.
- Một số sản phẩm đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, như: Gạo Tẻ râu Phong Thổ; Séng cù Than Uyên; gạo Khẩu ký, Nếp tan Co Giàng Tân Uyên, chè Tam Đường, chè Tân Uyên. Nhiều sản phẩm được đánh giá phân hạng OCOP từ 3 đến 4 sao. Đây là điều kiện bước đầu để thúc đẩy phát triển quy mô, nâng cao giá trị sản xuất hàng hóa, thu hút liên kết, tiêu thụ trong thời gian tới. Nhận thức và thực hiện các quy định về truy xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa của doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất đã được nâng lên và thực hiện tương đối tốt.
- Một số sản phẩm chè đã được xuất khẩu sang một số nước Trung Đông, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản... Đây là nền tảng thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hóa với quy mô tập trung, tạo thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa chè Lai Châu.
- Tại các vùng sản xuất tập trung, người dân đã bước đầu quan tâm, tham gia Liên kết với các doanh nghiệp, HTX trong việc đầu tư sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác đã quan tâm, đầu tư phát triển sản xuất nông sản hàng hóa; dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ngày càng tăng.
- Người dân đã thay đổi tư duy, năng lực sản xuất; đã tích cực đầu tư, đưa máy móc vào sản xuất, dần thay thế sức lao động tại các khâu như làm đất, thu hoạch.. và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhiều hơn.
- Bước đầu hình thành công nghiệp chế biến gắn với tiêu thụ các sản phẩm: Chè, cao su, mắc ca, gạo...
- Các chính sách của tỉnh trong thời gian qua đã cơ bản hỗ trợ về vật tư thiết yếu để phát triển sản xuất (cây con giống, vật tư phân bón...) bước đầu tạo các vùng chuyên canh; định mức, tỷ lệ hỗ trợ cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân. Thông qua chính sách hỗ trợ của tỉnh, người dân đã tiếp cận, ứng dụng được nhiều giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, tạo nền tảng để phát triển sản xuất hàng hóa.
2. Tồn tại, hạn chế
- Chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp còn chậm; phát triển nông nghiệp hàng hóa chưa tương xứng với tiềm năng, ở nhiều nơi quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, năng suất, sản lượng, giá trị thu nhập trên đơn vị canh tác còn thấp, sức cạnh tranh hạn chế, sản xuất chưa bền vững, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Nhiều nơi nhất là vùng sâu, vùng xa sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự cung, tự cấp, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ nghèo còn cao.
- Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, đặc biệt là các quy trình công nghệ sản xuất an toàn, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ... giá bán sản phẩm còn thấp, chưa thâm nhập được vào các thị trường lớn, cao cấp. Một số sản phẩm chưa đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu và tiêu thụ sản phẩm.
- Công tác xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, tuy đã được quan tâm, xong kết quả còn hạn chế. Hỗ trợ tổ chức quảng bá, xúc tiến thương mại của các cơ quan nhà nước chưa thật sự tích cực, hiệu quả.
- Công nghiệp bảo quản, chế biến phát triển chậm, nhất là chế biến sâu. Các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, đang tập trung chủ yếu ở khâu sản xuất. Các nội dung về áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng; chế biến; xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm; quảng bá, xúc tiến chưa được quan tâm đúng mức.
- Kết quả thu hút đầu tư còn hạn chế; năng lực quản lý, tài chính, thị trường và kinh nghiệm trong sản xuất hàng hóa nông nghiệp của một số doanh nghiệp, HTX còn yếu; liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm còn ít, chưa bền vững.
- Hạ tầng vùng sản xuất, nhất là hệ thống đường sản xuất, các công trình phụ trợ phục vụ sản xuất hàng hóa chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là vùng sâu, xa, vùng còn nhiều tiềm năng đất đai. Chưa có cụm công nghiệp chế biến nông sản.
- Hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa cao, chưa gắn kết chặt chẽ nhu cầu thị trường với công tác đào tạo; sự kết hợp giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo trong tỉnh còn rất hạn chế.
- Công tác quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, quy trình kỹ thuật canh tác, sản xuất chưa được quan tâm đúng mức; chưa có các đơn vị, trung tâm của nhà nước, doanh nghiệp đủ năng lực làm tiên phong, dẫn dắt, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, nhất là khâu giống, quy trình sản xuất.
3. Nguyên nhân
- Khách quan
+ Là tỉnh cách xa Hà Nội và các trung tâm kinh tế lớn phía Bắc, chi phí sản xuất, đi lại, vận chuyển khó khăn, chi phí đầu vào sản xuất cao nên sức cạnh tranh thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại của các địa phương khác.
+ Địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, diện tích manh mún, nhỏ hẹp, trong khi hạ tầng sản xuất còn thiếu, nhất là vùng sâu, vùng xa; việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, triển khai hình thành các vùng sản xuất tập trung gặp rất nhiều khó khăn.
+ Điều kiện khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, mưa lũ, hạn hán, dịch bệnh... thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại đến sản xuất và ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, sản xuất.
+ Nguồn lực của tỉnh còn nhiều khó khăn.
- Chủ quan
+ Công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người dân trong định hướng phát triển chưa thực sự quyết liệt, hiệu quả.
+ Đầu tư cho phát triển vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa tập trung chưa đáp ứng được nhu cầu, còn thiếu tập trung và chưa phát huy được hiệu quả; quy mô sản xuất của nhiều sản phẩm còn nhỏ, nên khó cho việc liên kết thu mua, chế biến, bảo quản tiêu thụ sản phẩm.
+ Chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư vào nông nghiệp nông thôn chưa đủ mạnh; quy trình, thủ tục thực hiện chính sách hỗ trợ còn nhiều bất cập, doanh nghiệp khó tiếp cận, nhất là vấn đề tích tụ, tập trung đất đai, vốn ngân sách và tín dụng...
+ Chưa có nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; điều kiện kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn, trình độ sản xuất còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến việc đầu tư, sản xuất thâm canh các sản phẩm hàng hóa. Nhiều hộ dân còn tư duy sản xuất “tự cung, tự cấp”, chưa hướng đến sản xuất hàng hóa.
+ Việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng tiêu chuẩn, chỉ dẫn địa lý, thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức.
1. Đất đai, mặt nước
- Kết quả rà soát, tiềm năng về quỹ đất để phát triển nông nghiệp của tỉnh còn lớn, khoảng 174.000 ha, trong đó: Đất trồng lúa, ngô, màu có thể chuyển đổi để phát triển các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn là 12.000 ha, gồm:
+ 2.500 ha đất lúa nước một vụ và 2 vụ có thể chuyển đổi để phát triển cây ăn quả (chanh leo, chuối...), chè, hoa và cây dược liệu.
+ 1.500 ha lúa nương và 3.000 ha ngô, chủ yếu là đất đồi, độ dốc thấp, có thể bố trí trồng chè, cây ăn quả (chuối, xoài, nhãn, dứa...) và trồng hoa.
+ 5.000 ha đất cây hàng năm khác có thể bố trí chuyển đổi sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn (chanh leo, xoài, nhãn, dứa, rau, hoa...).
Đất chưa sử dụng có thể sử dụng vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp như: Trồng chè, cây ăn quả, mắc ca, trồng có, chăn nuôi, trồng cây lâm nghiệp gỗ lớn có giá trị kinh tế cao và một số cây đặc sản khác khoảng 100.000 ha. Đây là tiềm năng để xác định, quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung với những cây trồng có lợi thế của tỉnh.
Trong phạm vi đề án, sử dụng khoảng 8.500 ha, từ các loại đất chuyển đổi, cụ thể như sau: Đất lúa 02 vụ hiệu quả thấp 500 ha; đất lúa 01 vụ 1.000 ha; đất trồng cây hàng năm khác và đất trồng cây lâu năm, đất thủy sản chuyển đổi khoảng 2.000ha; đất lâm nghiệp và các loại đất khác chuyển đổi khoảng 5.000 ha. Bố trí trồng trên 2.400 ha chè; trên 4.000 ha mắc ca; khoảng 570 ha chanh leo, rau, quả các loại; trên 460 ha cây ăn quả nhiệt đới (xoài, nhãn..); 690 ha chuối...
- Với tổng diện tích rừng hiện có trên 435 nghìn ha, thuận lợi cho phát triển đàn ong, dược liệu dưới tán rừng.
- Toàn tỉnh có trên 16.630 ha mặt nước các lòng hồ thủy điện, rất thuận lợi cho phát triển nuôi cá lồng trên lòng hồ theo hướng tập trung.
2. Về khí hậu thời tiết
Tỉnh Lai Châu có nhiều tiểu vùng khí hậu thời tiết khác nhau, phù hợp cho phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa như:
- Tiểu vùng khí hậu ôn đới (tại các xã vùng cao các huyện Sìn Hồ, Phong Thổ, Tam Đường, với độ cao trên 1,000 m: Nhiệt độ bình quân năm từ 16,6°C đến 17,1°C, độ ẩm bình quân từ 81 - 87%, lượng mưa bình quân từ 2.185 - 3.295mm/năm. Thích hợp cho phát triển các loại hoa, rau, cây ăn quả, dược liệu.
- Tiểu vùng khí hậu nhiệt đới: Tại các xã vùng thấp dọc sông Đà, sông Nậm Na các huyện Mường Tè, Nậm Nhùn, Sìn Hồ, Phong Thổ, với độ cao dưới 600m: Nhiệt độ bình quân năm từ 22,8°C đến 23,3°C, độ ẩm bình quân từ 83 - 85%, lượng mưa bình quân từ 1.495 - 2.845mm/năm. Thích hợp phát triển các loài cây ăn quả nhiệt đới như chuối, mít, xoài, nhãn, quế...
- Tiểu vùng khí hậu á nhiệt đới: Tại các xã vùng có độ cao từ 600m -1.000m: Nhiệt độ bình quân năm từ 21,5°C đến 22,4°C, độ ẩm bình quân từ 82 - 83%, lượng mưa bình quân từ 1.535 - 2.135mm/năm. Thích hợp phát triển các loài cây ăn quả như cam, bơ, mắc ca,...
- Khí hậu Lai Châu phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, có nhiệt độ và độ ẩm cao; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm và lượng mưa thấp, nhiệt độ trung bình năm khoảng 21°C-23°C. Lượng mưa bình quân năm từ 2.300-2.700 mm, phân bố không đều, tập trung chủ yếu vào các tháng 6,7, 8 trong năm.
3. Dự báo thị trường
3.1. Các sản phẩm hàng hóa có lợi thế cạnh tranh, tham gia thị trường quốc tế, khu vực: Mắc ca, chè, cao su, chanh leo, chuối, quế...; Đây là ngành hàng phải phấn đấu thành sản phẩm chủ lực của tỉnh, có quy mô lớn, đầu tư sản xuất theo tiêu chuẩn sạch, hữu cơ, chế biến sâu để xuất khẩu sang thị trường thế giới.
3.2. Các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa phù hợp sinh thái, tự nhiên, đặc sản: Sản phẩm nông sản có tính chất đặc thù xuất phát từ hệ sinh thái chỉ có ở Lai Châu, có sự khác biệt rõ nét so với các sản phẩm cùng loại từ địa phương khác, như: Các loại dược liệu quý hiếm (sâm, tam thất, bảy lá một hoa, lan kim tuyến, chè cổ thụ ,..); các loại hoa, rau, củ, quả hữu cơ; lúa gạo đặc sản địa phương; thủy sản (cá lăng, cá chiên, cá hồi, cá tầm..,). Phát triển các sản phẩm hữu cơ, sản phẩm sạch, được chế biến, đóng gói theo tiêu chuẩn nhằm thâm nhập, cung cấp cho thị trường nội địa.
3.3. Nằm tiếp giáp với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với trên 47 triệu dân, nhu cầu lương thực, thực phẩm là rất lớn. Đây là thị trường có tiềm năng lớn đối với các sản phẩm nông sản hàng hóa của tỉnh. Bên cạnh đó, cặp cửa khẩu Kim Thủy Hà - Ma Lù Thàng chuẩn bị được nâng cấp thành cửa khẩu Quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông thương, trao đổi hàng hóa.
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung là động lực để tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy nền nông nghiệp của tỉnh phát triển hiệu quả, bền vững. Sản xuất phải xuất phát từ nhu cầu thị trường và lợi thế cạnh tranh để tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, ưu thế trên thị trường trong và ngoài nước. Huy động, tập trung cao nhất nguồn lực, chính sách để chuyển biến nhanh trong sản xuất nông nghiệp, góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống của nhân dân.
2. Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung phải lấy doanh nghiệp, HTX là trung tâm, cộng đồng dân cư và hộ nông dân là chủ thể, thực hiện dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy, chính Quyền. Sự phối hợp vận động thực hiện các phong trào thi đua của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.
3. Bảo đảm quy mô sản xuất tập trung đủ lớn trên cơ sở thực hiện liên kết chuỗi giá trị sản phẩm, gắn sản xuất với chế biến, bảo quản, tiêu thụ. Ưu tiên thu hút các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp liên kết với Hợp tác xã, với nông dân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tăng cường phát triển hợp tác giữa các hộ nông nghiệp bằng hình thức thành lập các Hợp tác xã, Tổ hợp tác...
4. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung phải trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, mở rộng cơ giới hóa trong chuỗi sản xuất, chế biến. Sản xuất theo hướng hữu cơ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, có chứng nhận nhãn hiệu xuất xứ hàng hóa, truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường sinh thái.
5. Đẩy mạnh chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hỗ trợ khuyến khích các chủ thể tích cực tham gia. Phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp gắn với phát triển du lịch, vừa tạo ra các sản phẩm nông nghiệp đặc sản phục vụ tham quan du lịch, nhu cầu mua sắm của du khách.
1. Mục tiêu chung
Phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung hiệu quả, bền vững với năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn về tư duy, phương thức tổ chức theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, tạo chuỗi giá trị sản phẩm có thương hiệu. Nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Về quy mô sản xuất
a) Phát triển các sản phẩm hàng hóa chủ lực có lợi thế cạnh tranh, tham gia thị trường trong nước và xuất khẩu
- Giai đoạn 2021-2025:
+ Cây mắc ca: Phấn đấu trồng mới trên 4.000 ha, đưa tổng diện tích đạt khoảng trên 8.000 ha.
+ Cây chè: Phấn đấu trồng mới trên 2.400 ha, tổng diện tích đạt trên 10.000 ha.
+ Cây cao su: Chăm sóc, bảo vệ và khai thác ổn định diện tích trên 12.995 ha cây cao su hiện có; phấn đấu tổng sản lượng mủ cao su đạt bình quân khoảng 11.000 tấn/năm.
- Định hướng đến năm 2030, toàn tỉnh có khoảng trên 20.000 ha cây mắc ca; ổn định diện tích và nâng cao giá trị sản phẩm 10.000 ha chè, sản lượng mủ cao su đạt khoảng 14.000 tấn/năm.
b) Phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đặc sản
- Giai đoạn 2021 -2025:
+ Cây lúa: Hình thành vùng sản xuất chất lượng tập trung diện tích khoảng 3.500 ha. Trong đó diện tích sản xuất lúa đặc sản (tẻ râu, séng cù...) đạt khoảng 1.750 ha.
+ Phát triển một số vùng cây ăn quả tập trung, phấn đấu trồng mới trên 1.600 ha (chanh leo, chuối, cây ăn quả nhiệt đới...). Đến năm 2025 toàn tỉnh có trên 6.800 ha cây ăn quả tập trung.
+ Cây rau, hoa: Phát triển khoảng 120 ha, đưa tổng diện tích hoa toàn tỉnh đạt khoảng 200 ha. Phát triển trên 10.000 chậu hoa địa lan, đưa tổng quy mô hoa địa lan trên 70.000 chậu. Phát triển một số sản phẩm rau theo liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp, HTX với người dân.
+ Chăn nuôi đại gia súc: Phấn đấu có khoảng trên 36 cơ sở chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại. Áp dụng quy trình sản xuất theo hướng an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.
+ Chăn nuôi lợn: Phấn đấu có thêm 15 cơ sở chăn nuôi lợn tập trung theo hướng trang trại, gia trại, đưa tổng số cơ sở chăn nuôi lợn tập trung toàn tỉnh lên khoảng 28 cơ sở, quy mô khoảng từ 150 con/1 cơ sở trở lên. Áp dụng quy trình sản xuất theo hướng an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.
+ Chăn nuôi dê: Phấn đấu đến năm 2025 có 12 cơ sở chăn nuôi dê tập trung theo hướng bán công nghiệp, sử dụng thức ăn sẵn có tại địa phương để tạo ra sản phẩm thịt thơm ngon, mang đặc trưng của vùng, địa phương nhằm cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
+ Chăn nuôi ngựa: Phấn đấu đến năm 2025 có 6 cơ sở chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại, gia trại.
+ Chăn nuôi các loại gia súc khác (thỏ): Phấn đấu có 06 cơ sở chăn nuôi thỏ theo hướng tập trung liên kết sản xuất, nâng cao giá trị sản xuất.
+ Nuôi ong: Phấn đấu có thêm trên 760 đàn ong, đưa tổng đàn ong đạt trên 4.380 đàn; nuôi tập trung, theo hướng có kiểm soát, an toàn sinh học.
+ Phát triển nuôi cá lòng hồ tập trưng: Phát triển mới thể tích khoảng 45.000 m3; Phát triển mở rộng vùng nuôi cá nước lạnh đạt 18.000 m3
- Định hướng đến năm 2030 giữ ổn định 3.500 ha lúa hàng hóa, trong đó có khoảng 2.000 ha lúa đặc sản; có 9.700 ha cây ăn quả tập trung; 200 ha rau, hoa; 54 cơ sở chăn nuôi đại gia súc tập trung; 47 cơ sở chăn nuôi lợn tập trung; 23 cơ sở nuôi ong tập trung; thể tích nuôi cá lòng hồ tập trung tăng thêm khoảng 72.000 m3; 23.000m3 nuôi cá nước lạnh.
2.2. Về phát triển công nghiệp chế biến
- Đến năm 2025, phấn đấu phát triển và thu hút một số nhà máy đầu tư xây dựng tại 03 cụm công nghiệp, trong đó ưu tiên thu hút đầu tư chế biến sản phẩm nông nghiệp, quy mô tối đa 75 ha/cụm công nghiệp (01 cụm tại huyện Tân Uyên, 01 cụm tại huyện Phong Thổ, 01 cụm tại huyện Than Uyên).
- Thu hút đầu tư, xây dựng 14 cơ sở chế biến, đóng gói, bảo quản hoa quả tươi, bao gồm: Chế biến gạo; chế biến mắc ca; chế biến cao su; chế biến chè; bảo quản rau, quả tươi; chế biến quế và nhà máy sản xuất phân bón.
1. Hình thành và phát triển các vùng sản xuất, các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa
1.1. Cây mắc ca
Phát triển trồng mới trên 4.000 ha tập trung tại các huyện: Than Uyên trên 665 ha (xã Mường Mít, Mường Cang, Pha Mu...); Tân Uyên trên 1.100 ha (xã Mường Khoa, Nậm Cần, Nậm Sỏ, Tà Mít, Pắc Ta...); Tam Đường khoảng 300 ha (xã Nà Tăm, Khun Há,...); Sìn Hồ gần 374 ha (xã Ma Quai, Nậm Tăm, Pa Tần, Nậm Hăn...); Mường Tè trên 931 ha (xã Can Hồ, Bum Tở, Nậm Khao, Mù Cả, Tà Tổng, Ka Lăng, Thu Lũm, Tá Bạ...); Phong Thổ khoảng 630 ha (xã Huổi Luông...) và một số vùng lân cận có điều kiện phù hợp. Trồng trên những diện tích đất trồng chưa sử dụng hoặc đất nương rẫy trồng cây hàng năm hiệu quả kinh tế thấp, cao trình từ 500 - 1.200 m so với mặt nước biển. Giống sử dụng chủ yếu là các dòng 246; 816; 849; A38; QN1... đã được khẳng định phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh.
Khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp trực tiếp đầu tư hoặc liên kết với nông dân trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, Thực hiện hỗ trợ tập trung đất đai; hỗ trợ áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong sản xuất; truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý... theo các chính sách đã được ban hành. Tăng cường áp dụng quy trình sản xuất an toàn theo hướng hữu cơ.
1.2. Cây chè
Phát triển trồng mới trên 2.400 ha tập trung tại các huyện: Than Uyên 680 ha (xã Mường Kim, Tà Mung, Ta Gia, Tà Hừa, Khoen On, Pha Mu, Mường Mít, Hua Nà, Mường Cang...); Tân Uyên 420 ha (xã Mường Khoa, Thân Thuộc, Pắc Ta, Nậm Sỏ...); Tam Đường 400 ha (xã Bản Bo, Nà Tăm, Khun Há, Thèn Sin...); Phong Thổ 540 ha (xã Nậm Xe, Sin Suối Hồ, Hoang Thèn, Lản Nhì Thàng...); Sìn Hồ 300 ha (xã Hồng Thu, Phìn Hồ, Xà Dề Phìn, Tả Ngảo, Ma Quai...); thành phố Lai Châu 60 ha (xã Sùng Phài...) và một số vùng lân cận có điều kiện phù hợp. Bảo tồn, phát triển vùng chè cổ thụ 300 ha tại các huyện: Phong Thổ, Sìn Hồ, Tam Đường, Tân Uyên...
Phát triển trồng mới các giống chè chất lượng cao như Kim tuyên, PH8, Shan... Nâng cao chất lượng, giá trị, thương hiệu chè Lai Châu. Thực hiện hỗ trợ trồng mới; chuyển đổi, khai hoang, làm đất; chăm sóc và bảo tồn diện tích chè cổ thụ hiện có; hỗ trợ áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong sản xuất; truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý... theo các chính sách đã được ban hành. Chú trọng sản xuất theo hướng an toàn, hữu cơ.
1.3. Cây cao su
Duy trì chăm sóc, quản lý bảo vệ tốt diện tích cao su hiện có 12.995 ha; nâng cao giá trị sản phẩm, tăng sản lượng khai thác, tăng thu nhập từ cao su. Sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, bảo vệ môi trường trong chế chế biến mủ cao su. Nghiên cứu phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu cao su nhằm gia tăng giá trị và phát triển bền vững. Tổ chức đào tạo, tập huấn để nâng cao tay nghề cho người lao động, đặc biệt là lực lượng lao động thực hiện công việc khai thác, chế biến mủ.
1.4. Lúa gạo đặc sản, chất lượng
Phát triển vùng sản xuất lúa chất lượng tập trung diện tích khoảng 3.500 ha tại thành phố Lai Châu (Sùng Phài, San Thàng, Đông Phong); Tam Đường (thị trấn, Bình Lư, Bản Bo, Thèn Sin, Tả Lèng, Hồ Thầu); Tân Uyên (thị trấn, Pắc Ta, Mường Khoa, Phúc Khoa, Trung Đồng, Nậm Sỏ); Than Uyên (Thị trấn, Mường Kim, Phúc Than, Mường Than, Mường Cang, Hua Nà, Tà Mung, Ta Gia, Tà Hừa); Phong Thổ (Nậm Xe, Dào San, Bản Lang); Sìn Hồ (Noong Hẻo); Nậm Nhùn (Nậm Hàng); Mường Tè (Vàng San, Bum Nưa, Mường Tè). Trong đó:
Diện tích sản xuất lúa đặc sản đạt khoảng 1.750 ha (Séng cù, Tẻ râu, Nếp Tan Pỏm, Co Giàng, Khẩu ký...), tại các địa phương: Than Uyên 600 ha (Phúc Than, Mường Than, Thị trấn, Hua Nà, Mường Cang, Mường Kim, Tà Hừa...); Tân Uyên 500 ha (Pắc Ta, Mường Khoa, thị trấn Tân Uyên...); Tam Đường 350 ha (thị trấn, Bình Lư, Bản Bo, Thèn Sin...); Phong Thổ 160 ha (Nậm Xe, Bản Lang, Dào San ...) thành phố Lai Châu 140 ha (San Thàng, Sùng Phài, Đông Phong...). Các vùng còn lại tập trung phát triển các giống lúa chất lượng, có giá trị kinh tế như: J01, J02, IR64...
Thực hiện hỗ trợ một phần chi phí giống, vôi cải tạo đất nhằm tạo vùng sản xuất tập trung, ổn định, có năng suất, chất lượng cao; khuyến khích, hỗ trợ áp dụng quy trình canh tác an toàn, hữu cơ; Tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc bảo tồn, khai thác nguồn gen các giống lúa đặc sản và sản xuất, chế biến, bảo quản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
1.5. Cây ăn quả
Phấn đấu trồng mới trên 1.600 ha (chanh leo, chuối, cây nhiệt đới...). Hỗ trợ phát triển cây ăn quả tập trung theo hướng phù hợp với từng tiểu vùng khí hậu và nhu cầu thị trường, trong đó:
a) Cây chuối: Trồng mới tại huyện Sìn Hồ (xã Tả Phìn, Hồng Thu, Phìn Hồ, Pa Tần, Chăn Nưa, Căn Co, Nậm Hăn, Lùng Thàng, Nậm Mạ...); Than Uyên (xã Pha Mu, Khoen On, Tà Hừa, Mường Kim, Phúc Than, Mường Than, thị trấn Than Uyên...); Tân Uyên (xã Phúc Khoa, Thân Thuộc, Trung Đồng, Nậm Sỏ, Hố Mít, Pắc Ta và thị trấn Tân Uyên...); Tam Đường (xã Bình Lư, Bản Giang...); Mường Tè (xã Mường Tè, Bum Nưa, Vàng San, Can Hồ, Bum Tở, Nậm Khao...) và một số vùng lân cận có điều kiện phù hợp, Trồng tái canh đối với diện tích hiện có tại Phong Thổ. Chuyển đổi diện tích đất nương ngô, màu, ruộng lúa 1 vụ hiệu quả kinh tế thấp, độ cao dưới 500 m sang phát triển trồng chuối.
