Nghị quyết 64/NQ-HĐND năm 2024 về Nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Số hiệu | 64/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 06/12/2024 |
Ngày có hiệu lực | 06/12/2024 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Nam |
Người ký | Nguyễn Đức Dũng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64/NQ-HĐND |
Quảng Nam, ngày 06 tháng 12 năm 2024 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ HAI MƯƠI TÁM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 10/BC-ĐGS ngày 01 tháng 11 năm 2024 của Đoàn giám sát chuyên đề Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát “Việc chấp hành quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính một số lĩnh vực trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2023” và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
1. Kết quả đạt được
Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành, địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; quán triệt, tuyên truyền, triển khai tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Năm (05) lĩnh vực được giám sát gồm: đất đai, xây dựng, môi trường, an ninh trật tự, an toàn xã hội và phòng, chống tệ nạn xã hội; tại 09 địa phương cấp huyện: Núi Thành, Tam Kỳ, Điện Bàn, Đại Lộc, Hội An, Duy Xuyên, Tiên Phước, Hiệp Đức, Bắc Trà My và 03 sở, ngành chuyên môn: Công an tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường. Trong giai đoạn 2021 - 2023, các cơ quan, địa phương nêu trên đã phát hiện, xử lý 19.658 trường hợp vi phạm với số tiền xử phạt 49.617 triệu đồng. Đa số các trường hợp vi phạm được phát hiện và xử lý kịp thời, đúng người, đúng hành vi, đảm bảo thời hạn, đáp ứng yêu cầu. Công tác tổ chức thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính đạt nhiều kết quả; tỷ lệ thi hành xong khối huyện đạt 72%, khối sở, ngành đạt 88%. Số quyết định bị khiếu nại, khởi kiện chiếm tỷ lệ thấp. Thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính ngày càng được quan tâm; công tác phối hợp trong xử lý vi phạm hành chính được duy trì thường xuyên. Các quy định pháp luật liên quan về kinh phí, mức chi các hoạt động quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính được các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện cơ bản đảm bảo. Kết quả xử phạt vi phạm hành chính đã tác động tích cực, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân; có tác dụng răn đe, ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh.
2. Những tồn tại, hạn chế
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của một số cấp ủy, chính quyền địa phương có lúc, có nơi còn hạn chế, chưa sâu sát. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của một số cơ quan, địa phương hiệu quả chưa cao.
- Quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đất đai, xây dựng, môi trường còn bất cập, có nơi thiếu quyết liệt dẫn đến phát sinh các vi phạm hành chính; công tác tuần tra, kiểm soát, phát hiện vi phạm hành chính chưa thường xuyên, kịp thời, nhất là các cơ quan thiếu lực lượng thực thi công vụ; việc phân giao nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra quản lý trật tự xây dựng đô thị sau khi giải thể Đội quy tắc đô thị một số nơi chưa phù hợp, chưa bao quát hết nhiệm vụ.
- Công tác tập huấn, hướng dẫn chuyên ngành, chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính chưa thường xuyên; một số địa phương còn lúng túng trong áp dụng các văn bản pháp luật chuyên ngành; một số quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn sai sót về hình thức, mức phạt và thẩm quyền quyết định xử phạt.
- Công tác phối hợp giữa Sở Tài chính với Công an tỉnh trong định giá, xác định giá trị tài sản thiệt hại làm căn cứ xử lý hình sự, xử lý hành chính ở một số trường hợp chưa tốt, chưa có sự thống nhất về quan điểm xử lý, thời điểm định giá, xác định giá trị tài sản.
- Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ở các lĩnh vực môi trường, đất đai, xây dựng điều chỉnh rất nhiều hành vi vi phạm, tuy nhiên chưa tương đồng với quy định về tổ chức, bố trí nhân lực làm nhiệm vụ kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm hành chính. Vẫn còn tình trạng vi phạm xảy ra công khai nhưng cấp cơ sở chưa kịp thời phát hiện, xử lý hoặc xử lý không cương quyết, chỉ lập biên bản và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
- Công tác tổ chức thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn bất cập, vẫn còn nhiều quyết định sau khi ban hành chưa được thực hiện; đôn đốc, theo dõi thi hành biện pháp khắc phục hậu quả, thi hành quyết định xử phạt chưa thường xuyên. Công tác hậu kiểm còn hạn chế, chưa đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa chung dẫn đến tỷ lệ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn thấp, nhất là trong lĩnh vực đất đai. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng không nhiều; nhiều cơ quan, đơn vị chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm gặp nhiều khó khăn. Một số trường hợp thủ trưởng, người có thẩm quyền chưa thực hiện đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm được giao trong xử lý vi phạm hành chính.
