Nghị quyết 22/2025/NQ-HĐND quy định biện pháp giảm phát thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội (thực hiện Điểm d Khoản 2 Điều 28 Luật Thủ đô)
Số hiệu | 22/2025/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 10/07/2025 |
Ngày có hiệu lực | 20/07/2025 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hà Nội |
Người ký | Nguyễn Ngọc Tuấn |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2025/NQ-HĐND |
Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2025 |
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 16 tháng 6 năm 2025;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 19 tháng 02 năm 2025; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 25 tháng 6 năm 2025;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Thủ đô ngày 28 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 05/2025/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ;
Xét Tờ trình số 218/TTr-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2025 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc đề nghị ban hành Nghị quyết quy định biện pháp giảm phát thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội (thực hiện điểm d khoản 2 Điều 28 Luật Thủ đô); Báo cáo thẩm tra số 72/BC-BĐT ngày 03 tháng 7 năm 2025 của Ban Đô thị Hội đồng nhân dân Thành phố; Văn bản số 3934/UBND-NNMT ngày 05 tháng 7 năm 2025 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm tra đối với dự thảo Nghị quyết quy định biện pháp giảm phát thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội; Văn bản số 4016/UBND-TNMT ngày 09 tháng 7 năm 2025 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tiếp thu, giải trình ý kiến kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tại kỳ họp;
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết quy định biện pháp giảm phát thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nghị quyết này quy định biện pháp giảm phát thải nhựa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt sử dụng các sản phẩm, nguyên liệu, vật liệu nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong Nghị quyết này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nhựa (hay còn gọi là chất dẻo hoặc polymer) là các chất cao phân tử và chứa các đơn vị tái lặp trong suốt chiều dài mạch, được dùng làm vật liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hàng ngày cho đến những sản phẩm công nghiệp.
2. Phát thải nhựa là hoạt động thải nhựa ra môi trường gây hại, ô nhiễm môi trường.
3. Nhựa khó phân hủy sinh học: là loại nhựa có thành phần chính là Polyme có nguồn gốc từ dầu mỏ như nhựa Polyme Etylen (PE), Polypropylen (PP), Polyme Styren (PS), Polyme Vinyl Clorua (PVC), Polyethylene Terephthalate (PET) và thường khó phân hủy, lâu phân hủy trong môi trường thải bỏ (môi trường nước, môi trường đất hoặc tại bãi chôn lấp chất thải rắn).
4. Sản phẩm thân thiện với môi trường: gồm sản phẩm, hàng hóa, bao bì được sản xuất từ nhựa phân hủy sinh học hoặc nhựa tái chế, đã được chứng nhận về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định hoặc được cấp Nhãn sinh thái Việt Nam.
a) Nhựa phân hủy sinh học là loại vật liệu có khả năng phân hủy sinh học hiếu khí hoặc yếm khí (trong môi trường tự nhiên, compost hoặc trong bãi chôn lấp chất thải rắn) thành dioxide carbon (CO2), nước (H2O), các hợp chất vô cơ và sinh khối tối thiểu 90% trong vòng 02 năm.
b) Nhựa tái chế là nhựa được sản xuất từ vật liệu nhựa tổng hợp Polyethylene (nhựa PE) hoặc Polypropylene (nhựa PP), có tỷ lệ sử dụng nguyên liệu nhựa PE hoặc nhựa PP tái chế tối thiểu 20% và có khả năng thu hồi, tái chế.
5. Sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa là sản phẩm, hàng hóa chứa các hạt nhựa rắn, không tan trong nước có đường kính nhỏ hơn 05 mm với thành phần chính là polyme tổng hợp hoặc bán tổng hợp, vi nhựa được phối trộn có chủ đích trong các sản phẩm, hàng hóa bao gồm: kem đánh răng, bột giặt, xà phòng, mỹ phẩm, dầu gội đầu, sữa tắm, sữa rửa mặt và các sản phẩm tẩy da khác.
Điều 4. Nguyên tắc giảm thiểu phát thải nhựa
1. Giảm phát thải nhựa là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân.
2. Chất thải nhựa phải được phân loại, tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải nhựa hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp để xử lý.