Sử dụng giống chuối nuôi cấy mô để đảm bảo độ đồng đều và sạch bệnh. Tập trung chỉ đạo đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chuối quả, hạn chế thoái hóa đất, sâu bệnh. Vùng chuối Phong Thổ cần tập trung chỉ đạo cải tạo, nâng cao chất lượng vườn cây: Đánh tỉa cây đảm bảo mật độ, số cây/khóm, phòng trừ sâu bệnh hại, đặc biệt là bệnh héo rũ panama, bón phân; đối với những diện tích đất chuối đã bạc màu, diện tích bị nhiễm bệnh, vận động người dân chuyển đổi sang trồng cây khác.
b) Cây chanh leo và một số thực phẩm khác tại các huyện: Than Uyên (xã Mường Than, Mường Kim, Tà Mung, Pha Mu, Tà Hừa...); Tân Uyên (xã Phúc Khoa, Mường Khoa, Thân Thuộc, Trung Đồng, Hố Mít, Pắc Ta và thị trấn Tân Uyên...); Tam Đường (xã Thèn Sin, Hồ Thầu, Bản Bo, Khun Há, Bản Hon, thị trấn Tam Đường...) và một số vùng lân cận có điều kiện phù hợp; khuyến khích, hỗ trợ chuyển đổi diện tích đất nương ngô, màu, ruộng lúa 1 vụ hiệu quả kinh tế thấp sang phát triển chanh leo và một số cây thực phẩm khác có giá trị kinh tế cao hơn. Chú trọng phát triển sản xuất theo hướng an toàn, hữu cơ.
Thu hút, mời gọi các doanh nghiệp đầu tư, liên kết với người dân từ khâu trồng đến thu mua, tiêu thụ sản phẩm. Chỉ đạo, hướng dẫn giám sát chặt chẽ đồng ruộng, phát hiện và xử lý kịp thời sâu bệnh; phát triển quy mô trồng và chủng loại sản phẩm theo nhu cầu thị trường, nhằm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa bền vững.
c) Cây ăn quả nhiệt đới: Phát triển tại vùng có khí hậu nhiệt đới, độ cao dưới 500 m, thuộc vùng dọc sông Đà, sông Nậm Na, vùng giáp ranh với huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Ưu tiên hỗ trợ trồng mới tại các huyện: Phong Thổ (Huổi Luông, Nậm Xe, Bản Lang, Hoang Thèn, Ma Ly Pho...), Sìn Hồ (xã Pa Tần, Ma Quai, Căn Co, Nậm Tăm, Nậm Hăn, Lùng Thàng, Nậm Cha, Nậm Cuổi...), Nậm Nhùn (xã Nậm Hàng, Nậm Pì, Mường Mô, Nậm Manh...); Mường Tè (xã Mường Tè, Bum Nưa, Vàng San, Can Hồ, Nậm Khao, Mù Cả...) và một số vùng lân cận có điều kiện phù hợp.
Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học và chỉ đạo chặt chẽ việc đảm bảo tuân thủ quy trình kỹ thuật trong sản xuất (làm đất, giống, chăm sóc...)... Khuyến khích doanh nghiệp liên kết với người dân sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm để phát triển bền vững. Trong giai đoạn đầu khi sản phẩm chưa đủ để đầu tư nhà máy chế biến phục vụ xuất khẩu sang thị trường Vân Nam - Trung Quốc, sản phẩm có thể cung cấp cho các nhà máy chế biến tiêu thụ tại Sơn La.
Cây ăn quả khác phát triển tại các vùng theo nhu cầu thị trường và liên kết trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm.
1.6. Cây hoa, rau, củ, quả
Phát triển trồng mới khoảng 120 ha hoa tại huyện Tân Uyên, Tam Đường, thành phố Lai Châu và một số vùng có điều kiện. Trồng chủ yếu trên đất 01 vụ lúa chuyển đổi. Riêng loài hoa địa lan, tập trung tại các xã vùng cao huyện Sìn Hồ, Phong Thổ, Tam Đường và một số vùng lân cận có điều kiện phù hợp. Phát triển trồng rau, củ quả, hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất các loại rau chính vụ, trái vụ; liên kết cung cấp cho các nhà máy chế biến... khuyến khích, ưu tiên hỗ trợ áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn trong sản xuất. Thực hiện hỗ trợ một phần chi phí ban đầu để mở rộng và phát triển sản phẩm theo chính sách đã được ban hành.
1.7. Chăn nuôi đại gia súc
Củng cố các cơ sở chăn nuôi hiện có; khuyến khích, hỗ trợ phát triển các cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô vừa và lớn, tập trung tại các huyện: Tân Uyên 13 cơ sở (xã Mường Khoa, Nậm Cần, Nậm Sỏ, Pắc Ta và thị trấn Tân Uyên...); Than Uyên 2 cơ sở (xã Phúc Than, Mường Kim...); Nậm Nhùn 12 cơ sở (xã Nậm Hằng, Lê Lợi, Mường Mô, Nậm Manh, thị trấn Nậm Nhùn...); Sìn Hồ 1 cơ sở (xã Nậm Hăn...); Phong Thổ 1 cơ sở (thị trấn Phong Thổ...) Tam Đường 04 cơ sở (xã Thèn Sin, Thị trấn, Bản Hon, Bình Lư); thành phố 03 cơ sở (Đông phong, Sùng Phài, San Thàng) và các vùng có điều kiện. Tập trung cải tạo đàn trâu, bò địa phương bằng việc thụ tinh nhân tạo hoặc phối giống trực tiếp từ con giống đực có thể trạng tốt, năng suất cao như: Bò 3B, lai Sind, trâu ngố...
Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi theo hình thức công nghiệp khép kín, thâm canh, an toàn sinh học, phòng trừ dịch bệnh, bảo vệ môi trường; phát triển chăn nuôi gắn với phát triển nguồn nguyên liệu thức ăn; áp dụng công nghệ sinh học xử lý phụ phẩm sau chăn nuôi, cung cấp phân bón cho trồng trọt. Hỗ trợ chuồng trại và trồng có, cây thức ăn cho gia súc để nhân dân để giảm dần và xóa bỏ hình thức chăn nuôi thả rông.
Khuyến khích các hộ chăn nuôi liên kết với các doanh nghiệp trong chăn nuôi đại gia súc.
1.8. Chăn nuôi lợn
Phát triển chăn nuôi lợn tập trung theo hướng trang trại, gia trại tại: Than Uyên 6 cơ sở (xã Phúc Than, Mường Cang, Mường Kim, thị trấn Than Uyên...); Tam Đường 04 cơ sở (xã Thèn Sin, Bình Lư, Bản Giang, Sơn Bình); Tân Uyên 6 cơ sở (xã Pắc Ta và thị trấn Tân Uyên...); Mường Tè 2 cơ sở (xã Bum Nưa, Vàng San...); Phong Thổ 1 cơ sở (xã Mường So...); Nậm Nhùn 02 cơ sở (xã Nậm Hằng và thị trấn Nậm Nhùn...); Sìn Hồ 1 cơ sở (xã Nậm Tăm...), thành phố Lai Châu 06 cơ sở (Đông Phong, Quyết Tiến, San Thàng...) và các vùng có điều kiện. Sử dụng các giống lợn có năng suất, chất lượng, phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương như: Móng Cái, Landrace, Yorkshire, Duroc...
Củng cố những cơ sở đang có; khuyến khích, hỗ trợ xây dựng chuồng trại tập trung, làm hầm biogas, sử dụng đệm lót sinh học, áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, phòng trừ dịch bệnh, hạn chế thấp nhất thiệt hại của dịch tả lợn Châu phi. Khuyến khích, ưu tiên phát triển cơ sở chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, khép kín quy mô trên 150 con/cơ sở; hạn chế dần, tiến tới chấm dứt chăn nuôi thả rông dễ phát sinh dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.
1.9. Nuôi ong
Khai thác tiềm năng đất đai, rừng để hình thành, phát triển nghề nuôi ong trên địa bàn toàn tỉnh, ưu tiên tập trung củng cố và hỗ trợ nhân rộng số cơ sở chăn nuôi tại các huyện: Tân Uyên 02 cơ sở (xã Hố Mít và thị trấn Tân Uyên...); Than Uyên 3 cơ sở (xã Phúc Than, Mường Than, Ta Gia...); Tam Đường 4 cơ sở (xã Thèn Sin, Giang Ma, Khun Há), thành phố Lai Châu 4 cơ sở (Đoàn Kết, Đông Phong, Quyết Tiến, San Thàng...), Mường Tè 04 cơ sở (Ka Lăng, Tá Bạ, Tà Tổng, Kan Hồ...) và một số vùng có điều kiện phù hợp của các huyện: Sìn Hồ, Phong Thổ, Nậm Nhùn. Tập trung nuôi tại các vùng cây ăn quả tập trung và diện tích rừng tự nhiên lớn.
Khuyến khích nuôi thả đàn ong theo hướng tự nhiên, kiểm soát dịch bệnh. Áp dụng quy trình sản xuất chăn nuôi an toàn sinh học, thân thiện môi trường, chất lượng sản phẩm đặc trưng của Lai Châu để tạo thương hiệu.
1.10. Cá, tôm lồng tại các hồ thủy điện và nuôi cá nước lạnh
Phát triển mở rộng vùng nuôi cá nước lạnh tại các huyện: Đến năm 2025 tập trung tại huyện Tam Đường 06 cơ sở, Phong Thổ 03 cơ sở, theo quy mô hàng hóa tập trung đạt 18.000 m3. Đến 2030 tập trung tại huyện Tam Đường 07 cơ sở, Phong Thổ 03 cơ sở, Tân Uyên 01 cơ sở, Sìn Hồ 01 cơ sở..., theo quy mô hàng hóa tập trung đạt 23.000m3. Đối tượng nuôi chủ yếu là cá hồi, cá tầm.
Rà soát, phát triển vùng nuôi cá, tôm lồng tại các hồ thủy điện, tập trung tại các huyện: Than Uyên 6 cơ sở (xã Mường Mít, Mường Cang, Mường Kim, Ta Gia, Khoen On); Tân Uyên 2 cơ sở (xã Tà Mít); Sìn Hồ 2 cơ sở (xã Nậm Cha, Nậm Mạ); Nậm Nhùn 3 cơ sở (xã Mường Mô); Mường Tè 3 cơ sở (xã Can Hồ) và các vùng lân cận có điều kiện phù hợp, đến năm 2025 tổng thể tích tăng thêm khoảng 45.000m3, đến năm 2030 thể tích tăng thêm khoảng 72.000m3. Ưu tiên hỗ trợ làm lồng để phát triển mở thêm số cơ sở nuôi cá lồng. Phát triển đa dạng các sản phẩm thủy sản phù hợp với nhu cầu thị trường, khuyến khích các giống đặc sản có giá trị cao như: Cá lăng, chiên, cá tầm,...
Khuyến khích, hỗ trợ áp dụng quy trình nuôi an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh; áp dụng truy xuất nguồn gốc, cấp nhãn hiệu, chỉ dẫn vùng nuôi để xây dựng thương hiệu sản phẩm thủy sản hàng hóa. Thực hiện hỗ trợ cước vận chuyển tiêu thụ cá thương phẩm để thúc đẩy các cơ sở nuôi mở rộng thị trường.
1.11. Phát triển chăn nuôi dê, ngựa và một số vật nuôi khác
Khai thác tiềm năng, sử dụng hiệu quả tài nguyên, phát triển đàn dê, thỏ hiện có, đẩy mạnh phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ; đẩy mạnh liên kết theo chuỗi giá trị, gắn chăn nuôi với chế biến và thị trường tiêu thụ. Hỗ trợ xây dựng chuồng trại, xử lý chất thải chăn nuôi, bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Phát triển chăn nuôi ngựa tại các vùng như: Huyện Tam Đường 01 cơ sở (xã Nùng Nàng), thành phố Lai Châu 01 cơ sở (xã San Thàng), huyện Sìn Hồ 02 Cơ sở (xã Hồng Thu và Sà Dề Phìn), Phong Thổ 02 cơ sở (thị trấn và xã Mường So) và một số địa phương khác có điều kiện.
Phát triển chăn nuôi dê tại các huyện: Phong Thổ 03 cơ sở (xã Mù Sang, Mồ Sì San, Lản Nhì Thàng); Sìn Hồ 03 cơ sở (xã Noong Hẻo, Căn Co, Nậm Cuỏi), Mường Tè 02 cơ sở (xã Tà Tổng, Mường Tè), Than Uyên 02 (xã Ta Gia và Khoen On), Tân Uyên 02 (xã Tà Mít, Pắc Ta) và một số địa phương khác có điều kiện. Sử dụng các giống lai để từng bước nâng cao cải thiện tầm vóc, năng suất, chất lượng.