- Công tác theo dõi, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính chưa được quan tâm đúng mức, các vi phạm sau thanh tra, kiểm tra xử lý chưa nghiêm. Thực hiện phân cấp, ủy quyền công tác xử lý vi phạm hành chính còn bất cập, tình trạng quá tải còn xảy ra ở cấp tỉnh.
- Chi phí cho công tác xử lý vi phạm hành chính nói chung, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nói riêng còn hạn chế. Việc tạm ứng, hoàn trả chi phí cưỡng chế lĩnh vực đất đai, xây dựng gặp nhiều khó khăn, bất cập.
- Công tác theo dõi, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính như: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; kiểm tra, thanh tra; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu; báo cáo, thống kê kết quả công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính… có mặt còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Chưa kết kết nối, chia sẻ dữ liệu vi phạm hành chính dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong truy xuất dữ liệu, theo dõi tình hình vi phạm, tái phạm.
- Quy định chế độ hỗ trợ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, đánh giá văn bản, tài liệu trong hồ sơ xử phạt vi phạm theo Nghị quyết số 22/2017/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh còn bất cập, có nơi chưa quan tâm thực hiện.
3. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân chủ quan
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo chấp hành quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của một số cơ quan, địa phương chưa được quan tâm đúng mức; xử phạt vi phạm hành chính nhưng cho tồn tại các công trình, diện tích vi phạm còn xảy ra, nhất là trong lĩnh vực xây dựng, đất đai.
- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác xử lý vi phạm hành chính còn hạn chế, chất lượng không đồng đều, kiêm nhiệm nhiều công việc, thường xuyên thay đổi; một bộ phận cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, nhận thức chưa đầy đủ về tính chất, mức độ và tầm quan trọng công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, chưa chủ động nghiên cứu, nâng cao trình độ nhận thức và áp dụng pháp luật dẫn đến một số vụ việc tham mưu xử lý vi phạm hành chính chưa kịp thời, không đảm bảo quy định pháp luật, vi phạm đạo đức công vụ.
- Công tác phối hợp giữa các ngành, cơ quan chức năng còn hạn chế, thiếu đồng bộ trong tham mưu xử lý các hành vi vi phạm hành chính; chưa kịp thời cung cấp, trao đổi thông tin liên quan.
- Quá trình theo dõi, đôn đốc thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính chưa thường xuyên, một số trường hợp còn thiếu kiên quyết.
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64/NQ-HĐND |
Quảng Nam, ngày 06 tháng 12 năm 2024 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ HAI MƯƠI TÁM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 10/BC-ĐGS ngày 01 tháng 11 năm 2024 của Đoàn giám sát chuyên đề Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát “Việc chấp hành quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính một số lĩnh vực trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2023” và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
1. Kết quả đạt được
Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành, địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; quán triệt, tuyên truyền, triển khai tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Năm (05) lĩnh vực được giám sát gồm: đất đai, xây dựng, môi trường, an ninh trật tự, an toàn xã hội và phòng, chống tệ nạn xã hội; tại 09 địa phương cấp huyện: Núi Thành, Tam Kỳ, Điện Bàn, Đại Lộc, Hội An, Duy Xuyên, Tiên Phước, Hiệp Đức, Bắc Trà My và 03 sở, ngành chuyên môn: Công an tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường. Trong giai đoạn 2021 - 2023, các cơ quan, địa phương nêu trên đã phát hiện, xử lý 19.658 trường hợp vi phạm với số tiền xử phạt 49.617 triệu đồng. Đa số các trường hợp vi phạm được phát hiện và xử lý kịp thời, đúng người, đúng hành vi, đảm bảo thời hạn, đáp ứng yêu cầu. Công tác tổ chức thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính đạt nhiều kết quả; tỷ lệ thi hành xong khối huyện đạt 72%, khối sở, ngành đạt 88%. Số quyết định bị khiếu nại, khởi kiện chiếm tỷ lệ thấp. Thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính ngày càng được quan tâm; công tác phối hợp trong xử lý vi phạm hành chính được duy trì thường xuyên. Các quy định pháp luật liên quan về kinh phí, mức chi các hoạt động quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính được các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện cơ bản đảm bảo. Kết quả xử phạt vi phạm hành chính đã tác động tích cực, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân; có tác dụng răn đe, ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh.
2. Những tồn tại, hạn chế
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của một số cấp ủy, chính quyền địa phương có lúc, có nơi còn hạn chế, chưa sâu sát. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của một số cơ quan, địa phương hiệu quả chưa cao.
- Quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đất đai, xây dựng, môi trường còn bất cập, có nơi thiếu quyết liệt dẫn đến phát sinh các vi phạm hành chính; công tác tuần tra, kiểm soát, phát hiện vi phạm hành chính chưa thường xuyên, kịp thời, nhất là các cơ quan thiếu lực lượng thực thi công vụ; việc phân giao nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra quản lý trật tự xây dựng đô thị sau khi giải thể Đội quy tắc đô thị một số nơi chưa phù hợp, chưa bao quát hết nhiệm vụ.
- Công tác tập huấn, hướng dẫn chuyên ngành, chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính chưa thường xuyên; một số địa phương còn lúng túng trong áp dụng các văn bản pháp luật chuyên ngành; một số quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn sai sót về hình thức, mức phạt và thẩm quyền quyết định xử phạt.
- Công tác phối hợp giữa Sở Tài chính với Công an tỉnh trong định giá, xác định giá trị tài sản thiệt hại làm căn cứ xử lý hình sự, xử lý hành chính ở một số trường hợp chưa tốt, chưa có sự thống nhất về quan điểm xử lý, thời điểm định giá, xác định giá trị tài sản.
- Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ở các lĩnh vực môi trường, đất đai, xây dựng điều chỉnh rất nhiều hành vi vi phạm, tuy nhiên chưa tương đồng với quy định về tổ chức, bố trí nhân lực làm nhiệm vụ kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm hành chính. Vẫn còn tình trạng vi phạm xảy ra công khai nhưng cấp cơ sở chưa kịp thời phát hiện, xử lý hoặc xử lý không cương quyết, chỉ lập biên bản và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
- Công tác tổ chức thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn bất cập, vẫn còn nhiều quyết định sau khi ban hành chưa được thực hiện; đôn đốc, theo dõi thi hành biện pháp khắc phục hậu quả, thi hành quyết định xử phạt chưa thường xuyên. Công tác hậu kiểm còn hạn chế, chưa đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa chung dẫn đến tỷ lệ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn thấp, nhất là trong lĩnh vực đất đai. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng không nhiều; nhiều cơ quan, đơn vị chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm gặp nhiều khó khăn. Một số trường hợp thủ trưởng, người có thẩm quyền chưa thực hiện đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm được giao trong xử lý vi phạm hành chính.
- Công tác theo dõi, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính chưa được quan tâm đúng mức, các vi phạm sau thanh tra, kiểm tra xử lý chưa nghiêm. Thực hiện phân cấp, ủy quyền công tác xử lý vi phạm hành chính còn bất cập, tình trạng quá tải còn xảy ra ở cấp tỉnh.
- Chi phí cho công tác xử lý vi phạm hành chính nói chung, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nói riêng còn hạn chế. Việc tạm ứng, hoàn trả chi phí cưỡng chế lĩnh vực đất đai, xây dựng gặp nhiều khó khăn, bất cập.
- Công tác theo dõi, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính như: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; kiểm tra, thanh tra; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu; báo cáo, thống kê kết quả công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính… có mặt còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Chưa kết kết nối, chia sẻ dữ liệu vi phạm hành chính dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong truy xuất dữ liệu, theo dõi tình hình vi phạm, tái phạm.
- Quy định chế độ hỗ trợ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, đánh giá văn bản, tài liệu trong hồ sơ xử phạt vi phạm theo Nghị quyết số 22/2017/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh còn bất cập, có nơi chưa quan tâm thực hiện.
3. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân chủ quan
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo chấp hành quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của một số cơ quan, địa phương chưa được quan tâm đúng mức; xử phạt vi phạm hành chính nhưng cho tồn tại các công trình, diện tích vi phạm còn xảy ra, nhất là trong lĩnh vực xây dựng, đất đai.
- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác xử lý vi phạm hành chính còn hạn chế, chất lượng không đồng đều, kiêm nhiệm nhiều công việc, thường xuyên thay đổi; một bộ phận cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, nhận thức chưa đầy đủ về tính chất, mức độ và tầm quan trọng công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, chưa chủ động nghiên cứu, nâng cao trình độ nhận thức và áp dụng pháp luật dẫn đến một số vụ việc tham mưu xử lý vi phạm hành chính chưa kịp thời, không đảm bảo quy định pháp luật, vi phạm đạo đức công vụ.
- Công tác phối hợp giữa các ngành, cơ quan chức năng còn hạn chế, thiếu đồng bộ trong tham mưu xử lý các hành vi vi phạm hành chính; chưa kịp thời cung cấp, trao đổi thông tin liên quan.
- Quá trình theo dõi, đôn đốc thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính chưa thường xuyên, một số trường hợp còn thiếu kiên quyết.
- Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch còn bất cập; một số dự án quy hoạch nhưng chậm triển khai rà soát, loại bỏ ra khỏi quy hoạch nên phát sinh trường hợp một số người dân bức xúc về nhà ở phải cơi nới, xây dựng công trình trái phép.
b) Nguyên nhân khách quan
- Một số quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính và văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành nghị định về xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực chuyên ngành thiếu đồng bộ, chưa cụ thể, rõ ràng; một số quy định không phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương và thường xuyên thay đổi đã gây những khó khăn trong công tác quản lý, xử lý.
- Ý thức chấp hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính một số tổ chức, cá nhân chưa nghiêm. Một số trường hợp vi phạm không tự giác chấp hành, cố tình chây ỳ, chấp nhận xử phạt vì lợi ích kinh tế lâu dài. Một số trường hợp không thể xác nhận được thông tin của người vi phạm hoặc một số đối tượng thi hành không có khả năng nộp phạt, khó khăn trong xác định nơi cư trú, có tiền án tiền sự, nghiện ma tuý…
- Xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh đất đai, xây dựng, môi trường nói riêng là công tác đặc thù, phức tạp, nhiều thủ tục và cần sự phối hợp nhiều cơ quan chức năng cũng như địa phương. Việc xử lý đối với trường hợp chủ thể bị xử phạt vi phạm hành chính là cơ quan quản lý nhà nước rất khó thu hồi số tiền phạt vì cùng sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước. Một số trường hợp vi phạm có tính chất phức tạp, liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai qua các thời kỳ, vị trí vi phạm thuộc nhiều loại đất khác nhau nên phải tổ chức xác minh và xin ý kiến hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên…
- Mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường cao, một số biện pháp khắc phục hậu quả khó xác định trên thực tế như: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm… nên việc thi hành quyết định, nộp tiền phạt cũng gặp nhiều khó khăn, kéo dài thời gian thực hiện.
- Kinh phí, cơ sở vật chất và các trang thiết bị triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là các công cụ, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như: kho tàng, bến bãi (khi áp dụng biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm); thiết bị phân tích nhanh nước thải, khí thải (khi xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường).
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý vi phạm hành chính còn nhiều hạn chế; chưa tạo sự liên thông, kết nối các phần mềm, tích hợp dữ liệu trao đổi thông tin giữa các đơn vị, địa phương.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau đây:
1. Chỉ đạo các sở, ban, ngành và các địa phương tiếp tục quán triệt, hướng dẫn, triển khai thực hiện hiệu quả Luật Xử lý vi phạm hành chính, các văn bản pháp luật liên quan công tác xử lý vi phạm hành chính.
2. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính; thường xuyên tổ chức giao ban định kỳ để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, hạn chế. Tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ, lựa chọn nội dung phù hợp nhu cầu thực tiễn, đảm bảo thiết thực, chất lượng, tránh hình thức. Làm tốt công tác lập hồ sơ, ban hành các quyết định xử phạt vi phạm và quản lý hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính chặt chẽ, đúng quy định.
3. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Phát huy vai trò tổ chức chính trị - xã hội cấp cơ sở trong phát hiện kịp thời các vi phạm.
4. Chỉ đạo Sở Tài chính thực hiện đúng nghĩa vụ tham gia định giá tài sản theo đề nghị của cơ quan công an làm cơ sở xử lý các vụ việc theo đúng quy định pháp luật.
5. Chỉ đạo các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức rà soát, phân loại, có giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đang còn thời hạn thi hành, tập trung các quyết định có số tiền phạt cao và hậu quả khó khắc phục, hạn chế đến mức thấp nhất các quyết định hết thời hiệu thi hành. Báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả tổ chức thi hành 45 quyết định mới thi hành một phần, 410 quyết định chưa thi hành (chi tiết theo Phụ lục số 2 kèm theo Báo cáo số 10/BC-ĐGS ngày 01 tháng 11 năm 2024 của Đoàn giám sát chuyên đề Hội đồng nhân dân tỉnh) tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2025; đồng thời, xem xét trách nhiệm của người có thẩm quyền trong tổ chức thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở đối tượng vi phạm thực hiện các quyết định xử phạt, chú trọng thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Công khai danh sách cá nhân, đơn vị, địa phương chậm trễ thực hiện các quyết định cấp có thẩm quyền hoặc tái phạm nhiều lần trên Cổng thông tin điện tử của sở, ngành, địa phương và Cổng dịch vụ công của tỉnh.
6. Sắp xếp, bố trí công chức theo dõi, tham mưu xử lý vi phạm hành chính đảm bảo năng lực thực hiện nhiệm vụ. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; chú trọng giải pháp nâng cao đạo đức công vụ, kịp thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân để xảy ra hành vi cửa quyền, nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà, khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong xử lý vi phạm hành chính… Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính và quy định Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; định kỳ hằng năm kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện, xem xét trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân có vi phạm để chấn chỉnh và xử lý theo đúng quy định.
7. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về đất đai, xây dựng, môi trường, an ninh trật tự, an toàn xã hội và phòng, chống tệ nạn xã hội, nhất là các địa phương để xảy ra nhiều vi phạm. Chú trọng thanh tra công vụ trách nhiệm của người đứng đầu các cấp trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.
8. Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền trong quản lý nhà nước và xử lý vi phạm hành chính. Tăng cường công tác phối hợp, quy định rõ trách nhiệm trong quy trình giải quyết hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính liên quan nhiều ngành, nhiều cấp trên địa bàn tỉnh; giữa các cơ quan chuyên môn cấp huyện với các xã, phường, thị trấn để khắc phục hạn chế trong công tác xử lý vi phạm hành chính.
9. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ xây dựng nơi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu; trang bị các phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin phục vụ công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, nhất là trong phát hiện, xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường.
10. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sớm xây dựng cơ sở dữ liệu của tỉnh về xử lý vi phạm hành chính phục vụ cho công tác xử lý đảm bảo chính xác và triệt để. Tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai, xây dựng nhằm cập nhật, chuẩn hóa, số hóa các thông tin dữ liệu phục vụ công tác quản lý đất đai, xây dựng nói chung và xử phạt vi phạm hành chính về đất đai, xây dựng nói riêng. Thường xuyên cập nhật thông tin, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
11. Yêu cầu các cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo theo đúng quy định của cấp có thẩm quyền.
12. Chỉ đạo rà soát, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng các dự án kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh, yêu cầu các chủ đầu tư dự án sớm hoàn thiện các thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các nhà đầu tư thứ cấp theo quy định; kiên quyết thu hồi những dự án sử dụng đất chậm tiến độ, dự án vi phạm pháp luật; tăng cường công tác quản lý hiện trạng; chú trọng rà soát, loại bỏ quy hoạch treo nhằm khắc phục, hạn chế thấp nhất các hành vi vi phạm quy định về trật tự xây dựng, đô thị, đất đai trên địa bàn.
13. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 22/2017/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh, trong đó có nội dung liên quan đến chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, đánh giá các văn bản, tài liệu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính có tính chất phức tạp, phạm vi rộng, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung phù hợp trong năm 2025.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết; báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2025 về tiến độ, kết quả thực hiện các nội dung được giao; chỉ đạo các sở, ban, ngành và địa phương thực hiện các nhiệm vụ theo quy định và các kiến nghị của Đoàn giám sát.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh theo dõi, giám sát và phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nội dung liên quan theo thẩm quyền.
3. Các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa X, kỳ họp thứ hai mươi tám thông qua ngày 06 tháng 12 năm 2024./.
|
CHỦ TỊCH |