Quyết định 16/2025/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Thủy lợi thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đồng Tháp
Số hiệu | 16/2025/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 09/07/2025 |
Ngày có hiệu lực | 09/07/2025 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đồng Tháp |
Người ký | Trần Trí Quang |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2025/QĐ-UBND |
Đồng Tháp, ngày 09 tháng 7 năm 2025 |
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 16 tháng 6 năm 2025;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 19 tháng 02 năm 2025; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 25 tháng 6 năm 2025;
Căn cứ Nghị định số 78/2025/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 150/2025/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Thông tư số 19/2025/TT-BNNMT ngày 19 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tại Tờ trình số 15/TTr-SNNMT ngày 04 tháng 7 năm 2025;
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Thủy lợi thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đồng Tháp.
1. Chi cục Thủy lợi là tổ chức hành chính thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường thực hiện chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về thủy lợi, bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hồ chứa nước, đê điều, phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật.
2. Chi cục Thủy lợi có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Nông nghiệp và Môi trường; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Quản lý và Xây dựng công trình thuỷ lợi, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai.
1. Tham mưu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong phạm vi quản lý về chuyên ngành, lĩnh vực của Chi cục.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về công tác thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
3. Về thủy lợi
a) Tham mưu Sở Nông nghiệp và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện: quyết định phê duyệt, công bố kết quả điều tra cơ bản thủy lợi, quy trình vận hành công trình thủy lợi thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh; quyết định giao tổ chức quản lý hoặc phân cấp quản lý công trình thủy lợi (bao gồm công trình thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 02 tỉnh trở lên theo Danh mục phân giao quản lý công trình thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành), quy định cụ thể phạm vi vùng phụ cận, phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; phê duyệt phương án ứng phó thiên tai trong quá trình thi công, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đối với đập, hồ chứa nước; phương án huy động lực lượng, vật tư, phương tiện bảo vệ công trình thủy lợi khi xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố; quy mô thủy lợi nội đồng; kinh phí đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
b) Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu Sở Nông nghiệp và Môi trường trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hoặc phân cấp phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước (bao gồm đập, hồ chứa nước do Bộ Nông nghiệp và Môi trường quản lý), công trình thủy lợi khác theo thẩm quyền trên địa bàn tỉnh; cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép cho các hoạt động trong lĩnh vực thủy lợi thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định;
c) Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tại địa phương tham mưu Sở Nông nghiệp và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh định giá cụ thể của sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi; sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác theo quy định của pháp luật;
d) Tham mưu xây dựng phương án phát triển mạng lưới thủy lợi theo quy định của pháp luật; các nội dung liên quan đến thủy lợi trong quy hoạch tỉnh, quy hoạch thủy lợi và quy hoạch ngành quốc gia theo quy định;
đ) Tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân cấp quản lý các hồ chứa nước, công trình thủy lợi, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, khai thác, sử dụng và bảo vệ các hồ chứa nước, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh thuộc nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh;
e) Tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức thực hiện việc quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi; thống kê, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thủy lợi theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;
g) Tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về quản lý, khai thác và bảo vệ, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi;
h) Tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra công tác tưới, tiêu, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định;
i) Theo dõi, giám sát, quan trắc diễn biến bồi lắng, xói lở công trình thủy lợi; hướng dẫn, quản lý việc tổ chức thực hiện khai thác, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm, an toàn, có hiệu quả nguồn nước từ các công trình thủy lợi; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý vận hành, điều tiết nguồn nước của các hệ thống công trình thủy lợi; tổ chức quan trắc, dự báo, cảnh báo về lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, ngập lụt, úng, số lượng, chất lượng nước trong hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh;
k) Tham mưu Sở Nông nghiệp và Môi trường xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách, hướng dẫn thực hiện về phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
4. Về đê điều và phòng, chống thiên tai
a) Tham mưu Sở Nông nghiệp và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện: kế hoạch phòng, chống thiên tai; quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng công trình phòng, chống thiên tai của địa phương theo phân công; tiêu chuẩn, định mức sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai; tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh; quyết định về tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu, hệ thống quan trắc, theo dõi, giám sát chuyên dùng phòng, chống thiên tai; quyết định phê duyệt, công bố kết quả điều tra cơ bản về phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh; quyết định về lực lượng chuyên trách quản lý đê điều, lực lượng quản lý đê nhân dân; chế độ, chính sách đối với lực lượng quản lý đê nhân dân, lực lượng tuần tra, canh gác đê; cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều; sử dụng bãi sông, bãi nổi, cù lao liên quan đến thoát lũ và đê điều; chấp thuận việc xây dựng, cải tạo công trình giao thông có liên quan đến đê điều; quyết định phê duyệt các phương án hộ đê;
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2025/QĐ-UBND |
Đồng Tháp, ngày 09 tháng 7 năm 2025 |
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 16 tháng 6 năm 2025;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 19 tháng 02 năm 2025; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 25 tháng 6 năm 2025;
Căn cứ Nghị định số 78/2025/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 150/2025/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Thông tư số 19/2025/TT-BNNMT ngày 19 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tại Tờ trình số 15/TTr-SNNMT ngày 04 tháng 7 năm 2025;
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Thủy lợi thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đồng Tháp.