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2025/NQ-HĐND |
Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2025 |
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 16 tháng 6 năm 2025;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 19 tháng 02 năm 2025; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 25 tháng 6 năm 2025;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Thủ đô ngày 28 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 05/2025/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ;
Xét Tờ trình số 218/TTr-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2025 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc đề nghị ban hành Nghị quyết quy định biện pháp giảm phát thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội (thực hiện điểm d khoản 2 Điều 28 Luật Thủ đô); Báo cáo thẩm tra số 72/BC-BĐT ngày 03 tháng 7 năm 2025 của Ban Đô thị Hội đồng nhân dân Thành phố; Văn bản số 3934/UBND-NNMT ngày 05 tháng 7 năm 2025 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm tra đối với dự thảo Nghị quyết quy định biện pháp giảm phát thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội; Văn bản số 4016/UBND-TNMT ngày 09 tháng 7 năm 2025 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tiếp thu, giải trình ý kiến kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tại kỳ họp;
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết quy định biện pháp giảm phát thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nghị quyết này quy định biện pháp giảm phát thải nhựa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt sử dụng các sản phẩm, nguyên liệu, vật liệu nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong Nghị quyết này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nhựa (hay còn gọi là chất dẻo hoặc polymer) là các chất cao phân tử và chứa các đơn vị tái lặp trong suốt chiều dài mạch, được dùng làm vật liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hàng ngày cho đến những sản phẩm công nghiệp.
2. Phát thải nhựa là hoạt động thải nhựa ra môi trường gây hại, ô nhiễm môi trường.
3. Nhựa khó phân hủy sinh học: là loại nhựa có thành phần chính là Polyme có nguồn gốc từ dầu mỏ như nhựa Polyme Etylen (PE), Polypropylen (PP), Polyme Styren (PS), Polyme Vinyl Clorua (PVC), Polyethylene Terephthalate (PET) và thường khó phân hủy, lâu phân hủy trong môi trường thải bỏ (môi trường nước, môi trường đất hoặc tại bãi chôn lấp chất thải rắn).
4. Sản phẩm thân thiện với môi trường: gồm sản phẩm, hàng hóa, bao bì được sản xuất từ nhựa phân hủy sinh học hoặc nhựa tái chế, đã được chứng nhận về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định hoặc được cấp Nhãn sinh thái Việt Nam.
a) Nhựa phân hủy sinh học là loại vật liệu có khả năng phân hủy sinh học hiếu khí hoặc yếm khí (trong môi trường tự nhiên, compost hoặc trong bãi chôn lấp chất thải rắn) thành dioxide carbon (CO2), nước (H2O), các hợp chất vô cơ và sinh khối tối thiểu 90% trong vòng 02 năm.
b) Nhựa tái chế là nhựa được sản xuất từ vật liệu nhựa tổng hợp Polyethylene (nhựa PE) hoặc Polypropylene (nhựa PP), có tỷ lệ sử dụng nguyên liệu nhựa PE hoặc nhựa PP tái chế tối thiểu 20% và có khả năng thu hồi, tái chế.
5. Sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa là sản phẩm, hàng hóa chứa các hạt nhựa rắn, không tan trong nước có đường kính nhỏ hơn 05 mm với thành phần chính là polyme tổng hợp hoặc bán tổng hợp, vi nhựa được phối trộn có chủ đích trong các sản phẩm, hàng hóa bao gồm: kem đánh răng, bột giặt, xà phòng, mỹ phẩm, dầu gội đầu, sữa tắm, sữa rửa mặt và các sản phẩm tẩy da khác.
Điều 4. Nguyên tắc giảm thiểu phát thải nhựa
1. Giảm phát thải nhựa là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân.
2. Chất thải nhựa phải được phân loại, tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải nhựa hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp để xử lý.
3. Hạn chế tối đa và hướng đến việc dừng sản xuất, nhập khẩu và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần (trừ sản phẩm được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam), bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa; có giải pháp thay thế bằng sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường. Thu hồi, tái sử dụng, tái chế đối với bao bì nhựa khó phân hủy sinh học, sản phẩm nhựa sử dụng một lần.
BIỆN PHÁP GIẢM PHÁT THẢI NHỰA TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ VÀ SINH HOẠT
Điều 5. Giảm phát thải nhựa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
1. Giảm phát thải nhựa trong hoạt động sản xuất
a) Doanh nghiệp sản xuất có sử dụng nhựa PE, PP trong các bao bì quy định tại điểm d, đ và điểm e khoản 2 Điều 77 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 05/2025/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ, phải sử dụng tối thiểu 20% nhựa tái chế trong các bao bì nêu trên kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2028; phải sử dụng tối thiểu 30% nhựa tái chế trong các bao bì nêu trên kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2030.
b) Giảm dần việc sản xuất và nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2031, dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần (trừ sản phẩm được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam), bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni-lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu và trường hợp sản xuất, nhập khẩu bao bì nhựa khó phân hủy sinh học để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường.