Phát triển chăn nuôi thỏ tại các vùng có thế mạnh, gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm tại một số địa phương: Huyện Tân Uyên 2 cơ sở (xã Nậm Cần, Thị trấn Tân Uyên), Than Uyên 1 cơ sở (xã Phúc Than) Thành phố Lai Châu 02 cơ sở (xã San Thàng, Quyết Tiến); Sìn Hồ 01 cơ sở (xã Nậm Tăm) và một số địa phương khác có điều kiện.
1.12. Phát triển sản phẩm OCOP
Hỗ trợ phát triển mới thêm khoảng trên 100 sản phẩm, trong đó phấn đấu có trên 15 sản phẩm đạt từ 4 sao trở lên; chú trọng phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh, đặc biệt là các sản phẩm thuộc phạm vi Đề án. Nâng cấp, công nhận lại đối với 47 sản phẩm đã được công nhận năm 2020 và các sản phẩm được công nhận mới trong giai đoạn. Hỗ trợ kinh phí mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản và nhà kho, nhà xưởng để phát triển và nâng cao giá trị các sản phẩm. Hỗ trợ đẩy mạnh thực hiện chương trình xúc tiến thương mại và quảng bá giới thiệu các sản phẩm OCOP của tỉnh, trung bình mỗi năm tổ chức tham gia khoảng 5 cuộc hội trợ, triển lãm tại các tỉnh, thành phố; có ít nhất 01 điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP cấp tỉnh (trong và ngoài tỉnh), 08 điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP cấp huyện (mỗi huyện, thành phố có ít nhất 01 điểm) và một số điểm du lịch, dịch vụ tại các xã có lợi thế. Thưởng cho các chủ thể tham gia chương trình có sản phẩm được công nhận.
2. Phát triển công nghiệp chế biến
Phát triển công nghiệp chế biến gắn với các vùng sản xuất sản phẩm chủ lực. Tăng cường các giải pháp quyết liệt để thu hút, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư các nhà máy, cơ sở chế biến, bảo quản sau thu hoạch nhằm tăng giá trị, chủ động thị trường, đa dạng hóa sản phẩm. Phấn đấu thu hút một số nhà máy tại 03 cụm công nghiệp, áp dụng công nghệ chế biến tiên tiến để tạo ra sản phẩm tiêu dùng.
- Dự kiến thu hút, đầu tư xây dựng các cơ sở, nhà máy chế biến tại các khu vực có vùng nguyên liệu tập trung; ưu tiên bố trí các cơ sở, nhà máy chế biến vào 03 cụm công nghiệp của tỉnh; thu hút đầu tư các nhà máy chế biến, phân bón, gồm:
+ Nhà máy chế biến mắc ca: Đôn đốc, hỗ trợ tạo điều kiện cho nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thành 01 nhà máy tại huyện Than Uyên, 01 nhà máy tại huyện Phong Thổ (đã được cấp chủ trương đầu tư); tiếp tục thu hút đầu tư nhà máy sơ chế bóc vỏ, sấy khô tại các vùng trồng tập trung: Mường Tè, Nậm Nhùn, Tân Uyên.
+ Xây dựng thêm 4 nhà máy chế biến chè tại các vùng chè mới phát triển: Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên và vùng cao Sìn Hồ. Cải tạo, nâng cấp các dây truyền công nghệ chế biến chè, tăng tỷ lệ chế biến sâu, nâng cao chất lượng giá trị chè.
+ 02 nhà máy chế biến, bảo quản hoa, quả; 02 nhà chế biến quế; 01 cơ sở chế biến, bảo quản, đóng gói gạo; 01 nhà máy chế biến mủ cao su tại xã Lê Lợi, Nậm Nhùn và có ít nhất 01 nhà máy chế biến phân bón (địa điểm cụ thể trên cơ sở vùng nguyên liệu và lựa chọn của nhà đầu tư).
- Thu hút, đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản ở 03 cụm công nghiệp, tại các huyện: Phong Thổ, Than Uyên, Tân Uyên. Khuyến khích các doanh nghiệp, HTX đầu tư xây dựng các cơ sở, nhà máy tại các cụm công nghiệp.
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sản xuất nông nghiệp hàng hóa
- Tổ chức quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong tỉnh về sự cần thiết, tính tất yếu, các chính sách hỗ trợ và hiệu quả của phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, nhằm tạo sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và nhân dân. Tạo chuyển biến về nhận thức và hành động, thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa, chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, sản xuất theo tiêu chuẩn, dựa trên tiến bộ khoa học, công nghệ để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án.
- Thường xuyên xây dựng các phóng sự, bài viết, tin... đăng tải lên các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút đầu tư và huy động các nguồn lực xã hội vào phát triển sản xuất hàng hóa tập trung. Phổ biến hiệu quả các mô hình liên kết, mô hình sản xuất hàng hóa có hiệu quả cao để tuyên truyền, thuyết phục người dân làm theo.
- Tăng cường thông tin tuyên truyền về hiệu quả của việc sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa gắn với xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý sản phẩm.
2. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển hạ tầng vùng sản xuất
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chuỗi sản xuất chế biến, tiêu thụ sản phẩm (từ khâu làm đất, giống, chăm sóc, chế biến...). Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật, khoa học công nghệ cho người dân về sản xuất, thâm canh các đối tượng nông nghiệp hàng hóa tập trung; hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân áp dụng, thực hiện tốt các quy trình sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp trong nhà màng, nhà lưới...tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng các thị trường. Hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó ưu tiên hỗ trợ nhà màng, nhà lưới và hệ thống tưới tiên tiến bên trong nhà màng.
- Khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư thiết bị hiện đại, đổi mới dây chuyền công nghệ, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt và đồng đều để nâng cao giá trị các sản phẩm. Gắn sản xuất với công nghệ chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng đối với các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa của tỉnh.
- Rà soát toàn bộ hạ tầng các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Xây dựng đề án phát triển hạ tầng thiết yếu các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung để ưu tiên nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng nhất là hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng (cả mở mới và nâng cấp mặt, cống rãnh)... Đảm bảo hệ thống hạ tầng được đầu tư đồng bộ, đáp ứng nhu cầu sản xuất.
3. Đẩy mạnh công tác cấp chứng nhận nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu sản phẩm
- Xác định các sản phẩm hàng hóa có lợi thế cạnh tranh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa để tập trung hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp, hộ nông dân xây dựng hồ sơ, thủ tục đề nghị công nhận nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa. Ưu tiên nhãn hiệu tập thể (chè cổ thụ Lai Châu, gạo Séng cù Than Uyên, Tẻ dâu Phong Thổ, tẻ dâu Tam Đường, miến dong Bình Lư...) là nhãn hiệu đại diện cho đặc trưng vùng miền của Lai Châu, tránh chồng chéo.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của các sở ngành chuyên môn như: Khoa học và công nghệ, Nông nghiệp và PTNT, Công Thương...các cơ quan cấp huyện trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, người dân xây dựng nhãn hiệu và xây dựng hồ sơ truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
- Khuyến khích các cơ sở sản xuất hàng hóa tập trung áp dụng các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, an toàn thực phẩm. Đối với những sản phẩm mới, đang trong quá trình hình thành vùng sản xuất, áp dụng thực hiện quy trình sản xuất an toàn, tiến tới sản xuất sản phẩm hữu cơ, phù hợp xu thế thị trường trong nước hiện nay và các thị trường thế giới.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chứng nhận an toàn thực phẩm, tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức của nhân dân, doanh nghiệp về an toàn thực phẩm. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm, chứng nhận về an toàn thực phẩm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ người tiêu dùng, nâng cao thương hiệu sản phẩm nông nghiệp Lai Châu.
- Xây dựng chính sách khuyến khích phát triển thương hiệu hàng hóa, thương hiệu doanh nghiệp, Ưu tiên hỗ trợ xây dựng thương hiệu một số sản phẩm chủ lực như: Chè, mắc ca, gạo đặc sản...
4. Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP
- Tập trung chỉ đạo, lãnh đạo đẩy mạnh chương trình OCOP nhằm phát huy sức mạnh của cộng đồng, người dân để hình thành các sản phẩm truyền thống, đặc sản địa phương, góp phần tăng thu nhập, hoàn thành tiêu chí thu nhập.
- Phấn đấu các sản phẩm hàng hóa đều được chứng nhận sản phẩm OCOP, tiếp tục hình thành và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP khác là sản phẩm đặc sản của địa phương. Tập trung hỗ trợ các chủ thể phát triển ý tưởng, tham gia bình chọn sản phẩm OCOP, hỗ trợ bao bì, nhãn mác, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm...
- Tăng cường hỗ trợ của các sở ngành để giúp người dân, doanh nghiệp, HTX, hình thành ý tưởng phát triển các sản phẩm thông qua các chương trình, chính sách, dự án...
- Tập trung đào tạo nâng cao trình độ và năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp; Đào tạo tập huấn quy trình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi cho đối tượng là các hộ nông dân, HTX, doanh nghiệp về quản lý chuỗi, áp dụng các quy trình canh tác theo hướng an toàn thực phẩm, hữu cơ,... chăn nuôi an toàn sinh học.
- Đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đảm bảo sát với yêu cầu thực tế và đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Nâng cao năng lực cho nông dân trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông, lâm sản.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo lao động kỹ thuật phục vụ cho công tác chế biến. Tăng cường đào tạo nghề cho công nhân các nhà máy chế biến, cụm công nghiệp, đào tạo nghề cho nông dân các vùng sản xuất tập trung, gắn đào tạo nghề với sản xuất các sản phẩm hàng hóa.
6. Về cơ chế chính sách, nguồn lực
6.1. Về cơ chế chính sách
- Sử dụng hiệu quả các chính sách đang hiện hành của Trung ương như: Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; các chính sách của tỉnh như: Nghị quyết 12/2019/NQ-HĐND ngày 23/7/2019 của HĐND tỉnh quy định chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết số 13/2019/NQ-HĐND ngày 23/7/2019 của HĐND tỉnh Quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết 07/2021/NQ-HĐND ngày 22/3/2021 Quy định chính sách về phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021 - 2025... Dành đủ nguồn lực để thực hiện các chính sách, nhằm thực hiện hỗ trợ tốt mục tiêu của Đề án.
- Hỗ trợ kinh phí quản lý, giám sát cho các cơ quan chuyên môn để thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn người dân thực hiện.
6.2. Giải pháp về nguồn lực
- Lồng ghép các nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp, sự nghiệp hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu của Chính phủ, chương trình xây dựng Nông thôn mới, sự nghiệp khoa học... Vốn ngân sách tỉnh để thực hiện Đề án theo nguyên tắc: Ưu tiên tối đa nguồn vốn để tập trung hỗ trợ đầu tư các đối tượng của Đề án, hạn chế hỗ trợ các nội dung ngoài đề án trừ các mô hình thử nghiệm cây trồng, vật nuôi mới, nội dung bắt buộc theo chương trình Trung ương phê duyệt.
- Ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách tỉnh đủ đảm bảo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề án.
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất hàng hóa. Tăng cường thu hút các nguồn lực vốn từ các thành phần kinh tế là chính, ngân sách nhà nước mang tính chất hỗ trợ một phần, các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất phải chủ động trong huy động nguồn vốn. Chống lợi dụng chính sách của nhà nước, trông chờ ỷ lại vào chính sách, nguồn vốn nhà nước.
- Tăng cường các hoạt động tín dụng cho vay nông nghiệp, nông thôn; cải cách thủ tục và điều kiện cho vay sản xuất nông nghiệp; ưu tiên nguồn vốn cho vay các dự án sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thuộc đề án. Chi nhánh Ngân hàng nhà nước Lai Châu nghiên cứu các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tín dụng trong nông nghiệp.
- Triển khai có hiệu quả chính sách hỗ trợ chuyển đổi tập trung đất đai theo Nghị quyết số 12/2019/NQ-HĐND ngày 23/7/2019 của HĐND tỉnh; đồng thời vận động, khuyến khích người dân thực hiện việc chuyển đổi các diện tích đất hoang hóa, đất canh tác cây trồng kém hiệu quả sang các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn.
- Khuyến khích nông dân góp giá trị quyền sử dụng đất để hợp tác đầu tư cùng doanh nghiệp. Tổ chức triển khai cơ chế chính sách hỗ trợ nhằm tích tụ tập trung đất đai để tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài để các tổ chức, cá nhân có điều kiện pháp lý vay vốn ngân hàng và yên tâm đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa.
- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, đề án đã được phê duyệt, để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, phát huy tích cực các nội dung tái cơ cấu và hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Tập trung đổi mới hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị; phát triển mạnh các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng kinh tế giữa nông dân với doanh nghiệp, hợp tác xã. Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong việc định hướng cho nông dân và hợp tác xã về quy mô, chất lượng, quy cách nông sản và thị trường tiêu thụ; hợp tác xã, tổ hợp tác là đầu mối đại diện của nông dân tham gia các liên kết với doanh nghiệp.
- Kiện toàn, nâng cao năng lực của cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ thực hiện Đề án (Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố) để đảm bảo đủ năng lực triển khai các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm. Củng cố hệ thống cung ứng dịch vụ nông, lâm nghiệp; tăng cường quản lý việc cấp phép kinh doanh và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi.
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác, trang trại và kinh tế hộ gia đình. Hỗ trợ, thúc đẩy hợp tác xã nông nghiệp mở rộng các ngành nghề dịch vụ gắn với chuỗi cung ứng sản phẩm hàng hóa.
- Thu hút doanh nghiệp ngoại tỉnh, phát triển doanh nghiệp, HTX trong tỉnh, ưu tiên thu hút các doanh nghiệp có uy tín, năng lực đầu tư vào các vùng sản xuất hàng hóa, gắn với bao tiêu sản phẩm.
- Đẩy mạnh các hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX nhằm hình thành và phát triển các doanh nghiệp, HTX nông nghiệp, trở thành lực lượng quan trọng phát triển nông nghiệp hàng hóa. Củng cố 100% HTX nông nghiệp hoạt động theo đúng Luật Hợp tác xã, phấn đấu mỗi năm thành lập mới được 15 HTX nông nghiệp (bình quân mỗi huyện 2 HTX/1năm).
9. Giải pháp về xúc tiến thương mại
- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; hàng năm có kế hoạch xúc tiến thương mại riêng, tổ chức các hoạt động hội chợ riêng của tỉnh và tham gia hội chợ với các tỉnh bạn nhằm quảng bá sản phẩm, kết nối giao thương với các doanh nghiệp, các chuỗi tiêu thụ sản phẩm.
- Hỗ trợ xây dựng hoặc liên kết hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại trung tâm các huyện, thành phố, các điểm du lịch của tỉnh. Tăng cường liên kết với Trung tâm xúc tiến và đầu tư, trung tâm giới thiệu sản phẩm các tỉnh bạn.
1. Dự kiến nhu cầu vốn: 1.134.969,3 triệu đồng, trong đó
- Nhà nước hỗ trợ: 538.341,5 triệu đồng, gồm:
+ Đầu tư sản xuất nông sản hàng hóa: 354.191 triệu đồng.
+ Hỗ trợ 14 cơ sở chế biến: 140.000 triệu đồng.
+ Chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn Việt GAP, hữu cơ, xuất khẩu...: 2.500 triệu đồng.
+ Hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP: 16.650 triệu đồng.
+ Hỗ trợ khác (Nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới nước tiên tiến...): 20.000 triệu đồng.
+ Chi phí quản lý: 5.000 triệu đồng.
- Doanh nghiệp, HTX: 396.000 triệu đồng.
- Người dân đối ứng: 200.627,9 triệu đồng.
2. Nguồn vốn
- Vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương: 13.433 triệu đồng.
- Vốn ngân sách địa phương: 524.909 triệu đồng.
- Vốn Doanh nghiệp, HTX tự đầu tư: 396.000 triệu đồng.
- Nguồn vốn khác (đối ứng của người dân): 200.627,9 triệu đồng.
(chi tiết theo biểu 01, 02 kèm theo)
1. Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án
Cấp tỉnh: Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án cấp tỉnh do đồng chí Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban; đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách nông nghiệp làm Phó ban; thành viên là Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương và một số sở ngành có liên quan, trong đó Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực.
Cấp huyện: Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện đề án cấp huyện/thành phố do đồng chí Bí thư thành ủy, huyện ủy làm Trưởng ban, đồng chí Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND huyện/thành phố phụ trách nông nghiệp làm Phó ban, thành viên là trưởng các phòng chuyên môn có liên quan, trong đó Phòng Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực.
2. Phân công trách nhiệm thực hiện Đề án
2.1. UBND các huyện, thành phố
- Tổ chức quán triệt, tuyên truyền các nội dung của Đề án đến các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, công chức, viên chức, các doanh nghiệp, HTX và nhân dân tại địa phương biết, thực hiện. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và vận động người dân đầu tư sản xuất, thâm canh tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị sản phẩm.
- Trên cơ sở Đề án của tỉnh, xây dựng chương trình/kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương; chủ động sử dụng, lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư, hỗ trợ triển khai Đề án đạt kết quả cao nhất.
- Thực hiện các giải pháp quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả trong việc vận động người dân, doanh nghiệp, HTX tham gia thực hiện đề án.
- Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch của từng địa phương theo Đề án được phê duyệt và các chính sách đầu tư, hỗ trợ của nhà nước, hàng năm, tổ chức rà soát, tổng hợp gửi đăng ký kế hoạch, nhu cầu vốn thực hiện về các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, giao chỉ tiêu kế hoạch thực hiện.
- Tích hợp các nội dung của Đề án để triển khai lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030 và kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện, đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án.
- Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án; định kỳ (6 tháng, 01 năm và đột xuất) tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Đề án gửi Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
2.2. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án; có trách nhiệm phổ biến, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo.
- Chủ trì phối hợp các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục hỗ trợ thực hiện các nội dung của Đề án.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan hướng dẫn UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện đảm bảo mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và UBND các huyện, thành phố tổng hợp kế hoạch, nhu cầu nguồn vốn trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án; tham mưu UBND tỉnh thực hiện sơ, tổng kết Đề án theo quy định.
2.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu xây dựng hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị hỗ trợ thực hiện các nội dung của Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh cân đối, phân bổ nguồn vốn đầu tư của ngân sách tỉnh và các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu trên địa bàn tỉnh để thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp các chỉ tiêu theo nội dung Đề án vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện.
- Tham mưu các giải pháp thu hút, phát triển doanh nghiệp, HTX tham gia đầu tư thực hiện Đề án. Triển khai hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại để quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ và tìm kiếm đối tác hợp tác trong phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung của Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2.4. Sở Tài chính
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu xây dựng hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị hỗ trợ thực hiện các nội dung của Đề án. Chịu trách nhiệm hướng dẫn hồ sơ, trình tự thủ tục thanh quyết toán nguồn vốn thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện Đề án.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí đầu tư và lồng ghép các nguồn lực để thực hiện Đề án.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung của Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2.5. Sở Khoa học và Công nghệ
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu xây dựng hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị hỗ trợ thực hiện các nội dung của Đề án.
- Tổ chức thực hiện các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; cấp chứng nhận nhãn hiệu, mã số, mã vạch sản phẩm, áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn, hữu cơ, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm...
- Thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung của Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2.6. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu xây dựng hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị hỗ trợ thực hiện các nội dung của Đề án.
- Tham mưu triển khai các giải pháp về chuyển đổi đất, cho thuê đất, góp giá trị quyền sử dụng đất, tích tụ tập trung đất đai để tạo vùng sản xuất tập trung với quy mô đủ lớn; đền bù, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất thu hút doanh nghiệp, HTX tham gia đầu tư.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung của Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao,
2.7. Sở Công Thương
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu xây dựng hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị hỗ trợ thực hiện các nội dung của Đề án.
- Tham mưu thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Kiểm tra chất lượng hàng hóa nông sản nhằm ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường, ảnh hưởng đến chất lượng các sản phẩm hàng hóa của tỉnh.
- Tham mưu thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp, làm cơ sở thu hút các doanh nghiệp xây dựng các nhà máy, cơ sở chế biến tai các cụm công nghiệp.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung của Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2.8. Sở Lao Động - Thương binh & Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo
- Sở Lao động - Thương binh & Xã hội
+ Tham mưu, thực hiện các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ doanh nghiệp, HTX đào tạo lao động kỹ thuật để thực hiện Đề án.
+ Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo định hướng đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học...cho lao động địa phương, tạo nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề về phục vụ tỉnh nhà.
- Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và xã hội thực hiện định hướng đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học...cho lao động địa phương, tạo nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề về phục vụ tỉnh nhà
2.9. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Đài truyền hình tỉnh, Báo Lai Châu thực hiện tuyên truyền, phổ biến nội dung Đề án, các chính sách thực hiện Đề án bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nắm rõ, hiểu và tham gia.
2.10. Các sở, ngành và các đơn vị có liên quan
Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2.11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị, xã hội
Phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền sâu rộng nội dung của Đề án đến toàn thể đoàn viên, hội viên, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, HTX để thu hút đông đảo các thành phần kinh tế tích cực tham gia phát triển nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Tham gia phản biện xã hội việc tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án./.
TỔNG HỢP NHU CẦU VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
ĐVT: triệu đồng
STT |
Nội dung hỗ trợ |
ĐVT |
Tổng số ngân sách hỗ trợ |
Chia ra các năm |
Nguồn vốn của doanh nghiệp, người dân |
||||||||||
Năm 2021 |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
|||||||||||
Khối lượng |
Tiền |
Khối lượng |
Tiền |
Khối lượng |
Tiền |
Khối lượng |
Tiền |
Khối lượng |
Tiền |
Khối lượng |
Tiền |
||||
A |
Tổng cộng |
|
|
538.341,5 |
|
82.293,4 |
|
54.660,3 |
|
52.643,7 |
|
42.084,3 |
|
39.590,3 |
596.627,9 |
1 |
Hỗ trợ sản xuất lúa hàng hóa, tập trung |
Ha |
10.500 |
19.950 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
136.570 |
2 |
Hỗ trợ vôi cải tạo đất ruộng |
Ha |
3.500 |
7.350 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.150 |
3 |
Hỗ trợ sản xuất chè |
Ha |
2.400 |
186.192 |
680 |
52.754 |
485 |
37.626 |
465 |
36.075 |
385 |
29.868 |
385 |
29.868 |
20.112 |
4 |
Bảo tồn, phát triển vùng chè cổ thụ |
Ha |
300 |
6.480 |
65 |
1.404 |
65 |
1.404 |
65 |
1.404 |
60 |
1.296 |
45 |
972 |
|
5 |
Chăm sóc chè cổ thụ hiện có (khoảng 13.000 cây) |
Cây |
13.000 |
6.500 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Hỗ trợ trồng mắc ca (doanh nghiệp ) |
Ha |
4.000 |
24.000 |
1.500 |
9.000 |
630 |
3.780 |
630 |
3.780 |
620 |
3.720 |
620 |
3.720 |
256.000 |
7 |
Hỗ trợ trồng cây ăn quả tập trung |
Ha |
1.600 |
49.600 |
585 |
18.135 |
350 |
10.850 |
335 |
10.385 |
200 |
6.200 |
130 |
4.030 |
32.000 |
8 |
Hỗ trợ trồng hoa, rau củ quả |
Ha |
120 |
13.433 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.433 |
9 |
Trồng hoa địa lan |
Chậu |
10.000 |
1.320 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.980 |
10 |
Hỗ trợ chăn nuôi tập trung (36 cơ sở chăn nuôi trâu bò, 28 cơ sở chăn nuôi lợn, 12 cơ sở nuôi dê và 6 cơ sở nuôi ngựa) |
Cơ sở |
88 |
33.500 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11 |
Hỗ trợ nuôi cá lồng |
m3 |
45.000 |
4.166,7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4.167 |
12 |
Hỗ trợ nuôi ong |
Đàn |
4.389 |
1.700 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.216,4 |
13 |
Hỗ trợ xây dựng chứng nhận Việt GAP |
Cơ sở |
20 |
2.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
14 |
Hỗ trợ xây dựng chứng nhận hữu cơ |
Cơ sở |
5 |
500 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
15 |
Xây dựng nhà máy sơ chế, chế biến (Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018. Nghị quyết 13/2019/NQ-HĐND ngày 23/7/2019) |
Cơ sở |
14 |
140.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
140.000 |
16 |
Hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP (chi kiểm nghiệm, phân tích chất lượng sản phẩm; tư vấn đánh giá phân hạng sản phẩm; chi thưởng; hỗ trợ bao bì nhãn mác, gian hàng trưng bày; phát triển mở rộng quy mô, xúc tiến thương mại...) |
|
|
16.650 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
17 |
Hỗ trợ một số chi phí khác: Hệ thống tưới công nghệ tiên tiến, nhà màng, nhà kính... |
|
|
20.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
18 |
Chi phí quản lý |
|
|
5.000 |
|
1.000 |
|
1.000 |
|
1.000 |
|
1.000 |
|
1.000 |
|
TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRONG GIAI ĐOẠN 2021-2025
TT |
Hạng mục |
Tổng cộng (triệu đồng) |
Phân theo nguồn vốn (triệu đồng) |
Ghi chú |
|||||
Vốn NSNN |
Vốn ngoài NSNN |
||||||||
Cộng |
NSTW |
NSĐP |
Cộng |
Vốn DN tự đầu tư |
Vốn dân đóng góp |
||||
|
TỔNG CỘNG |
1.134.969,3 |
538.341.5 |
13.433 |
524.909 |
596.628 |
396.000 |
200.628 |
|
1 |
Hỗ trợ sản xuất lúa đặc sản, tập trung |
156.520 |
19.950 |
|
19.950 |
136.570 |
|
136.570 |
Nguồn vốn từ chính sách thực hiện đề án |
2 |
Hỗ trợ vôi cải tạo đất ruộng |
10.500 |
7.350 |
|
7.350 |
3.150 |
|
3.150 |
|
3 4 |
Sản xuất chè |
206.304 |
186.192 |
|
186.192 |
20.112 |
|
20.112 |
|
Phát triển và bảo tồn vùng chè cổ |
12.980 |
12.980 |
|
12.980 |
- |
|
|
||
5 |
Trồng mắc ca (Doanh nghiệp tự trồng) |
280.000 |
24.000 |
|
24.000 |
256.000 |
256.000 |
|
Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn vốn từ chính sách thực hiện đề án. Doanh nghiệp tự đầu tư kinh phí còn lại |
6 |
Hỗ trợ trồng cây ăn quả tập trung |
81.600 |
49.600 |
|
49.600 |
32.000 |
|
32.000 |
Nguồn vốn từ chính sách thực hiện đề án |
7 |
Trồng hoa, rau củ quả |
14.866 |
13.433 |
13.433 |
|
1.433 |
|
1.433 |
Nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu |
Trồng địa lan |
3.300 |
1.320 |
|
1.320 |
1.980 |
|
1.980 |
Nguồn vốn từ chính sách thực hiện đề án |
|
8 |
Chăn nuôi tập trung |
33.500 |
33.500 |
|
33.500 |
- |
|
0 |
|
9 |
Hỗ trợ nuôi cá lồng |
8.333 |
4.167 |
|
4.167 |
4.167 |
|
4.167 |
|
10 |
Hỗ trợ nuôi ong |
2.916 |
1.700 |
|
1.700 |
1.216 |
|
1.216 |
|
11 |
Chứng nhận quy trình sản xuất: VietGAP, hữu cơ.. |
2.500 |
2.500 |
|
2.500 |
- |
|
|
|
12 |
Xây dựng nhà máy sơ chế, chế biến |
280.000 |
140.000 |
|
140000 |
140.000 |
140.000 |
|
|
13 |
Hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP (chi kiểm nghiệm, phân tích chất lượng sản phẩm; tư vấn đánh giá phân hạng sản phẩm; chi thường; hỗ trợ bao bì nhãn mác, gian hàng trưng bày; phát triển mở rộng quy mô, xúc tiến thương mại...) |
16.650 |
16.650 |
|
16.650 |
|
|
|
|
14 |
Hỗ trợ chi phí khác: Nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới công nghệ tiên tiến... |
20.000 |
20.000 |
|
20.000 |
|
|
|
|
15 |
Chi phí quản lý |
5.000 |
5.000 |
|
5.000 |
- |
|
|
Chi phí quản lý bao gồm: Chi cho Ban chỉ đạo thực hiện đề án cấp tỉnh (UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, các Sở, ngành liên quan) đi hướng dẫn kiểm tra, giám sát UBND các huyện, thành phố trong việc thực hiện đề án; kinh phí hội nghị, hội thảo, sơ, tổng kết thực hiện đề án...
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG SẢN ĐỊNH HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA ĐẾN NĂM 2020
STT |
Nội dung |
ĐVT |
Tổng số |
Chia ra các huyện, thành phố |
|||||||
TP Lai Châu |
Than Uyên |
Tân Uyên |
Tam Đường |
Phong Thổ |
Sìn Hồ |
Nậm Nhùn |
Mường Tè |
||||
1 |
Lúa chất lượng tập trung |
Ha |
3.492 |
342 |
1.300 |
300 |
600 |
170 |
400 |
100 |
280 |
- |
Năng suất |
Tạ/ha |
50,93 |
50,15 |
50 |
45,0 |
53,9 |
55 |
23 |
50 |
50 |
- |
Sản lượng |
Tấn |
17.786 |
1.715 |
6.500 |
1.350 |
3.235 |
880 |
920 |
500 |
1.400 |
2 |
Chè |
Ha |
7.802 |
960 |
1.347 |
3.156 |
1.626 |
299,3 |
414 |
|
|
- |
Năng suất |
Tạ/ha |
85,0 |
117,00 |
49,5 |
66,8 |
68,0 |
20,9 |
5,0 |
0 |
0 |
- |
Sản lượng chè búp tươi |
Tấn |
40.000 |
10.200 |
2.175 |
20.000 |
7.500 |
75 |
50 |
|
|
3 |
Cây cao su |
Ha |
12.995,77 |
|
1.015 |
|
|
1.410 |
8.112 |
2.057 |
400,7 |
- |
Năng suất |
Tạ/ha |
9,63 |
|
|
|
|
12,75 |
9,37 |
5,92 |
0 |
- |
Sản lượng |
Tấn |
4.872 |
|
|
|
|
733 |
4.038 |
101 |
0 |
4 |
Cây mắc ca |
Ha |
3.806 |
269 |
1.049 |
819 |
693 |
177 |
141 |
190 |
469 |
- |
Năng suất |
Tạ/ha |
0 |
0 |
|
0 |
92 |
0 |
0 |
0 |
0 |
- |
Sản lượng |
Tấn |
70 |
|
|
1,0 |
69 |
0 |
|
|
|
5 |
Cây ăn quả ôn đới |
Ha |
958,98 |
47,2 |
12,4 |
47,0 |
196,0 |
231,4 |
235,7 |
28,0 |
161,3 |
- |
Đào |
Ha |
200,8 |
6,1 |
12,4 |
23,7 |
77,2 |
35,4 |
43 |
|
3,0 |
|
Năng suất |
Tạ/ha |
|
|
|
0 |
120 |
|
0 |
|
0 |
|
Sản lượng |
Tấn |
254 |
|
|
|
254 |
0 |
|
|
|
- |
Mận |
Ha |
293,6 |
31 |
|
10,9 |
36 |
53,3 |
52 |
|
110,3 |
|
Năng suất |
Tạ/ha |
|
|
|
|
36 |
|
0 |
|
0 |
|
Sản lượng |
Tấn |
19 |
|
|
|
19 |
0 |
|
|
|
- |
Lê |
Ha |
458,6 |
5 |
|
12,4 |
81,8 |
142,7 |
140,7 |
28 |
47,96 |
|
Năng suất |
Tạ/ha |
|
|
|
0 |
36 |
0 |
0 |
|
0 |
|
Sản lượng |
Tấn |
82 |
|
|
|
82 |
0 |
|
|
|
- |
Hồng |
Ha |
6 |
5 |
|
0 |
1 |
0 |
|
|
|
|
Năng suất |
Tạ/ha |
|
|
|
0 |
60 |
0 |
|
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
3 |
|
|
0 |
3 |
0 |
|
|
|
6 |
Cây chanh leo |
Ha |
46 |
|
5 |
31,1 |
6,6 |
0 |
|
3 |
|
- |
Năng suất |
Tạ/ha |
|
|
|
0 |
60 |
0 |
|
0 |
|
- |
Sản lượng |
Tấn |
39 |
|
|
|
39 |
- |
|
|
|
7 |
Cây có múi |
Ha |
458 |
51 |
58 |
9 |
190 |
43 |
82 |
19 |
5 |
- |
Trong đó: Cam |
Ha |
280 |
10 |
0 |
2 |
165,2 |
21 |
71 |
6 |
4,18 |
|
Năng suất |
Tạ/ha |
|
|
|
0 |
73 |
|
0 |
|
0 |
|
Sản lượng |
Tấn |
800 |
|
|
|
800 |
0 |
|
|
|
- |
Bưởi |
Ha |
178 |
42 |
58 |
8 |
25 |
22 |
10 |
13 |
1,3 |
|
Năng suất |
Tạ/ha |
|
|
|
0 |
|
|
|
|
0 |
|
Sản lượng |
Tấn |
0 |
|
|
|
|
0 |
|
|
|
8 |
Cây chuối |
Ha |
3.912 |
|
43 |
15 |
18 |
3.686 |
108 |
21 |
22 |
- |
Năng suất |
Tạ/ha |
115 |
|
|
0 |
|
142 |
0 |
0 |
0 |
- |
Sản lượng |
Tấn |
45.000 |
|
|
|
|
45.000 |
|
|
|
9 |
Cây nhiệt đới |
Ha |
1.282 |
0 |
47 |
62 |
41 |
266 |
360 |
286 |
220 |
- |
Mít |
Ha |
33 |
|
1 |
|
|
9 |
23 |
|
|
|
Năng suất |
Tạ/ha |
|
|
|
0 |
|
500 |
0 |
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
450 |
|
|
|
|
450 |
|
|
|
- |
Xoài |
Ha |
971 |
|
38 |
|
3,2 |
204,5 |
294,3 |
224,7 |
206,78 |
|
Năng suất |
Tạ/ha |
1.803 |
|
|
|
|
647 |
559 |
328 |
270 |
|
Sản lượng |
Tấn |
0 |
|
|
|
|
0 |
|
|
|
- |
Nhãn |
Ha |
278 |
|
8 |
62 |
37,7 |
53 |
43 |
61,7 |
13,00 |
|
Năng suất |
Tạ/ha |
|
|
25 |
24 |
12 |
28 |
3 |
15 |
13 |
|
Sản lượng |
Tấn |
486 |
|
20 |
149 |
46 |
150 |
13 |
90 |
16,52 |
10 |
Cây bơ |
Ha |
79,4 |
|
|
61,6 |
17,8 |
|
|
|
|
|
Năng suất |
Tạ/ha |
9 |
|
|
9,4 |
|
|
|
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
58 |
|
|
57,8 |
|
0 |
|
|
|
11 |
Cây rau, củ, quả |
Ha |
2.553 |
198,0 |
369 |
365 |
264 |
480 |
520 |
17 |
340,0 |
- |
Năng suất |
Tạ/ha |
67,46 |
92,22 |
88 |
80 |
35,61 |
96,79 |
26,25 |
92 |
61,94 |
- |
Sản lượng |
Tấn |
17.220 |
1.826 |
3.265 |
2.920 |
940 |
4.646 |
1.365 |
152 |
2.106,0 |
12 |
Cây hoa |
Ha |
78 |
60 |
1,9 |
|
15,87 |
0 |
|
|
|
- |
Hoa hồng |
Ha |
76 |
60 |
1,2 |
|
14,67 |
0 |
|
|
|
|
Năng suất |
bông/ha |
2.427 |
214 |
0,0 |
0 |
380 |
0 |
|
|
|
|
Sản lượng |
Ngnin |
18.415 |
12.840 |
|
|
5.575 |
0 |
|
|
|
- |
Cúc |
Ha |
17 |
|
0,5 |
|
1,2 |
0 |
|
|
|
|
Năng suất |
bông/ha |
|
|
0,0 |
0 |
315.875 |
0 |
|
|
|
|
Sản lượng |
Nghìn bông |
16.487 |
|
|
|
379 |
0 |
|
|
16.108 |
- |
Lyli |
Ha |
0,2 |
|
0,2 |
|
0 |
|
|
|
|
|
Năng suất |
bông/ha |
0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sản lượng |
Nghìn bông |
0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Địa lan |
Chậu |
63.130 |
|
|
|
|
63.008 |
122 |
|
|
|
Năng suất |
Bông/chậu |
11 |
|
|
|
|
11,0 |
10,6 |
|
|
|
Sản lượng |
Bông |
694.381 |
|
|
|
|
693.088 |
1.293 |
|
|
13 |
Cây dược liệu |
|
8.418 |
33 |
280 |
850 |
1.637 |
1.571 |
511 |
189 |
3.348 |
- |
Thảo quả |
Ha |
6.195 |
32,93 |
280 |
850 |
1.531 |
1.055 |
416 |
|
2.029,5 |
|
Năng suất |
Tạ/ha |
|
4,86 |
5,71 |
2,5 |
2,4 |
1,6 |
0 |
|
0 |
|
Sản lượng |
Tấn |
867 |
16 |
160 |
215 |
307 |
169 |
|
|
|
- |
Sơn tra |
Ha |
2.060 |
9 |
537,13 |
533,5 |
239 |
117,65 |
623 |
|
|
|
Năng suất |
Tạ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
1.624 |
|
|
|
1.624 |
|
|
|
|
- |
Quế |
Ha |
7.356,3 |
|
797,7 |
3012,6 |
4,0 |
|
2184,2 |
448,4 |
909,4 |
|
Năng suất |
Tạ/ha |
0 |
|
|
0 |
0 |
|
0 |
0 |
0 |
|
Sản lượng |
Tấn |
0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Sa nhân |
Ha |
1.984 |
|
|
|
105,7 |
311,64 |
59 |
189 |
1.318,41 |
|
Năng suất |
Tạ/ha |
0 |
|
|
0 |
2 |
|
4 |
0 |
0 |
|
Sản lượng |
Tấn |
40 |
|
|
|
15,9 |
|
24 |
|
|
- |
Đỗ trọng |
Ha |
10 |
|
|
|
|
|
10 |
|
|
|
Năng suất |
Tạ/ha |
5 |
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
5 |
|
|
|
|
|
5 |
|
|
- |
Cây khác |
Ha |
230 |
|
|
|
|
203,79 |
26 |
|
|
|
Năng suất |
Tạ/ha |
89 |
|
|
|
|
87,30 |
100 |
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
2.039 |
|
|
|
|
1.779 |
260 |
|
|
14 |
Cây Sắn |
ha |
5.129 |
|
570 |
530 |
280 |
745 |
1.129 |
673 |
1.199 |
|
Năng suất |
Tạ/ha |
85 |
|
107 |
117 |
99 |
91 |
93 |
56 |
61 |
|
Sản lượng |
Tấn |
43.478 |
|
6.079 |
6.196 |
2.769 |
6.756 |
10.499 |
3.769 |
7.344 |
15 |
Tổng đàn gia súc |
Con |
304.865 |
14.859 |
50.600 |
39.506 |
29.770 |
38.588 |
69.054 |
26.130 |
36.358 |
|
Trâu |
Con |
93.758 |
1.953 |
14.170 |
18.360 |
7.136 |
10.582 |
25.494 |
8.731 |
7.332 |
|
Sản lượng thịt hơi |
Tấn |
1.652 |
95,0 |
262,0 |
261,5 |
261,3 |
262,2 |
272,0 |
87,5 |
150,0 |
|
Bò |
Con |
21.675 |
640 |
5.645 |
2.046 |
200 |
895 |
3.115 |
4.378 |
4.756 |
|
Sản lượng thịt hơi |
Tấn |
395 |
24 |
62,50 |
62 |
61,8 |
63 |
65 |
21,0 |
36 |
|
Lợn |
Con |
189.432 |
12.266 |
30.785 |
19.100 |
22.434 |
27.111 |
40.445 |
13.021 |
24.270 |
|
Sản lượng thịt hơi |
Tấn |
10.100 |
1.700 |
1.200 |
1.500 |
1.300 |
1.300 |
1.600 |
500 |
1.000 |
16 |
Tổng đàn ong |
Đàn |
3.620 |
400 |
600 |
500 |
490 |
700 |
380 |
450 |
100 |
|
Sản lượng |
1.000 lit |
9,0 |
1,5 |
1,2 |
2,0 |
1,0 |
1,1 |
0,9 |
1,1 |
0,1 |
17 |
Thể tích nuôi cá lồng |
M3 |
98.818 |
|
45.072 |
16.740 |
|
|
11.340 |
15.316 |
10.350 |
- |
Năng suất |
Kg/m3 |
5,26 |
|
5,61 |
5,6 |
|
|
4,1 |
5,3 |
4,4 |
- |
Sản lượng |
Tấn |
520 |
|
253 |
93,74 |
|
|
46,5 |
80,77 |
45,96 |
TỔNG HỢP CÁC NGUỒN VỐN ĐÃ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN SẢN XUẤT HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
ĐVT: Triệu đồng
STT |
Nội dung |
Tổng cộng |
Chia ra các huyện |
|||||||
TP Lai Châu |
Than Uyên |
Tân Uyên |
Tam Đường |
Sìn Hồ |
Phong Thổ |
Nậm Nhùn |
Mường Tè |
|||
|
Tổng |
570.704,19 |
19.742,18 |
75.977,71 |
194.215,5 |
100.245,17 |
38.662,89 |
53.588,20 |
41.117,53 |
47.155 |
1 |
Hỗ trợ sản xuất lúa hàng hóa theo Quyết định số 29/2016/QĐ-UBND |
53.843,58 |
767,64 |
7.016,87 |
811,7 |
15.161,0 |
|
29.882 |
204,37 |
0 |
2 |
Hỗ trợ theo đề án chè |
192.219,38 |
6.235,57 |
61.724,85 |
52.174,1 |
40.654,7 |
21.167,89 |
10.262,27 |
|
0 |
3 |
Hỗ trợ theo đề án mắc ca |
22.445,10 |
3.012,97 |
1.005 |
5.451,4 |
2.884,8 |
|
2.188,93 |
1.293 |
6.609 |
4 |
Hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung theo Quyết định số 29/2016/QĐ-UBND |
4.894,45 |
776 |
|
|
395,0 |
|
|
2.584,45 |
1.139 |
5 |
Hỗ trợ cơ sở hạ tầng vùng sản xuất |
174.983,20 |
6.750 |
|
121.426,2 |
24.691,0 |
17.495 |
3.600 |
|
1.021 |
6 |
Hỗ trợ sản xuất hàng hóa tập trung từ các mô hình, dự án khác (Chương trình 30a, 135, khuyến nông,...) |
122.318,48 |
2.200 |
6.231 |
14.352,1 |
16.458,7 |
|
7.655 |
37.035,71 |
38.386 |
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA TẬP TRUNG ĐẾN NĂM 2025 , ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
STT |
Nội dung |
ĐVT |
Mục tiêu đến năm 2025 |
Định hướng đến năm 2030 |
||||||||||||||||
Tổng số |
Chia ra các huyện, thành phố |
Tổng số |
Chia ra các huyện, thành phố |
|||||||||||||||||
TP Lai Châu |
Than Uyên |
Tân Uyên |
Tam Đường |
Phong Thổ |
Sìn Hồ |
Nậm Nhũn |
Mường Tè |
TP Lai Châu |
Than Uyên |
Tân Uyên |
Tam Đường |
Phong Thổ |
Sìn Hồ |
Nậm Nhùn |
Mường Tè |
|||||
1 |
Lúa tập trung, lúa đặc sản |
Ha |
3.500 |
300 |
1.500 |
500 |
600 |
160 |
200 |
100 |
140 |
3.500 |
300 |
1.500 |
500 |
600 |
160 |
200 |
100 |
140 |
|
Năng suất |
Tạ/ha |
51 |
51,5 |
51,8 |
45,0 |
54,2 |
55 |
48 |
50 |
50 |
51 |
51,5 |
51,8 |
45,0 |
54,2 |
55 |
48 |
50 |
50 |
|
Sản lượng |
Tấn |
17.850 |
l.545 |
7.765 |
2.250 |
3.250 |
880 |
960 |
500 |
700 |
17.850 |
1.545 |
7.765 |
2.250 |
3.250 |
880 |
960 |
500 |
700 |
2 |
Chè |
Ha |
10.202 |
1.020 |
2.027 |
3.576 |
2.026 |
839 |
714 |
|
|
10.202 |
1.020 |
2.027 |
3.576 |
2.026 |
839 |
714 |
|
|
|
Năng suất |
Tạ/ha |
68,0 |
114,9 |
60,0 |
62,9 |
82,6 |
55,0 |
4,9 |
|
|
90 |
120 |
80 |
114 |
90 |
72 |
75 |
|
|
|
Sản lượng chè búp tươi |
Tấn |
60.000 |
10.000 |
10.450 |
20.500 |
16.000 |
2.800 |
250 |
|
|
90.000 |
12.000 |
12.000 |
40.000 |
19.000 |
4.000 |
3.000 |
|
|
3 |
Cây cao su |
Ha |
12.995,8 |
|
1.015 |
|
|
1.410 |
8.112 |
2.057 |
400,7 |
12.995,8 |
|
1.015 |
|
|
1.410 |
8.112 |
2.057 |
400,7 |
- |
Năng suất |
Tạ/ha |
11 |
|
7 |
0 |
|
10 |
12 |
9 |
4 |
15 |
|
15 |
|
|
15 |
16 |
15 |
15 |
- |
Sản lượng |
Tấn |
14.240 |
|
660 |
|
|
1.400 |
10.100 |
1.900 |
180 |
20.000 |
|
1.523 |
|
|
2.116 |
12.675 |
3.086 |
601 |
4 |
Cây mắc ca |
Ha |
7.806 |
269 |
1.714 |
1.919 |
1.493 |
807 |
515 |
190 |
900 |
19.883 |
269 |
2.714 |
4.619 |
2.293 |
1.684 |
1.315 |
190 |
6.800 |
- |
Trong đó trồng mới |
Ha |
4.000 |
0 |
665 |
1.100 |
800 |
630 |
374 |
0 |
431 |
12.077 |
0 |
1.000,0 |
2.700 |
800 |
877 |
800 |
0 |
5.900 |
5 |
Diện tích cây ăn quả |
Ha |
6.871 |
51 |
198 |
606 |
469 |
4.246 |
490 |
361 |
452 |
9.821 |
51 |
600 |
1.110 |
1.054 |
4.441 |
1.345 |
522 |
700 |
|
Trong đó trồng mới |
Ha |
1.600 |
0 |
50 |
520 |
220 |
250 |
300 |
50 |
210 |
2.950 |
0 |
402 |
504 |
585 |
195 |
855 |
161 |
248 |
6 |
Cây hoa, rau |
Ha |
200 |
80 |
|
50 |
70 |
|
|
|
|
200 |
80 |
|
50 |
70 |
|
|
|
|
- |
Trồng mới |
Ha |
120 |
20 |
|
50 |
50 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Địa lan |
Chậu |
74.150 |
|
|
|
|
74.000 |
150 |
|
|
74.150 |
|
|
|
|
74.000 |
150 |
|
|
7 |
Tổng đàn gia súc |
Con |
54.555 |
3.260 |
2.120 |
13.185 |
6.000 |
20.060 |
200 |
1.730 |
8.000 |
86.365 |
3.010 |
2.250 |
31.675 |
12.300 |
20.100 |
1.500 |
4.530 |
II.000 |
- |
Trâu tập trung |
Con |
1.960 |
|
100 |
855 |
375 |
|
100 |
530 |
|
3.710 |
|
150 |
1.155 |
975 |
|
400 |
1.030 |
|
|
Số Doanh nghiệp, HTX, Tổ hợp tác nuôi |
Cơ sở |
22 |
0 |
1 |
7 |
3 |
|
1 |
10 |
|
35 |
|
1 |
10 |
6 |
|
4 |
14 |
|
- |
Bò |
Con |
885 |
150 |
120 |
330 |
125 |
60 |
|
100 |
|
1.495 |
50 |
200 |
520 |
325 |
100 |
100 |
200 |
|
|
Số Doanh nghiệp, HTX, Tổ hợp tác nuôi |
Cơ sở |
14 |
3 |
1 |
6 |
1 |
1 |
|
2 |
|
19 |
1 |
1 |
8 |
2 |
2 |
1 |
4 |
|
- |
Lợn |
Con |
51.710 |
3.110 |
1.900 |
12.000 |
5.500 |
20.000 |
100 |
1.100 |
8.000 |
81.160 |
2.960 |
1.900 |
30.000 |
11.000 |
20.000 |
1.000 |
3.300 |
11.000 |
|
Số Doanh nghiệp, HTX, Tổ hợp tác nuôi |
Cơ sở |
28 |
6 |
6 |
6 |
4 |
1 |
1 |
2 |
2 |
47 |
5 |
6 |
10 |
11 |
I |
10 |
2 |
2 |
8 |
Chăn nuôi ngựa tập trung |
Con |
290 |
30 |
|
|
60 |
100 |
100 |
|
|
360 |
80 |
|
|
80 |
100 |
100 |
|
|
|
Cơ sở chăn nuôi tập trung |
Cơ sở |
6 |
1 |
|
|
1 |
2 |
2 |
|
|
6 |
1 |
|
|
I |
2 |
2 |
|
|
9 |
Chăn nuôi dê tập trung |
Con |
740 |
|
120 |
130 |
|
180 |
210 |
|
100 |
780 |
|
160 |
130 |
|
180 |
210 |
|
100 |
|
Cơ sở chăn nuôi tập trung |
Cơ sở |
12 |
|
2 |
2 |
|
3 |
3 |
|
2 |
12 |
|
2 |
2 |
|
3 |
3 |
|
2 |
10 |
Chăn nuôi thỏ tập trung |
Con |
6.000 |
1.000 |
2.000 |
2.000 |
|
|
1.000 |
|
|
11.000 |
1.000 |
2.000 |
7.000 |
|
|
1.000 |
|
|
|
Cơ sở chăn nuôi tập trung |
Cơ sở |
6 |
2 |
1 |
2 |
|
|
1 |
|
|
8 |
2 |
1 |
4 |
|
|
1 |
|
|
11 |
Tổng đàn ong |
Đàn |
4.389 |
870 |
600 |
710 |
800 |
609 |
500 |
100 |
200 |
6.219 |
870 |
650 |
1.500 |
1.000 |
809 |
680 |
510 |
200 |
|
Số Doanh nghiệp, HTX, Tổ hợp tác nuôi |
Cơ sở |
17 |
4 |
3 |
2 |
4 |
0 |
|
|
4 |
23 |
3 |
5 |
2 |
4 |
0 |
5 |
|
4 |
|
Sản lượng |
.000 1: |
25,30 |
4,3 |
3,3 |
4,5 |
6 |
3 |
3 |
1 |
1 |
46,7 |
5 |
5 |
12 |
8 |
6 |
5 |
4 |
2 |
12 |
Thể tích nuôi cá lồng |
M3 |
45.000 |
|
25.000 |
5.000 |
|
|
5.000 |
5.000 |
5.000 |
72.000 |
|
40.000 |
8.000 |
|
|
8.000 |
8.000 |
8.000 |
- |
Số Doanh nghiệp, HTX, Tổ hợp tác nuôi |
Cơ sở |
16 |
|
6 |
2 |
|
|
2 |
3 |
3 |
20 |
|
7 |
3 |
|
|
3 |
4 |
3 |
13 |
Thể tích nuôi cá nước lạnh |
M3 |
18.000 |
|
|
|
15.000 |
3.000 |
|
|
|
23.087 |
|
|
1.000 |
19.000 |
2.087 |
1.000 |
|
|
- |
Số Doanh nghiệp, HTX, Tổ hợp tác nuôi |
Cơ sở |
9 |
|
|
|
6 |
3 |
|
|
|
12 |
|
|
1 |
7 |
3 |
1 |
|
|
DỰ KIẾN DANH MỤC ĐẦU TƯ CÁC NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HÀNG HÓA
STT |
Nhà máy |
Số lượng (cơ sở) |
Công suất |
Ghi chú |
|
Tổng số |
14 |
|
|
1 |
Chế biến gạo |
1 |
|
|
- |
Xã Phúc Than - Than Uyên |
1 |
100 tấn/ngày |
Đã phê duyệt danh mục dự án tại Quyết định 1587/QĐ-UBND |
2 |
Chế biến mắc ca |
3 |
|
|
- |
Xã Mường Kim - Than Uyên |
1 |
2.500-4.000 tấn quả/năm |
Đã phê duyệt chủ trương đầu tư |
- |
Xã Mường So - Phong Thổ |
1 |
