Quyết định 112/2024/QĐ-UBND quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Số hiệu | 112/2024/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 31/12/2024 |
Ngày có hiệu lực | 15/01/2025 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Ninh Bình |
Người ký | Nguyễn Cao Sơn |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường,Thể thao - Y tế |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 112/2024/QĐ-UBND |
Ninh Bình, ngày 31 tháng 12 năm 2024 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 353/TTr-STNMT ngày 26/11/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2025.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Tài nguyên và Môi trường, Y tế; Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH NINH BÌNH
(Kèm theo Quyết định số 112/2024/QĐ-UBND ngày 31/12/2024 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Ninh Bình)
1. Quy định này quy định chi tiết việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế thông thường, chất thải rắn y tế nguy hại và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
2. Quy định này không quy định việc quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế (Việc quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế thực hiện theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế); không quy định về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại là chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt động y tế (Hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt động y tế được thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng) và không quy định về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động y tế (Hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động y tế thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 58 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và theo quy định về quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Quyết định số 61/2024/QĐ-UBND ngày 16/9/2024).
3. Những nội dung không quy định tại quy định này được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có các hoạt động liên quan đến phát sinh, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 112/2024/QĐ-UBND |
Ninh Bình, ngày 31 tháng 12 năm 2024 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 353/TTr-STNMT ngày 26/11/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2025.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Tài nguyên và Môi trường, Y tế; Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH NINH BÌNH
(Kèm theo Quyết định số 112/2024/QĐ-UBND ngày 31/12/2024 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Ninh Bình)
1. Quy định này quy định chi tiết việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế thông thường, chất thải rắn y tế nguy hại và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
2. Quy định này không quy định việc quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế (Việc quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế thực hiện theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế); không quy định về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại là chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt động y tế (Hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt động y tế được thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng) và không quy định về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động y tế (Hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động y tế thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 58 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và theo quy định về quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Quyết định số 61/2024/QĐ-UBND ngày 16/9/2024).
3. Những nội dung không quy định tại quy định này được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có các hoạt động liên quan đến phát sinh, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
2. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chất thải rắn y tế là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ sở y tế hoặc các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác không phải là cơ sở y tế nhưng phát sinh chất thải rắn y tế. Chất thải rắn y tế bao gồm chất thải rắn y tế nguy hại và chất thải rắn y tế thông thường.
2. Chất thải rắn y tế nguy hại là chất thải rắn y tế có chứa yếu tố độc hại, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại. Chất thải rắn y tế nguy hại gồm chất thải rắn y tế lây nhiễm và chất thải rắn y tế nguy hại không lây nhiễm.
3. Chất thải rắn y tế lây nhiễm là chất thải rắn y tế có thấm, dính, chứa máu của cơ thể hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh.
4. Chất thải rắn y tế nguy hại không lây nhiễm là chất thải rắn y tế nguy hại không thấm, dính, chứa máu của cơ thể hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh.
5. Chất thải rắn y tế thông thường là chất thải rắn y tế không chứa yếu tố lây nhiễm, không thuộc danh mục chất thải nguy hại và không thuộc danh mục chất thải rắn công nghiệp phải kiểm soát.
6. Thu gom chất thải rắn y tế là quá trình tập hợp chất thải rắn y tế từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải rắn y tế tạm thời hoặc về nơi xử lý chất thải rắn y tế trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải.
7. Vận chuyển chất thải rắn y tế là quá trình chuyên chở chất thải rắn y tế từ nơi lưu giữ chất thải rắn y tế trong cơ sở phát sinh đến nơi lưu giữ xử lý chất thải của cơ sở xử lý chất thải rắn y tế hoặc cơ sở xử lý chất thải rắn y tế nguy hại.
8. Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý chất thải rắn y tế
1. Chất thải rắn y tế thông thường phải được phân loại, thu gom riêng biệt với chất thải rắn y tế nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt và được quản lý như đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường.
2. Chất thải rắn y tế nguy hại phải được phân loại, thu gom riêng biệt với các loại chất thải y tế khác trước khi đưa vào khu vực lưu giữ tại cơ sở phát sinh theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế. Không được tái chế chất thải rắn y tế nguy hại để sản xuất các đồ dùng, bao bì sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm.
3. Chất thải rắn y tế lây nhiễm sau khi xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được quản lý như chất thải rắn thông thường và được phép thu gom để tái chế áp dụng theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế.
4. Các phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn y tế phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
5. Chất thải rắn y tế nguy hại được xử lý theo thứ tự ưu tiên theo quy định tại khoản 4 Điều 42 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
6. Các tổ chức, cá nhân có phát sinh chất thải rắn y tế và có hoạt động liên quan đến chất thải rắn y tế phải thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo về công tác quản lý chất thải rắn y tế theo quy định cho các cơ quan chức năng theo thẩm quyền quản lý.
Điều 5. Phân định, phân loại chất thải rắn y tế thông thường và chất thải rắn y tế nguy hại
1. Việc phân định chất thải rắn y tế nguy hại áp dụng theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 4 Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Việc phân định chất thải rắn y tế thông thường áp dụng theo quy định tại tại khoản 4 Điều 4 Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Việc phân loại chất thải rắn y tế nguy hại áp dụng theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 6 Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Việc phân loại chất thải rắn y tế thông thường áp dụng theo quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 6 Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
QUY ĐỊNH THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ THÔNG THƯỜNG
Điều 6. Thu gom, lưu giữ chất thải rắn y tế thông thường
1. Thu gom chất thải rắn y tế thông thường: chất thải rắn y tế thông thường sử dụng để tái chế và chất thải rắn y tế thông thường không sử dụng để tái chế được thu gom riêng.
2. Chất thải rắn y tế thông thường phải thực hiện kiểm soát theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
3. Danh mục chất thải rắn thông thường được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT.
Điều 7. Chuyển giao và xử lý chất thải rắn y tế thông thường
1. Chất thải rắn y tế thông thường có khả năng tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng được phép chuyển giao cho các cơ sở có chức năng thu mua, tái chế chất thải được cấp có thẩm quyền cho phép. Trường hợp chưa tìm được cơ sở thu mua, tái chế phù hợp thì chuyển giao xử lý như đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường không sử dụng tái chế.
2. Chất thải rắn y tế thông thường không thể tái chế phải được chuyển giao cho đơn vị có chức năng theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường để vận chuyển, xử lý theo đúng quy định.
3. Việc vận chuyển chất thải rắn y tế thông thường từ cơ sở phát sinh đến cơ sở xử lý phải đảm bảo vệ sinh môi trường và đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 5 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường, Điều 34 Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT đối với phương tiện vận chuyển và mẫu biên bản bàn giao.
4. Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn y tế thông thường phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
QUY ĐỊNH THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI
Điều 8. Phương thức thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại
1. Các trạm y tế có trách nhiệm thu gom, lưu giữ và chuyển giao chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại cơ sở cho các chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo quy định. Trường hợp chuyển giao về Trung tâm y tế chủ quản hoặc điểm tập kết do Trung tâm y tế chủ quản quy định để lưu giữ, xử lý thì phải đảm bảo theo phương án tiếp nhận chất thải rắn y tế nguy hại và có sổ giao nhận chất thải rắn y tế nguy hại thực hiện theo quy định tại Phụ lục 06 Thông tư số 20/2021/TT-BYT và được lưu giữ 01 bản tại Trạm Y tế.
2. Việc vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại được thực hiện bởi cơ sở được cấp Giấy phép môi trường hoặc Giấy phép môi trường thành phần còn hiệu lực có chức năng xử lý chất thải y tế nguy hại phù hợp với loại chất thải cần vận chuyển hoặc các cơ sở y tế có phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại được phép vận chuyển loại chất thải này khi có đủ phương tiện, thiết bị phù hợp đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật theo quy định tại khoản 3 Điều 42 Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT.
3. Các phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và các yêu cầu đặc thù về bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 35, khoản 3 Điều 42 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
4. Các cơ sở y tế có hoạt động khám, chữa bệnh ngoài cơ sở y tế, tại nhà phải có trách nhiệm bố trí thiết bị để thu gom chất thải rắn y tế nguy hại, vận chuyển về cơ sở để lưu giữ và chuyển giao xử lý theo đúng quy định.
5. Chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại các khu cách ly y tế tập trung theo quy định (trừ khu vực cách ly tập trung trong các cơ sở y tế), đơn vị quản lý khu cách ly y tế tập trung có trách nhiệm phân loại, thu gom, lưu giữ và chuyển giao xử lý các loại chất thải rắn y tế theo đúng quy định.
6. Trong trường hợp có phát sinh dịch bệnh quy mô lớn, vượt quá khả năng đáp ứng hoạt động khám, chữa bệnh thông thường của các cơ sở y tế, căn cứ vào tình hình thực tế và các văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh văn bản hướng dẫn phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại phù hợp với từng thời điểm bùng phát dịch bệnh.
Điều 9. Mô hình, địa điểm xử lý chất thải rắn y tế nguy hại
1. Các cơ sở y tế phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại thuê cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép môi trường hoặc Giấy phép môi trường thành phần còn hiệu lực có nội dung dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo quy định hoặc xử lý theo mô hình cụm cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hoặc tự xử lý trong khuôn viên cơ sở khi đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 70 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
2. Việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình.
1. Các tổ chức, cá nhân đáp ứng quy định tại khoản 4, Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường được phép vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại.