2. Giảm phát thải nhựa trong hoạt động kinh doanh, dịch vụ
a) Chợ, cửa hàng tiện lợi không cung cấp miễn phí túi ni-lông khó phân hủy sinh học kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026; đơn vị bán hàng trực tuyến có trách nhiệm giảm thiểu sử dụng bao bì nhựa, vật liệu chống sốc bằng nhựa hoặc thu hồi các bao bì nhựa, vật liệu chống sốc không để thất thoát ra môi trường.
b) Chợ, cửa hàng tiện lợi không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni-lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm), trừ sản phẩm, hàng hóa có bao bì nhựa khó phân hủy sinh học kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2028.
c) Khách sạn, khu du lịch không lưu hành và sử dụng các sản phẩm nhựa sử dụng một lần (gồm bàn chải đánh răng; dao cạo râu; tăm bông; mũ tắm; bao bì nhựa sử dụng một lần chứa, đựng: kem đánh răng, sữa tắm, sữa dưỡng thể, dầu gội, sữa dưỡng tóc) kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
Điều 6. Giảm phát thải nhựa trong hoạt động sinh hoạt
1. Các đơn vị, cơ quan, tổ chức, đoàn thể trực thuộc chính quyền Thành phố không sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần (trừ sản phẩm được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam), bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni - lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm).
2. Không sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni-lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) để chứa đựng, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, trừ sản phẩm, hàng hóa có bao bì nhựa khó phân hủy sinh học kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2028.
Điều 7. Thực hiện các biện pháp khác nhằm giảm phát thải nhựa
1. Khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố thực hiện các biện pháp giảm phát thải nhựa sớm hơn lộ trình ban hành tại Nghị quyết này, áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất cho hoạt động tái chế chất thải nhựa để được hưởng hỗ trợ, ưu đãi theo các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Thành phố và Trung ương ban hành.
2. Truyền thông, phổ biến kiến thức pháp luật về giảm thiểu phát thải nhựa.
a) Thường xuyên tổ chức hoạt động truyền thông sâu, rộng có hiệu quả đến mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân nhận thức đầy đủ các quy định về giảm phát thải nhựa trên địa bàn Thành phố; nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học, sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa sang sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.
b) Tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở, kiểm tra xử lý theo quy định pháp luật để nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực của các đơn vị sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nhựa.
c) Xây dựng và đưa vào chương trình giáo dục các cấp trong hệ thống giáo dục trên địa bàn Thành phố về giảm thiểu chất thải nhựa; đưa nội dung giảm thiểu chất thải nhựa thành một tiêu chí đánh giá trường học đạt tiêu chuẩn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn.
3. Vận động và khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nhà đầu tư đẩy mạnh áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, phát triển mô hình “Tái sử dụng (Reuse) - Tái nạp đầy (Refill); tăng cường tái sử dụng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng các vỏ chai, hộp, thùng.
4. Khuyến khích các cơ sở tham gia sản xuất nguyên liệu, sản phẩm, bao bì nhựa phân hủy sinh học. Cơ sở tham gia sản xuất nguyên liệu, sản phẩm, bao bì nhựa phân hủy sinh học được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi theo quy định và được tôn vinh, khen thưởng kịp thời.
5. Thường xuyên cập nhật, bổ sung tiêu chí về giảm phát thải nhựa trong việc đánh giá thi đua khen thưởng và tôn vinh các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
6. Tổ chức thi đua, khen thưởng, tôn vinh các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động giảm phát thải nhựa.
7. Tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải nhựa; các tổ chức, cá nhân tham gia được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Thành phố. Tổ chức thực hiện các quy định về trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR).
8. Vận động, thu hút các nguồn tài trợ, nguồn vốn từ các nước, tổ chức quốc tế trong việc đầu tư, phát triển, tiếp nhận công nghệ tái chế, xử lý chất thải nhựa và sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần và chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh; ưu đãi, hỗ trợ đối với công nghệ tái chế, xử lý chất thải nhựa và sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường theo quy định của Thành phố.
9. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nhựa.
1. Giao Ủy ban nhân dân Thành phố:
a) Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
b) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, công khai rộng rãi nội dung của Nghị quyết nhằm phổ biến đến từng người dân để thực hiện có hiệu quả.
c) Thường xuyên đánh giá, tổng kết về kết quả thực hiện Nghị quyết; kịp thời khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết này. Nếu có khó khăn vướng mắc, kịp thời báo cáo Hội đồng nhân dân Thành phố để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc ban hành sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp với điều kiện của Thành phố.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố, các Ban của Hội đồng nhân dân Thành phố, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố giám sát quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội phối hợp tuyên truyền, vận động và tham gia giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
1. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 7 năm 2025.
2. Các biện pháp giảm phát thải nhựa chưa được quy định tại Nghị quyết này thì thực hiện theo các quy định khác hiện hành do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu tại Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung, thay thế bằng các văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền cao hơn hoặc có mục tiêu, chỉ tiêu yêu cầu cao hơn thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế. Trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo Hội đồng nhân dân Thành phố để xem xét, ban hành sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Khóa XVI, Kỳ họp thứ 25 thông qua ngày 10 tháng 7 năm 2025./.
|
CHỦ TỊCH |