1. Chi cục Thủy lợi là tổ chức hành chính thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường thực hiện chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về thủy lợi, bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hồ chứa nước, đê điều, phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật.
2. Chi cục Thủy lợi có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Nông nghiệp và Môi trường; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Quản lý và Xây dựng công trình thuỷ lợi, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai.
1. Tham mưu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong phạm vi quản lý về chuyên ngành, lĩnh vực của Chi cục.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về công tác thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
3. Về thủy lợi
a) Tham mưu Sở Nông nghiệp và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện: quyết định phê duyệt, công bố kết quả điều tra cơ bản thủy lợi, quy trình vận hành công trình thủy lợi thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh; quyết định giao tổ chức quản lý hoặc phân cấp quản lý công trình thủy lợi (bao gồm công trình thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 02 tỉnh trở lên theo Danh mục phân giao quản lý công trình thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành), quy định cụ thể phạm vi vùng phụ cận, phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; phê duyệt phương án ứng phó thiên tai trong quá trình thi công, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đối với đập, hồ chứa nước; phương án huy động lực lượng, vật tư, phương tiện bảo vệ công trình thủy lợi khi xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố; quy mô thủy lợi nội đồng; kinh phí đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
b) Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu Sở Nông nghiệp và Môi trường trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hoặc phân cấp phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước (bao gồm đập, hồ chứa nước do Bộ Nông nghiệp và Môi trường quản lý), công trình thủy lợi khác theo thẩm quyền trên địa bàn tỉnh; cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép cho các hoạt động trong lĩnh vực thủy lợi thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định;
c) Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tại địa phương tham mưu Sở Nông nghiệp và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh định giá cụ thể của sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi; sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác theo quy định của pháp luật;
d) Tham mưu xây dựng phương án phát triển mạng lưới thủy lợi theo quy định của pháp luật; các nội dung liên quan đến thủy lợi trong quy hoạch tỉnh, quy hoạch thủy lợi và quy hoạch ngành quốc gia theo quy định;
đ) Tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân cấp quản lý các hồ chứa nước, công trình thủy lợi, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, khai thác, sử dụng và bảo vệ các hồ chứa nước, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh thuộc nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh;
e) Tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức thực hiện việc quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi; thống kê, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thủy lợi theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;
g) Tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về quản lý, khai thác và bảo vệ, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi;
h) Tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra công tác tưới, tiêu, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định;
i) Theo dõi, giám sát, quan trắc diễn biến bồi lắng, xói lở công trình thủy lợi; hướng dẫn, quản lý việc tổ chức thực hiện khai thác, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm, an toàn, có hiệu quả nguồn nước từ các công trình thủy lợi; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý vận hành, điều tiết nguồn nước của các hệ thống công trình thủy lợi; tổ chức quan trắc, dự báo, cảnh báo về lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, ngập lụt, úng, số lượng, chất lượng nước trong hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh;
k) Tham mưu Sở Nông nghiệp và Môi trường xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách, hướng dẫn thực hiện về phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
4. Về đê điều và phòng, chống thiên tai
a) Tham mưu Sở Nông nghiệp và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện: kế hoạch phòng, chống thiên tai; quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng công trình phòng, chống thiên tai của địa phương theo phân công; tiêu chuẩn, định mức sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai; tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh; quyết định về tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu, hệ thống quan trắc, theo dõi, giám sát chuyên dùng phòng, chống thiên tai; quyết định phê duyệt, công bố kết quả điều tra cơ bản về phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh; quyết định về lực lượng chuyên trách quản lý đê điều, lực lượng quản lý đê nhân dân; chế độ, chính sách đối với lực lượng quản lý đê nhân dân, lực lượng tuần tra, canh gác đê; cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều; sử dụng bãi sông, bãi nổi, cù lao liên quan đến thoát lũ và đê điều; chấp thuận việc xây dựng, cải tạo công trình giao thông có liên quan đến đê điều; quyết định phê duyệt các phương án hộ đê;
