Quyết định 05/2023/QĐ-UBND về Quy định tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Số hiệu | 05/2023/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 08/03/2023 |
Ngày có hiệu lực | 01/04/2023 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Dương |
Người ký | Mai Hùng Dũng |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2023/QĐ-UBND |
Bình Dương, ngày 08 tháng 3 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013 và khoản 2 Điều
18a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 203/TTr-SNN ngày 02 tháng 02 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tiêu chí bảo đảm yêu cầu về phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2023.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Giám đốc: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TIÊU CHÍ BẢO ĐẢM YÊU CẦU VỀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI ĐỐI VỚI
CÔNG TRÌNH, NHÀ Ở THUỘC SỞ HỮU CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH
DƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 05/2023/QĐ-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2023
của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
Quy định về các tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
1. Các hộ gia đình, cá nhân sử dụng công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
1. Công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình, cá nhân là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân như nhà ở, nhà kho,công trình phụ, vật kiến trúc khác được xây dựng trên thửa đất riêng biệt thuộc thẩm quyền sử dụng hợp pháp của hộ gia đình, cá nhân.
2. Bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở là các hoạt động liên quan đến công trình, nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân nhằm duy trì tính ổn định, bảo đảm an toàn công trình, nhà ở và tài sản, không làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai mới và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2023/QĐ-UBND |
Bình Dương, ngày 08 tháng 3 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013 và khoản 2 Điều
18a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 203/TTr-SNN ngày 02 tháng 02 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tiêu chí bảo đảm yêu cầu về phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2023.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Giám đốc: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TIÊU CHÍ BẢO ĐẢM YÊU CẦU VỀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI ĐỐI VỚI
CÔNG TRÌNH, NHÀ Ở THUỘC SỞ HỮU CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH
DƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 05/2023/QĐ-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2023
của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
Quy định về các tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
1. Các hộ gia đình, cá nhân sử dụng công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
1. Công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình, cá nhân là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân như nhà ở, nhà kho,công trình phụ, vật kiến trúc khác được xây dựng trên thửa đất riêng biệt thuộc thẩm quyền sử dụng hợp pháp của hộ gia đình, cá nhân.
2. Bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở là các hoạt động liên quan đến công trình, nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân nhằm duy trì tính ổn định, bảo đảm an toàn công trình, nhà ở và tài sản, không làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai mới và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra.
Điều 4. Nguyên tắc bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong sử dụng công trình, nhà ở
1. Tuân thủ các tiêu chí trong việc đầu tư xây dựng, bảo trì, duy tu, sửa chữa, nâng cấp, gia cố công trình, nhà ở.
2. Thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai phù hợp để giảm thiểu rủi ro thiên tai.
3. Bảo đảm an toàn về người, tài sản, an toàn công trình, nhà ở và khu vực lân cận công trình, nhà ở.
CÁC TIÊU CHÍ BẢO ĐẢM YÊU CẦU VỀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH, NHÀ Ở
1. Đối với loại hình thiên tai bão, áp thấp nhiệt đới, dông lốc
a) Công trình, nhà ở phải có các kết cấu chính cột, dầm bằng bê tông cốt thép, xây gạch/đá, sắt/thép/gỗ bền chắc; mái bằng bê tông cốt thép; tường bao che bằng bê tông cốt thép, xây gạch/đá, kim loại/gỗ.
b) Các thiết bị lắp đặt trên mái, trên tường công trình, nhà ở (bồn nước, pin năng lượng mặt trời, điều hòa nhiệt độ,…) được lắp đặt theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, bảo đảm chắc chắn, an toàn và ổn định.
Vị trí lắp đặt không quá gần mép lan can, mép mái, phía dưới không có nhiều người qua lại.
2. Đối với loại hình thiên tai ngập lụt do ảnh hưởng triều cường, mưa lớn, xả lũ các hồ chứa.
a) Công trình, nhà ở nằm trong phạm vi bảo vệ của đê bao.
b) Công trình, nhà ở nằm ngoài phạm vi bảo vệ của đê bao hoặc ven sông, rạch, kênh tiêu, trục thoát nước và khu vực nguy cơ ngập do mưa lớn phải tuân thủ theo quy định cao độ nền xây dựng công trình, nhà ở của cấp có thẩm quyền (nếu có), hoặc cao độ nền nhà, công trình cao hơn mức nước ngập lụt cao nhất trong vòng 10 năm trở lại ở khu vực xây dựng hoặc đã thực hiện các biện pháp bảo đảm ngăn nước, chống ngập trong trường hợp chưa có quy định cao độ nền.
3. Đối với loại hình thiên tai sạt lở bờ sông.
Các khu vực đã, đang và có nguy cơ sạt lở (khu vực ven sông, khu vực có địa hình, địa chất không an toàn đã được cơ quan có thẩm quyền xác định, khuyến cáo) chưa được xây dựng công trình phòng, chống sạt lở thì không được xây dựng công trình, nhà ở.
4. Đối với loại hình thiên tai sét
Công trình, nhà ở có lắp đặt thiết bị bảo vệ, tự ngắt chống sự cố chênh lệch điện áp gây chập, cháy các thiết bị điện. Đối với công trình, nhà ở có kết cấu cao hơn so với các công trình, nhà ở trong khu vực và công trình, nhà ở nằm riêng lẻ ở khu vực trống trải được lắp đặt hệ thống cột thu lôi chống sét đúng tiêu chuẩn.
Phải lập và thực hiện phương án bảo đảm an toàn phòng, chống thiên tai cho người, thiết bị, công trình và các công trình lân cận, đặc biệt công tác bảo đảm an toàn đối với cần trục tháp, máy vận thăng và các thiết bị làm việc trên cao.
Điều 7. Tiêu chí bảo đảm yêu cầu về phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở hiện có
1. Đối với công trình, nhà ở đã đáp ứng tiêu chí an toàn
Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, bộ phận công trình, nhà ở, hệ thống thoát nước, cây xanh quanh nhà; thực hiện duy tu, bảo dưỡng nhằm bảo đảm chất lượng công trình, nhà ở; cắt, tỉa cây xanh để bảo đảm an toàn khi xảy ra thiên tai; nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước xung quanh khu vực nhà ở, công trình bảo đảm thoát nước khi có mưa, lũ.
2. Đối với công trình, nhà ở không đáp ứng tiêu chí an toàn
a) Công trình, nhà ở có thể gia cố bảo đảm an toàn: Thực hiện các biện pháp phòng, chống và gia cố trước mùa mưa lũ hằng năm, khi có dự báo thiên tai. Trong trường hợp cần thiết phải có phương án sơ tán đến nơi trú ẩn an toàn khi xảy ra thiên tai.
b) Công trình, nhà ở không thể gia cố: Phải sơ tán đến nơi trú ẩn an toàn khi xảy ra thiên tai.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN
Điều 8. Trách nhiệm của các Sở, ngành liên quan
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Tổ chức triển khai, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thực hiện Quy định này. b) Phối hợp tuyên truyền, phổ biến quy định tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng,
chống thiên tai đối với công trình, nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn gia cố đối với công trình, nhà ở chưa bảo đảm an toàn.
2. Sở Xây dựng hướng dẫn địa phương thực hiện quy hoạch xây dựng công trình, nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân bảo đảm bảo yêu cầu phòng chống thiên tai; hướng dẫn biện pháp gia cố công trình, nhà ở bảo đảm an toàn phòng chống thiên tai.
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện Quy định này.
2. Quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng khu đô thị, khu dân cư nông thôn thích ứng với đặc điểm thiên tai trên địa bàn, bảo đảm phát triển bền vững.
3. Tổ chức kiểm tra, đánh giá nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn. Tổ chức chỉ đạo, điều hành công tác phòng, tránh, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai có hiệu quả. Chỉ đạo xây dựng, điều chỉnh phương án ứng phó thiên tai hằng năm phù hợp tình hình thiên tai của địa phương, có phương án di dời người và tài sản ra khỏi nhà, công trình không đảm bảo an toàn.
Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện Quy định này.
2. Tổ chức rà soát, thống kê công trình, nhà ở không an toàn trên địa bàn quản lý và cập nhật vào phương án ứng phó thiên tai hằng năm. Tổ chức chỉ đạo, điều hành công tác phòng, tránh, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai có hiệu quả; hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp chằng chống, gia cố; có phương án sơ tán, di dời trước khi thiên tai xảy ra đối với những trường hợp công trình, nhà ở không bảo đảm an toàn trên địa bàn.
Điều 11.Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân chủ sở hữu công trình, nhà ở
1. Tuân thủ các tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng, bảo trì, duy tu, sửa chữa, nâng cấp, gia cố công trình, nhà ở thuộc sở hữu.
2. Thường xuyên kiểm tra công trình, nhà ở trước, trong và sau thiên tai, bảo đảm các yêu cầu phòng, chống thiên tai trong phạm vi trách nhiệm của mình. Chủ động tu sửa, gia cố, chằng, chống bảo đảm an toàn cho công trình, nhà ở.
3. Khi phát hiện các hoạt động có thể ảnh hưởng đến việc bảo đảm yêu cầu về phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở, hộ gia đình, cá nhân phải kịp thời thông tin, báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền tại địa phương để kịp thời ngăn chặn, xử lý, khắc phục.
4. Chấp hành sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan, người có thẩm quyền về sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi trú tránh an toàn.
1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện Quy định tiêu chí này và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có phát sinh khó khăn,vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp./.