2. Tổ chức xử lý chất thải y tế nguy hại:
a) Các cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép môi trường hoặc Giấy phép môi trường thành phần còn hiệu lực có chức năng xử lý chất thải y tế nguy hại theo quy định.
b) Các tổ chức xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm trên địa bàn tỉnh theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Điều 11. Trách nhiệm của các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Quy định này.
b) Phối hợp với Sở Y tế tổ chức tuyên truyền, tập huấn và phổ biến pháp luật về quản lý chất thải rắn y tế cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường, việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn y tế theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ sung nội dung Quy định này khi có sự thay đổi các quy định của pháp luật hoặc thực tế công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh có những phát sinh cần phải điều chỉnh công tác quản lý.
đ) Chủ trì tổng hợp báo cáo kết quả công tác bảo vệ môi trường (bao gồm cả nội dung quản lý chất thải rắn y tế) theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
2. Sở Y tế
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị có liên quan chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh nghiêm túc triển khai thực hiện Quy định này.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, tập huấn và phổ biến pháp luật về quản lý chất thải rắn y tế cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
c) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra về nội dung bảo vệ môi trường và việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn y tế theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
d) Kịp thời thông tin cho Sở Tài nguyên và Môi trường về các thay đổi trong thực tế công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ sung nội dung Quy định này.
đ) Tổng hợp, báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế (bao gồm cả chất thải rắn y tế) trên địa bàn tỉnh thực hiện theo mẫu quy định tại Mục B Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT và gửi về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường Y tế) và Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 20 tháng 12 của kỳ báo cáo (kỳ báo cáo 01 năm một lần, tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của năm thực hiện báo cáo).
3. Sở Tài chính
Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí chi thường xuyên ngân sách tỉnh để thực hiện Quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Ninh Bình theo đúng quy định hiện hành.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị liên quan, trên cơ sở khả năng cân đối nguồn lực, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí vốn đầu tư công để thực hiện Quy định này đảm bảo theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, thông tin tuyên truyền trên địa bàn tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tập trung tuyên truyền nội dung của Quy định này và các quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn y tế trên các phương tiện thông tin đại chúng.
6. Công an tỉnh
Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ và công an các huyện, thành phố tăng cường nắm tình hình; kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm trong việc quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế đối với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định pháp luật; phối hợp với cơ quan chức năng trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm; kịp thời thông tin cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế để thực hiện tốt công tác trong quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh
a) Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị liên quan chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác quản lý và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn.
b) Tổ chức truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải rắn y tế cho các cơ sở phát sinh chất thải rắn y tế và các đối tượng liên quan trên địa bàn quản lý.
c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường, việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn y tế của các cơ sở y tế trên địa bàn quản lý; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền hoặc chuyển người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
d) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn kiểm tra theo thẩm quyền việc thực hiện Quy định này và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở phát sinh chất thải rắn y tế.
Điều 12. Trách nhiệm quản lý, xử lý chất thải rắn y tế của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh
1. Thực hiện quản lý chất thải rắn y tế theo đúng quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Phân công Lãnh đạo phụ trách về công tác quản lý chất thải y tế (gồm cả chất thải rắn y tế) và khoa, phòng hoặc cán bộ chuyên trách về công tác quản lý chất thải y tế của cơ sở. Chấp hành chế độ thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền về quản lý chất thải y tế.
3. Lập và ghi đầy đủ thông tin vào sổ giao, nhận chất thải y tế nguy hại theo quy định tại Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT (trừ trường hợp cơ sở y tế tự thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại tại đơn vị mình, không được chuyển giao cho đơn vị được chỉ định xử lý theo cụm hoặc cơ sở xử lý tập trung).
4. Bố trí đủ kinh phí, nhân lực hoặc ký hợp đồng với đơn vị bên ngoài có đủ năng lực để thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế (gồm cả chất thải rắn y tế); đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn y tế theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT.
5. Thực hiện yêu cầu về kế hoạch, biện pháp, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải theo quy định của pháp luật (trong đó bao gồm cả phương án xử lý trong trường hợp lượng chất thải rắn y tế gia tăng bất thường do dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng).
6. Tổ chức truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế cho tất cả cán bộ, viên chức, hợp đồng và các đối tượng liên quan.
7. Báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế theo quy định tại Mục A Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT gửi về Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) đối với các cơ sở trực thuộc Bộ Y tế trước ngày 16 tháng 12 của kỳ báo cáo (kỳ báo cáo 01 năm một lần, tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của năm thực hiện báo cáo).
1. Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn y tế thông thường thực hiện đầy đủ trách nhiệm quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Điều 67 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Điều 33, Điều 34 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
2. Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định tại Điều 85 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Điều 72 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và khoản 3 Điều 42 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Các đối tượng quy định tại Điều 2 của Quy định này phải chấp hành nghiêm các yêu cầu của Quy định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quy định này. Các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tiến hành kiểm tra, đôn đốc các cơ sở y tế thực hiện nghiêm Quy định này.
Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức và các cơ sở y tế kịp thời phản ánh đến Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế và các cơ quan liên quan để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.