500 tấn quả/năm |
|
- |
Mường Tè |
1 |
|
Chưa được phê duyệt danh mục đầu tư |
3 |
Chế biến cao su |
2 |
|
|
|
Xã Nậm Tăm - Sìn Hồ |
1 |
5.000 tấn mủ/năm |
Đã phê duyệt chủ trương đầu tư |
|
Xã Lê Lợi - Nậm Nhùn |
1 |
|
Chưa được phê duyệt danh mục đầu tư |
4 |
Chế biến chè |
4 |
|
|
- |
Xã Xà Dề Phìn hoặc thị trấn Sìn Hồ - Sìn Hồ |
|
15 tấn búp/ngày |
Đã phê duyệt chủ trương đầu tư |
- |
Xã Mường Kim - Than Uyên |
|
40 tấn búp/ngày |
Đã phê duyệt danh mục dự án tại Quyết định 1587/QĐ-UBND |
- |
Xã Mường Khoa - Tân Uyên |
|
20 tấn búp/ngày |
|
- |
Xã Sin Súi Hồ - Phong Thổ |
|
4.000 tấn búp/năm |
|
5 |
Chế biến quả tươi |
2 |
|
|
5.1 |
Chế biến chanh leo (tại Tân Uyên hoặc Tam Đường) |
1 |
1.100 |
Đã phê duyệt danh mục dự án tại Quyết định 1587/QĐ-UBND |
5.2 |
Sơ chế, chế biến chuối |
1 |
|
|
- |
Huyện Phong Thổ |
1 |
50.000 tấn/năm |
Đã phê duyệt danh mục dự án tại Quyết định 1587/QĐ-UBND |
6 |
Chế biến quế tại Tân Uyên |
2 |
|
|
- |
Tân Uyên |
1 |
40 tấn sản phẩm/năm |
Đã phê duyệt danh mục dự án tại Quyết định 1587/QĐ-UBND |
- |
Mường Tè |
1 |
|
Chưa được phê duyệt danh mục đầu tư |
DỰ KIẾN ĐỊA ĐIỂM TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
STT |
Nội dung |
ĐVT |
Tổng số |
Chia theo các huyện, thành phố |
|||||||
TP Lai Châu |
Tam Đường |
Tân Uyên |
Than Uyên |
Phong Thổ |
Sìn Hồ |
Nậm Nhùn |
Mường Tè |
||||
1 |
Diện tích lúa tập trung, đặc sản |
Ha |
3.500 |
300 |
600 |
500 |
1.500 |
160 |
200 |
100 |
140 |
2 |
Chè trồng mới |
Ha |
2.400 |
60 |
400 |
420 |
680 |
540 |
300 |
0 |
0 |
3 |
Cây mắc ca |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Trồng mới đến năm 2025 |
Ha |
4.000 |
0 |
800 |
1.100 |
665 |
630 |
374 |
0 |
431 |
- |
Trồng mới đến năm 2030 |
Ha |
12.077 |
0 |
800 |
2.700 |
1.000 |
877 |
800 |
0 |
5.900 |
4 |
Cây hoa, rau |
Ha |
200 |
80 |
70 |
50 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
Hoa lan |
Chậu |
74.150 |
|
0 |
0 |
0 |
74.000 |
150 |
0 |
0 |
5 |
Cây ăn quả tập trung |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.1 |
Cây ăn quả trồng mới đến năm 2025 |
|
1.600 |
0 |
220 |
520 |
50 |
250 |
300 |
50 |
210 |
5.2 |
Cây ăn quả trồng mới đến năm 2030 |
Ha |
2.985 |
0 |
560 |
504 |
402 |
250 |
855 |
161 |
253 |
6 |
Chăn nuôi tập trung |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6.1 |
Chăn nuôi đến năm 2025 |
Con |
54.555 |
3.260 |
6.000 |
13.185 |
2.120 |
20.060 |
200 |
1.730 |
8.000 |
- |
Chăn nuôi trâu (con) |
Con |
1.960 |
0 |
375 |
855 |
100 |
0 |
100 |
530 |
0 |
|
Cơ sở chăn nuôi tập trung |
Cơ sở |
22 |
0 |
3 |
7 |
1 |
0 |
1 |
10 |
0 |
- |
Chăn nuôi bò (con) |
Con |
885 |
150 |
125 |
330 |
120 |
60 |
0 |
100 |
0 |
|
Cơ sở chăn nuôi tập trung |
Cơ sở |
14 |
3 |
1 |
6 |
1 |
1 |
0 |
2 |
0 |
- |
Chăn nuôi lợn(con) |
Con |
51.710 |
3.110 |
5.500 |
12.000 |
1.900 |
20.000 |
100 |
1.100 |
8.000 |
|
Cơ sở chăn nuôi tập trung |
Cơ sở |
28 |
6 |
4 |
6 |
6 |
1 |
1 |
2 |
2 |
6.2 |
Chăn nuôi đến năm 2030 |
Con |
86.365 |
3.010 |
12.300 |
31.675 |
2.250 |
20.100 |
1.500 |
4.53« |
11.000 |
- |
Chăn nuôi trâu (con) |
Con |
3.710 |
0 |
975 |
1.155 |
150 |
0 |
400 |
1.030 |
0 |
|
Cơ sở chăn nuôi tập trung |
Cơ sở |
35 |
|
6 |
10 |
1 |
|
4 |
14 |
0 |
- |
Chăn nuôi bò (con) |
Con |
1.495 |
50 |
325 |
520 |
200 |
100 |
100 |
200 |
0 |
|
Cơ sở chăn nuôi tập trung |
Cơ sở |
19 |
1 |
2 |
8 |
1 |
2 |
1 |
4 |
0 |
- |
Chăn nuôi lợn(con) |
Con |
81.160 |
2.960 |
11.000 |
30.000 |
1.900 |
20.000 |
1.000 |
3.300 |
11.000 |
|
Cơ sở chăn nuôi tập trung |
Cơ sở |
47 |
5 |
11 |
10 |
6 |
1 |
10 |
2 |
2 |
7 |
Nuôi ngựa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7.1 |
Chăn nuôi ngựa đến năm 2025 |
Con |
290 |
30 |
60 |
|
|
100 |
100 |
|
|
|
Cơ sở chăn nuôi tập trung |
Cơ sở |
6 |
1 |
1 |
|
|
2 |
2 |
|
|
7.2 |
Chăn nuôi ngựa đến năm 2030 |
Con |
360 |
80 |
80 |
|
|
100 |
100 |
|
|
|
Cơ sở chăn nuôi tập trung |
Cơ sở |
6 |
1 |
1 |
|
|
2 |
2 |
|
|
8 |
Nuôi dê |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8.1 |
Chăn nuôi dê đến năm 2025 |
Con |
740 |
|
|
130 |
120 |
180 |
210 |
|
100 |
|
Cơ sở chăn nuôi tập trung |
Cơ sở |
12 |
|
|
2 |
2 |
3 |
3 |
|
2 |
8.2 |
Chăn nuôi dê đến năm 2030 |
Con |
780 |
|
|
130 |
160 |
180 |
210 |
|
100 |
|
Cơ sở chăn nuôi tập trung |
Cơ sở |
12 |
|
|
2 |
2 |
3 |
3 |
|
2 |
9 |
Nuôi thỏ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9.1 |
Chăn nuôi thỏ đến năm 2025 |
Con |
6.000 |
1.000 |
|
2.000 |
2.000 |
|
1.000 |
|
|
|
Cơ sở chăn nuôi tập trung |
Cơ sở |
6 |
2 |
|
2 |
1 |
|
1 |
|
|
9.2 |
Chăn nuôi thỏ đến năm 2030 |
Con |
11.000 |
1.000 |
|
7.000 |
2.000 |
|
1.000 |
|
|
|
Cơ sở chăn nuôi tập trung |
Cơ sở |
8 |
2 |
|
4 |
1 |
|
1 |
|
|
10 |
Nuôi ong |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10.1 |
Tổng đàn ong đến năm 2025 |
Đàn |
4.389 |
870 |
800 |
710 |
600 |
609 |
500 |
100 |
200 |
|
Số cơ sở. |
Cơ sở |
17 |
4 |
4 |
2 |
3 |
0 |
0 |
0 |
4 |
10.2 |
Tổng đàn ong đến năm 2030 |
Đàn |
6.219 |
870 |
1.000 |
1.500 |
650 |
809 |
680 |
510 |
200 |
|
Số cơ sở. |
Cơ sở |
23 |
4 |
3 |
2 |
5 |
0 |
5 |
0 |
4 |
11 |
Nuôi cá lồng và cả nước lạnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11.1. |
Nuôi cá lồng đến 2025 |
m3 |
45.000 |
0 |
0 |
5.000 |
25.000 |
0 |
5.000 |
5.000 |
5.000 |
|
Số cơ sở, |
Cơ sở |
16 |
0 |
0 |
2 |
6 |
0 |
2 |
3 |
3 |
11.2 |
Nuôi cá nước lạnh đến 2025 |
m3 |
18.000 |
0 |
15.913 |
|
0 |
2.087 |
0 |
0 |
0 |
|
Số cơ sở, |
Cơ sở |
9 |
0 |
6 |
0 |
0 |
3 |
0 |
0 |
0 |
11.3 |
Nuôi cá lồng đến 2030 |
m3 |
72.000 |
0 |
0 |
8.000 |
40.000 |
0 |
8.000 |
8.000 |
8.000 |
|
Số cơ sở |
Cơ sở |
20 |
0 |
0 |
3 |
7 |
0 |
3 |
4 |
3 |
11.4 |
Nuôi cá nước lạnh đến 2030 |
m3 |
32.087 |
0 |
19.000 |
10.000 |
0 |
2.087 |
1.000 |
0 |
0 |
|
Số cơ sở, |
Cơ sở |
12 |
0 |
7 |
1 |
0 |
3 |
1 |
0 |
0 |
12 |
Xây dựng nhà máy, cơ sở chế biến |
Cơ sở |
14 |
0 |
1 |
2 |
3 |
3 |
2 |
1 |
2 |
- |
Chế biến gạo |
Cơ sở |
1 |
0 |
|
|
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
Chế biến chè |
Cơ sở |
4 |
0 |
0 |
1 |
1 |
1 |
1 |
0 |
0 |
- |
Chế biến quả tươi (chuối, chanh leo) |
Cơ sở |
2 |
0 |
1 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
|
Chế biến mắc ca |
Cơ sở |
3 |
0 |
0 |
0 |
1 |
1 |
0 |
0 |
1 |
|
Chế biến cao su |
Cơ sở |
2 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
1 |
0 |
|
Chế biến quế |
Cơ sở |
2 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
|
0 |
1 |
Ghi chú: Đối với nội dung trồng cây ăn quả tập trung: Trồng cây ăn quả nhiệt đới tại vùng có khí hậu nhiệt đới, độ cao dưới 500 m, thuộc vùng dọc sông Đà, sông Nậm Na, thuộc các huyện Phong Thổ, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Mường Tè và huyện Than Uyên (vùng giáp ranh với huyện Quỳnh Nhai của tỉnh Sơn La); trồng chuối tại huyện Sìn Hồ, Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, Mường Tè, Phong Thổ; trồng chanh leo tại các huyện Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường và một số vùng lân cận có điều kiện phù hợp.