b) Tham mưu Sở Nông nghiệp và Môi trường, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; quản lý thực hiện quy hoạch theo pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn đối với khu đô thị, điểm dân cư nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và quy hoạch sản xuất thích ứng với đặc điểm thiên tai trên địa bàn, bảo đảm phát triển bền vững; tổ chức thường trực, chỉ huy công tác ứng phó thiên tai; kiểm tra, tổng hợp, thống kê, đánh giá, báo cáo, công bố số liệu thiệt hại do thiên tai gây ra; thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất khi xảy ra thiên tai để giảm nhẹ thiệt hại, nhanh chóng phục hồi sản xuất;
c) Tham mưu Sở Nông nghiệp và Môi trường trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án ứng phó thiên tai; quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn theo phân công; quyết định phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê theo thẩm quyền;
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều và phương án phòng, chống lũ của các tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều trong quy hoạch tỉnh, đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa, duy tu, bảo dưỡng đê điều, quản lý và bảo đảm an toàn đê điều theo quy định;
đ) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc đánh giá hiện trạng đê điều, xác định trọng điểm xung yếu đê điều; kiểm tra xây dựng, triển khai phương án hộ đê, công tác hộ đê, bảo đảm an toàn đê điều; tổng hợp, quản lý thông tin, dữ liệu về đê điều trong phạm vi của tỉnh;
e) Hướng dẫn, kiểm tra việc đầu tư xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, vận hành và bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai bao gồm công trình đê điều, hồ đập, chống úng, chống hạn, chống sạt lở; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền và công trình khắc phục vụ phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;
g) Tuyên truyền, phổ biến nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác; khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; khu di tích lịch sử; điểm dân cư nông thôn và công trình;
h) Tham mưu, thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình đê điều; xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện việc di dời công trình, nhà ở liên quan tới phạm vi bảo vệ công trình đê điều và bãi sông theo quy định.
5. Về quản lý đầu tư xây dựng chuyên ngành
Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường thực nhiệm vụ quản lý đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng công trình chuyên ngành, đồng thời là cơ quan chuyên môn về xây dựng công trình chuyên ngành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật; thẩm định về nội dung các báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế sau thiết kế cơ sở theo thẩm quyền; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư việc thực hiện đầu tư xây dựng các dự án và xây dựng mô hình phát triển về thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình, dự án được giao.
6. Tham mưu, tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai theo quy định; nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về chuyên ngành quản lý.
7. Tham mưu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định pháp luật (trừ nội dung tài chính, vốn).
8. Kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực được giao; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
9. Triển khai, thực hiện chuyển đổi số trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của đơn vị theo quy định.
10. Tham mưu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực về công tác phòng, chống thiên tai.
11. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân công của Sở Nông nghiệp và Môi trường.
12. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Sở Nông nghiệp và Môi trường, Cục Quản lý và Xây dựng công trình thuỷ lợi, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai.
13. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền, phân định thẩm quyền của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường giao.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Các Quyết định sau hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành:
a) Quyết định số 21/2025/QĐ-UBND ngày 28/02/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Chi cục Thủy lợi và Lâm nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Tiền Giang;
b) Quyết định số 24/2025/QĐ-UBND ngày 13/5/2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thủy lợi và Tài nguyên khoáng sản thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đồng Tháp.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các xã, phường trên địa bàn tỉnh và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |